I. Mục tiêu :
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Hiểu được vai trò của thuỷ sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản.
II. chuẩn bị.
- Tranh vẽ của nuôi trồng thuỷ sản
- Sưu tầm thêm một số thông tin về sản lượng, các loại thuỷ sản được nuôi phổ biến.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:GV giới thiệu nội dung của chương
3. Bài mới
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 43+44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PhÇn IV:Thñy s¶n
Ch¬ng I : §¹i c¬ng vÒ kÜ thuËt nu«i thñy s¶n
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Ngày soạn: / / 2011
Ngày day:
Tuần 32
Tiết 43: VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THUỶ SẢN
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Hiểu được vai trò của thuỷ sản trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Biết được một số nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản.
II. chuẩn bị.
- Tranh vẽ của nuôi trồng thuỷ sản
- Sưu tầm thêm một số thông tin về sản lượng, các loại thuỷ sản được nuôi phổ biến.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ:GV giới thiệu nội dung của chương
3. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs
ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Gv: Nuôi thuỷ sản ở nước ta đang trên đà phát triển và đang đóng vai trò trong nền kinh tế quốc dân. Để hiểu rõ vai trò và nhiệm vụ của nuôi trồng thuỷ sản chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: giới thiệu vai trò của nuôi trồng thuỷ sản.
Gv: Nuôi thuỷ sản bao gồm nuôi: cá, tôm nước ngọt, nước mặn, nước lợ và một số loại đặc sản khác như ba ba, ếch...
Gv: Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ (bảng phụ) ở hình 75 sách giáo khoa.
? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và trong đời sống xã hội.
Hs: quan sát và trả lời câu hỏi.
Gv: Phân tích kỹ từng vai trò một thông qua việc cung cấp một số thông tin và gợi ý để học sinh bổ sung thêm một số thống tin.
Sau đó gv kết luận và nêu 4 vai trò
I. Vai trò của nuôi thuỷ sản.
+ Cung cấp thực phẩm cho con người.
+ Cung cấp nguyên liệu cho câong nghiệp, chế biến xuất khẩu.
+ Cung cấp nguyên liệu chế biến thức ăn cho vật nuôi.
+ Làm sạch môi trường
Hoạt động 3 : Tìm hiểu nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản ở nước ta.
? Nhiệm vụ chính của nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta là gì.
? Em hãy cho biết tiềm ănh về mặt nước ở nước ta
Gv: yêu cầu học sinh thảo luận nhóm
? Em hãy cho biết những giống thuỷ sản nào có chất lượng tốt, có năng suất cao.
? Ngành nuôi thuỷ sản cung cấp những loại thực phẩm nào.
? Nhu cầu về thực phẩm của nhân dân ta hiện nay như thế nào.
? Ngành nuôi thuỷ sản đã đáp ứng nhu cầu đó như thế nào.
Hs: Đứng tại chổ trả lời
Gv: nhận xét và bổ sung
? Ngành nuôi thuỷ sản đã ứng dụng những tiến bộ KHKT vào những khâu nào.
Gv: Yêu cầu học sinh trả lời sản xuất giống, sản xuất thức ăn, bảo vệ môi trường và phong trừ dịch bệnh
II. Nhiệm vụ chính của nuôi thuỷ sản ở nước ta.
1. Khai thác tối đa tiềm năng về mặt nước và giống nuôi.
- Diện tích mặt nước hiện có: 1700.000 ha, trong đó khả năg sử dụng được là: 1.031.000 ha.
- Trong những năm tới đưa diện tích sử dụng mặt nươc ngọt là 69% và nước lợ, mặn 70%
2. Cung cấp thực phẩm tươi sạch
3. ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thuỷ sản
4. củng cố :
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Đọc trước bài 50.
