I. Mục tiêu. HS
+Hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị .
GV: Chuẩn bị tranh vẽ hình 66 và 67 sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
3. Bài mới .
1 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 35: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi - Trường THCS Tùng Ảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/3/2008
Tiết 35: Bài 39 : Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
I. Mục tiêu. HS
+Hiểu được mục đích và biết được phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.
II. Chuẩn bị .
GV: Chuẩn bị tranh vẽ hình 66 và 67 sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. ổn định tổ chức lớp .
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào?
3. Bài mới .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV : giới thiệu bài như sgk .
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
GV : Tại sao phải chế biến thức ăn vật nuôi?
HS :
GV : Dự trữ thức ăn vật nuôi làm gì?
HS :
Hoạt động 3: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
GV: Yêu cầu học sinh quan hình 66sgk cho biết các phương pháp chế biến thức ăn?
HS :
GV: Ngoài các phương pháp trên ta còn có các phương pháp chế biến nào?
HS :
GV: Cho biết các phương pháp dự trữ thức ăn?
HS :
GV: Tại sao phải phơi rơm , cỏ khô rồi mới cất giữ?
HS :
Hoạt động 4: Tổng kết bài.
GV: Hệ thống bài học .
HS : Tìm hiểu phần ghi nhớ.
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
1. Chế biến thức ăn vật nuôi.
+ Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.
+ Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá, làm giảm bớt khối lượng, làm giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn vật nuôi.
Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng , luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn .
1. Các phương pháp chế biến thức ăn.
+ Cắt ngắn , nghiền nhỏ. Xử lí nhiệt đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu.
+Dùng phương pháp ủ lên men hoặc đường hoá.
+ kiềm hoá thức ăn có nhiều xơ như rơm rạ
+ Phối trộn nhiều thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn
+ Dự trữ thức ăn ở dạng khô.
+Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước.
4. Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi sgk trang 106.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_35_che_bien_va_du_tru_thuc_an_c.doc