I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn vật nuôi.
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích vấn đề qua kênh hình.
3. Thái độ: Có ý thức cao trong việc tí tạo thức ăn cho vật nuôi trong gia đình nhằm tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ bài tập 107, 108.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định ( 1) 7a . 7b 7c
2. Bài cũ:( 4)
- Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? ( 6đ) Em hãy kể tên một số phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em?(4đ)
3. Giới thiệu bài (1): Theo các em vì sao cần phải sản xuất thức ăn cho vật nuôi? Nếu cứ mang tiền đi mua thức ăn cho vật nuôi thì sẽ khỏe hơn cho bản thân người nuôi phải không? Vậy mục đìch của việc tự tạo ra một số thức ăn vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi? Làm sao có thể phân loại được thức ăn ấy thì bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm điều này.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 36: Sản xuất thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21 .03.2008 TUẦN 28
Ngày dạy :24.03.2008 Tiết 36: SẢN XUẤT THỨC ĂN vật nuôi
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được một số phương pháp sản xuất các loại thức ăn vật nuôi.
2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích vấn đề qua kênh hình.
3. Thái độ: Có ý thức cao trong việc tí tạo thức ăn cho vật nuôi trong gia đình nhằm tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ bài tập 107, 108.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định ( 1’) 7a ......... 7b 7c
2. Bài cũ:( 4’)
- Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi? ( 6đ) Em hãy kể tên một số phương pháp dự trữ thức ăn cho vật nuôi ở gia đình hoặc địa phương em?(4đ)
3. Giới thiệu bài (1’): Theo các em vì sao cần phải sản xuất thức ăn cho vật nuôi? Nếu cứ mang tiền đi mua thức ăn cho vật nuôi thì sẽ khỏe hơn cho bản thân người nuôi phải không? Vậy mục đìch của việc tự tạo ra một số thức ăn vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi? Làm sao có thể phân loại được thức ăn ấy thì bài học hôm nay giúp các em hiểu thêm điều này.
4. Các họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1 (14 phút): Tìm hiểu cách phân loại thức ăn vật nuôi.
- GV giảng về cách phân loại thức ăn vật nuôi trong sgk/ 107.
- HS:Lắng nghe GV giảng.
- GV hỏi: Dựa vào thành phần dinh dưỡng chủ yếu, em hãy phân loại và điền vào vở bài tập các loại thức ăn ở bảng phân loại sgk/ 107 thuộc loại nào?
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV rồi trả lời
Hoạt động 2: (12phút) Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
- GV treo bảng phụ hình 68/ 107 SGK và mô tả một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein
- HS: làm việc và thảo luận theo nhóm.
- GV: Cho đại diện một vài nhóm trả lời.
- HS: Trả lời theo yêu cầu của GV cả lớp lắng nghe rồi nhận xét bổ sung.
-GV nhận xét và bổ sung: Rễ cây họ đậu mang vi khuẩn cộng sinh cố định được Nitơ trong không khí tạo thành protein.
Hoạt động 3:( 7 phút): Tìm hiểu một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh
- GV: Hãy kể tên một số thức ăn giàu lượng gluxit.
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Hãy giới thiệu kinh nghiệm trồng ngô, khoai xen canh mà em hoặc gia đình từng áp dụng.
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Hãy kể tên thức ăn thô xanh mà em biết? Làm thế nào để có nhiều thức ăn thô xanh?
- HS: Trả lời cá nhân
- GV: Hãy điền vào bảng phụ nội dung bài tập mục III/ 109 sgk.
- HS: Lên bảng điền. HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt.
- GV: Giới thiệu mô hình VAC hoặc RVAC như :
+ Vườn: Trồng rau, củ để phục vụ gia đình và chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản.
+ Ao: Nuôi cálàm thức ăn cho vật nuôi, phục vụ nước tưới cho cây.
+ Chuồng: Phân trâu, bò, heo ... cung cấp cho cây và cá
- GV: Hãy liên hệ mô hình này ở gia đình, địa phương.
- HS: Trả lời cá nhân.
Họat động 4: ( 4phút)Tổng kết.
- Cho 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc.
- Em hãy phân biệt thức ăn giàu Protein, giàu gluxít và thức ăn thô xanh.
- HS làm việc cá nhân rồi trả lời theo yêu cầu của GV.
- GVCho HS trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài.
I. PHÂN LOẠI THỨC ĂN
Dựa vào thành phần dinh dưỡng có trong thức ăn là một trong những phương phàp dùng phân loại thức ăn:
1. Thức ăn có hàm lượng protein > 14 %: Giàu protein
2. Thức ăn có hàm lượng gluxit > 50 %: Giàu gluxit
3. Thức ăn có hàm lượng xơ > 30 %: thức ăn thô
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT THỨC ĂN GIÀU PROTEIN
1. Nuôi cá và chế biến sản phẩm nghề cá.
2. Nuôi giun đất
3. Trồng ngô xen đậu, tăng vụ cây họ đậu.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT THỨC ĂN GIÀU GLUXIT VÀ THỨC ĂN THÔ XANH
( Xem sgk/ 109)
5. Dặn dò:(1phút)- Học kĩ các nội dung: câu hỏi 1 và 2/ sgk 109
- Chuẩn bị: Thực hành Chế biến thức ăn giàu Gluxit bằng men. Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị vật liệu : 100g bột ngô hoặc bốt gạo. 2 bánh men rượu 1 miếng vải
1 ít thức ăn ủ xanh.
+ Nắm một số quy trình thực hành bài 42, 43. Mỗi em chuẩn bị 1 mẫu báo cáo.
-------------------- v -----------------------
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_36_san_xuat_thuc_an_vat_nuoi.doc