Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 33, Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi - Lâm Trang

1.MỤC TIÊU

1.1 Kiến thức :

- Biết được các loại thức ăn của vật nuôi

- Biết được một số pp SX loại thức ăn giàu prôtêin , giàu gluxít và thức ăn thô xanh cho vật nuôi

1.2 Kĩ năng :

- Nêu được cách làm đơn giản để sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương .

1.3 Thái độ:

- Có ý thức học tập BM và Yêu lao động ,

- Biết tận dụng các nguồn thức ăn để chế biến cho vật nuôi tại gia đình.

2.NỘI DUNG HỌC TẬP:

 - Một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn vật nuôi.

3. CHUẨN BỊ:

3.1. Giáo viên: phóng to H.68 sgk, bảng phụ

3.2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà, tìm hiểu cách sản xuất thức ăn cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 33, Bài 40: Sản xuất thức ăn vật nuôi - Lâm Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 33 Tuần ( CM):27. Ngày dạy:. Baøi 40: SAÛN XUAÁT THÖÙC AÊN VAÄT NUOÂI 1.MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức : - Biết được các loại thức ăn của vật nuôi - Biết được một số pp SX loại thức ăn giàu prôtêin , giàu gluxít và thức ăn thô xanh cho vật nuôi 1.2 Kĩ năng : - Nêu được cách làm đơn giản để sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương . 1.3 Thái độ: - Có ý thức học tập BM và Yêu lao động , - Biết tận dụng các nguồn thức ăn để chế biến cho vật nuôi tại gia đình. 2.NỘI DUNG HỌC TẬP: - Một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn vật nuôi. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên: phóng to H.68 sgk, bảng phụ 3.2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà, tìm hiểu cách sản xuất thức ăn cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương. 4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS 4.2. Kiểm tra miệng: 5’ Câu 1: a/ Tại sao phải chế bíên và dự trữ thức ăn vật nuôi? Tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa, loại bỏ chất độc vi trùng gây bệnh, giảm khối lượng tăng giá trị dinh dưỡng.để thức ăn không bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi b/ Kể tên 1 số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi? Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta? SGK/105. phương pháp làm khô, phương pháp ủ xanh Câu 2: Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn người ta chia thức ăn vật nuôi thành mấy loại? VD (9d)đ Đáp án: 3 loại - Thức ăn giàu protein. - Thức ăn giàu gluxit. - Thức ăn thô 4.3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GV:Giới thiệu HS: ghi tựa bài học HOẠT ĐỘNG 2:*Hoạt động 1 (8’):Tìm hiểu về phân loại thức ăn vật nuôi. (1) Mục tiêu: - Kiến thức:Nhận biết được cách phân loại thức ăn vật nuôi. - Kỹ năng: Phân tích, so sánh hàm lượng thức ăn vật nuôi. ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: Sơ đồ 3 (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: (?):Dựa vào thành phần chất dinh dưỡng có trong thức ăn vậy có mấy tiêu chí để phân loại thức ăn ? - HS:Có 3 tiêu chí: B2: (?):GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi trong phần I SGK. - HS hoạt động cá nhân hoàn thành nội dung bài tập - GV:Cho 1 HS lên điền bảng phụ, HS khác nhận xét. - GV: kết luận I. Phân loại thức ăn. - Dựa vào thành phần dinh dưỡng thì có 3 loại sau: + Thức ăn giàu Prôtêin: (có hàm lượng Prôtêin >14%) + Thức ăn giàu Gluxit: (gluxit >50%). + Thức ăn thô: (chất xơ > 30%) *Hoạt động 2 (10’): Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin. (1) Mục tiêu: - Kiến thức: Nhận biết được một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin - Kĩ năng:phân tích tranh hình, vận dụng kiến thức giải BT sgk/108 ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Thảo luận nhóm,Phân tích, nêu và giải đáp - Phương tiện dạy học: H68sgk (3) Các bước của họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC B1: - Y/c HS quan sát H.68/ T108 nêu tên của phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin ? - HS: H.68a: Sơ đồ của phương pháp sản xuất bột cá từ cá biển và các sản phẩm phụ của ngành chế biến cá. H.68b: Nuôi giun đất. H.68c: Trồng xen cây, tăng vụ, cây họ đậu. (?):ở địa phương em đã sử dụng phương pháp nào để sản xuất thức ăn giàu prôtêin cho vật nuôi ? - HS: Trồng xen cây, tăng vụ, cây họ đậu. B2: (?):Hãy đánh dấu (x) vào vở BT những câu sau (Sgk/ T108), câu nào thuộc phương pháp sản xuất thức ăn giàu Prôtêin. - GV: treo bảng phụ ghi câu hỏi BT y/c HS thảo luận nhóm nhỏ (3’) sau đó báo cáo - HS: Hoạt động nhóm nhỏ (3’) sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Câu 2: không phải vì hàm lượng prôtêin ở ngô khoảng 8,9%, khoai lang 3,2%, sắn khô 3,2%.. - GV: Nhận xét: II. Các phương pháp chế biến thức ăn giàu Prôtêin. - Chế biến sản phẩm động vật làm thức ăn vật nuôi. - Nuôi giun đất, cá, và khai thác thuỷ sản. - Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu. *Hoạt động 3 (15’): Giới thiệu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. (1) Mục tiêu: - Kiến thức:: Nhận biết được các phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. - Kĩ năng:Nêu được cách làm đơn giản để sản xuất thức ăn vật nuôi ở gia đình và địa phương . ( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học: - Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải. - Phương tiện dạy học: ko (3) Các bước của họat động: B1: (?): Em hãy kể tên những thức ăn giàu Gluxit ? - HS: Lúa, ngô, khoai, sắn (?): Làm thế nào để có nhiều ngô, khoai, sắn ? - HS: Tăng vụ trên một diện tích đất trồng. (?): Kể tên những thức ăn thô, xanh mà em biết ? - HS: Rau, cỏ, khoai lang (?): Làm thế nào để có nhiều thức ăn thô, xanh cho vật nuôi ăn ? - HS: Tận dụng đất để trồng trọt và tận dụng các sản phẩm trồng trọt để chăn nuôi. B2 : (?): Cho HS thảo luận nhóm (5’) điền vào bảng phụ phương pháp thích hợp với các công việc (sgk/T109) (theo kí hiệu a, b,) - HS: Hoạt động nhóm (5’), báo cáo: + Gluxit: a + Thô xanh: b, c + d: không phải là một phương pháp sản xuất. (?):ở địa phương em đã sử dụng những phương pháp nào để sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh. - HS: Trả lời theo sự hiểu biết riêng của địa phương. GV: kết luận nên phát triển chăn nuôi theo mô hình VAC (vườn, ao, chuồng) hoặc RVAC (ruộng, vườn, ao, chuồng) để SX ra nhiều loại thức ăn giàu P,giàu G và thức ăn thô xanh sẽ góp phần phát triển chăn nuôi vững chắc. III. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit và thức ăn thô xanh. - Thức ăn giàu Gluxit: Luân canh, tăng vụ, gối vụ trên diện tích đất trồng. (lúa, ngô, khoai) - Thức ăn thô xanh: Tận dụng những vùng đất trống để trồng rau xanh cho vật nuôi, tận dụng các sản phẩm phụ trong trồng trọt. 5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: 5.1 Tổng kết: - GV: Gọi 1 – 2 HS đọc phần “ghi nhớ”. Hệ thống nội dung bài học và nêu câu hỏi củng cố bài: 1. Phân biệt thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh ? 2. Kể tên một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu prôtêin, giàu gluxit và thức ăn thô xanh ? 5.2 Hướng dẫn học tập: – Đối với bài học ở tiết học này: + HS học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. – Đối với bài học ở tiết học tiết theo: +Đọc trước nội dung bài 42, 43 để giờ sau thực hành.. Chuẩn bị:mang theo nhóm: đem 1 nồi, 1 bếp ga, 100g hạt đậu nành, bột ngô (khoai, sắn, gạo) 200g, bánh men rượu, túi nilon sạch 6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN. Dạy phần kiến thức I Tên thức ăn Thành phần dinh dưỡng chủ yếu (%) Phân loại - Bột cá Hạ Long 46% prôtêin - Thức ăn giàu prôtêin - Đậu tương (đậu nành) (hạt) 36% prôtêin - Thức ăn giàu prôtêin - Khô dầu lạc (đậu phộng) 40% prôtêin - Thức ăn giàu prôtêin - Hạt ngô (bắp) vàng 8,9 % prôtêin và 69% gluxit - Thức ăn giàu gluxit - Rơm lúa > 30% xơ - Thức ăn thô xanh

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_33_bai_40_san_xuat_thuc_an_vat.doc
Giáo án liên quan