A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối. Phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi, nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi.
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.
- Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
2. Kĩ năng
- Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích, phương pháp. Lấy được ví dụ minh hoạ.
3. Thái độ
- Yêu thích nghề chăn nuôi
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên.
2. Học sinh.
- Bài cũ, đồ dùng học tập.
C. Tổ chức giờ học
* Khởi động (7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ
? Thế nào là chọn giống vật nuôi? ở địa phương em thường áp dụng biện pháp chọn giống vật nuôi nào?
? Muốn quản lí giống vật nuôi tốt cần phải làm gì?
2. Giới thiệu bài
Muốn có giống vật nuôi tốt ta chọn phối để phát huy tác dụng của chọn lọc. Tuỳ theo mục đích nhân giống mà chọn phối con đực và con cái cùng giống hay khác giống. Nhân giống thuần chủng để tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, để giữ giống . Trong bài học này chúng ta sẽ biết được khái niệm phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 35, Bài 34: Nhân giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/01/2013.
Ngày giảng: 05/02/2013. Tiết 35 - Bài 34
Nhân giống vật nuôi
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối. Phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi, nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi.
- Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.
- Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
2. Kĩ năng
- Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích, phương pháp. Lấy được ví dụ minh hoạ.
3. Thái độ
- Yêu thích nghề chăn nuôi
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên.
2. Học sinh.
- Bài cũ, đồ dùng học tập.
C. Tổ chức giờ học
* Khởi động (7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ
? Thế nào là chọn giống vật nuôi? ở địa phương em thường áp dụng biện pháp chọn giống vật nuôi nào?
? Muốn quản lí giống vật nuôi tốt cần phải làm gì?
2. Giới thiệu bài
Muốn có giống vật nuôi tốt ta chọn phối để phát huy tác dụng của chọn lọc. Tuỳ theo mục đích nhân giống mà chọn phối con đực và con cái cùng giống hay khác giống. Nhân giống thuần chủng để tạo ra nhiều cá thể của giống đã có, để giữ giống. Trong bài học này chúng ta sẽ biết được khái niệm phương pháp chọn phối, nhân giống thuần chủng.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về chọn phối, các phương pháp chọn phối. (20 phút)
- Mục tiêu:
+ Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm chọn phối. Phân biệt được chọn phối và chọn giống vật nuôi, nhân giống vật nuôi và chọn giống vật nuôi.
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK.
? Muốn cho đàn vật nuôi có những đặc điểm tốt của giống thì vật nuôi bố, mẹ phải thế nào?
HS: Vật nuôi bố, mẹ đều phải là giống tốt.
GV: Làm thế nào để phát hiện được con giống tốt?
HS: Phải chọn lọc.
GV: Sau khi chọn được con đực, con cái tốt, người chăn nuôi phải tiếp tục làm gì để tăng số lượng vật nuôi?
HS: Ghép đôi cho vật nuôi sinh sản.
? thế nào là chọn phối?
HS: cá nhân trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, kết luận.
? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối một số giống vật nuôi mà em biết.
HS: lấy ví dụ, em khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét và phân tích ví dụ.
GV: yêu cầu HS đọc mục 2 SGK.
? Khi đã có một giống vật nuôi tốt, làm thế nào để tăng số lượng cá thể của giống đó lên?
HS: đọc nội dung trong SGK.
HS trả lời: Cho con đực và con cái giống vật nuôi đó giao phối với nhau để sinh con.
? Vậy đó là phương pháp chọn phối gì? Phương pháp đó như thế nào? Em hãy tìm một số ví dụ minh hoạ?
HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung.
GV: nhận xét, phân tích ví dụ của HS. Kết luận.
? ở địa phương em có các giống vật nuôi tên là gì (gia súc hay gia cầm)?
HS: cá nhân trả lời, HS khác bổ sung.
GV thông báo: Để tạo giống mới người chăn nuôi thường lai với vật nuôi nhập ngoại có năng suất cao.
? Vậy đó là phương pháp chọn phối nào? Phương pháp đó như thế nào? Em hãy lấy ví dụ minh hoạ?
HS: lắng nghe, phát biểu. HS khác bổ sung.
GV: nhận xét và kết luận
HĐ2: Tìm hiểu nhân giống thuần chủng. ( 15 phút)
- Mục tiêu:
+ Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm nhân giống thuần chủng, phân biệt nhân giống thuần chủng và chọn phối cùng giống.
+ Nêu được các điều kiện để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
+ Phân biệt chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống về mục đích, phương pháp. Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Đồ dùng:
- Cách tiến hành.
GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần II. 1SGK.
? Nhân giống thuần chủng là gì?
HS: nghiên cứu thông tin, trả lời: Là hình thức chọn phối cùng giống.
GV: nhận xét.
? Mục đích của nhân giống thuần chủng là gì?
HS: Tăng số lượng cá thể và củng cố đặc điểm của giống tốt.
GV: kết luận
? Phương pháp nhân giống thuần chủng như thế nào?
HS: Chọn cá thể đực, cái tốt của giống cho giao phối để sinh con và chọn con tốt trong đàn để làm giống và tiếp tục như vậy.
GV: kết luận.
GV: kết luận nhân giống thuần chủng.
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm (3 phút) làm bài tập trong SGK vào phiếu học tập.
HS: hoạt động theo nhóm hoàn thành bài tập. Đại diện nhóm trình bày.
GV: nhận xét. Yêu cầu HS đọc mục 2 SGK.
HS: đọc nội dung.
GV: giải thích thêm nội dung SGK
I. Chọn phối
1. Thế nào là chọn phối?
- Người chăn nuôi chọn con đực tốt ghép đôi với con cái tốt cho vật nuôi sinh sản gọi là chọn phối.
2. Các phương pháp chọn phối.
- Chọn phối cùng giống là chọn và ghép đôi con đực với con cái cùng giống đó cho sinh sản nhằm mục đích tăng số lượng cá thể của giống đó lên.
- Chọn phối khác giống (cùng loại) nhằm mục đích tạo ra giống mới mang đặc điểm của cả hai giống khác nhau.
II. Nhân giống thuần chủng.
1. Nhân giống thuần chủng là gì?
+ Mục đích: Tăng số lượng cá thể và củng cố đặc điểm của giống tốt.
+ Phương pháp: Chọn cá thể đực, cái tốt của giống cho giao phối để sinh con và chọn con tốt trong đàn để làm giống
* Nhân giống thuần chủng là hình thức chọn phối cùng giống nhằm tăng số lượng và củng cố đặc điểm, chất lượng của giống.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả.
(SGK)
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút)
1. Củng cố:
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK
? Qua bài học em hãy cho biết chọn phối là gì?
? Mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng là gì?
Nhân giống vật nuôi
Chọn phối
Nhân giống thuần chủng
2. Hướng dẫn học bài.
- Về nhà học thuộc ghi nhớ SGK và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước bài 35 và chuẩn bị thước đo và kẻ bảng báo cáo thực hành trang 96
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_35_bai_34_nhan_giong_vat_nuoi.doc