Ngày soạn: / / 2011
Ngày dạy:
Ngày soạn: / / 2011
Ngày day:
Tuần 32
Ngày soạn :
Ngày giảng :
Tiết 44: MÔI TRƯỜNG NUÔI THUỶ SẢN
I. Mục tiêu :
Sau khi học xong bài này học sinh phải :
- Hiểu được đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
- Biết được một số tính chất của nước nuôi thuỷ sản
- Biết cách cải tạo nước nuôi thuỷ sản và đất đáy ao.
II. chuẩn bị.
- Tranh vẽ (bảng phụ) hình 76, 77,, 78 (sgk)
- Sưu tầm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học và thu thập một số sinh vật sống trong nước.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Tổ chức ổn định lớp.
2. Bài cũ:
? Nuôi thuỷ sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
? Nhiệm vụ chính của nuôi trồng thuỷ sản là gì.
Hs: Lên bảng trả lời.
Gv: Nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
3. Bài mới
Hoạt động của Gv, Hs
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Các động vật thuỷ sản và hầu hết các loại thức ăn của nó đều sống trong nước. Nước là môi trường sống của thuỷ sản. Nước có nhiều đặc điểm và tính chất ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước. Để hiểu được vấn đề này ta đi vào bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
Gv: Nước nuôi thuỷ sản có nhiều đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật sống trong nước đặc biệt là tôm, cá.
? Vậy đó là những đặc điểm nào
Gv: hướng dẫn hs phân tích từng đặc điểm bằng cách nêu các câu hỏi:
? Tại sao lại dùng phân hữu cơ hay vô cơ để làm thức ăn cho cá.
? Căn cứ vào đâu để bón phân.
? Nước mát mùa hè, ấm mùa đông có tác dụng gì.
? Nước ao tù có loại khí gì nhiều
I. Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
1. Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hưu cơ.
2. Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước.
3. Thành phần oxi (O2) thấp và cacbonnic (CO2) cao
Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thuỷ sản
? Tính chất vật lí gồm những tính chất nào.
Gv: yêu cầu hs quan sát hình vẽ 75 sgk và trả lời các câu hỏi:
? Nguồn nhiệt được tạo ra trong ao chủ yếu do nguyên nhân nào.
Gv: giải thích độ trong là gì?
Gv: Thông qua độ trong để xác định chất lượng vùng nước, độ trong thấp hoặc cao không thích hợp tốt nhất từ 20 – 30 cm.
Để xác định độ trong người ta dùng dụng cụ gì ?
Gv: mô tả hình dạng, kích thước cảu đĩa Sếch xi và cách đo độ trong.
Gv: Nước nuôi thuỷ sản, thường có 3 màu sắc khác nhau.
? Nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu khác nhau là do những nguyên nhân nào.
? Nước nuôi thuỷ sản có màu như thế nào gọi là nước béo, nước gầy, nước bệnh:
Gv: Giải thích khái niệm sự chuyển động của nước.
? Nước chuyển động thì có tác dụng gì.
? Có mấy hình thức chuyển động của nước
? Các loại khí hoà tan trong nước và sự hoà tan phụ thuộc vào những yếu tố nào.
Gv: Trong nước có nhiều khí hoà tan, nhưng chỉ có O2 Và CO2 ảnh hưởng nhiều đến tôm và cá.
Gv: Trong nước có nhiều muối hoà tan như: Đạm, lân ...
? Nguyên nhấninh ra các muối hoà tan là gì .
? Em hãy nhắc lại k/n độ PH đã học
? Độ PH có ảnh hưỡng như thế nào đến tôm, cá.
? Độ PH thích hợp đối với tôm, cá là bao nhiêu.
Gv: Huớng dẫn học sinh quan sát hình 78 sgk để phân biệt được các loại sinh vật theo nhóm.
? Nêu tên các loại sinh vật theo 3 nhóm: SV phù du, thự vật bậc cao và động vật đáy
II. Tính chất của nước nuôi thuỷ sản.
1. Tính chất lí học
a. Nhiệt độ
+ Sự phân huỷ các chất hưu cơ.
+ Sự toả nhiệt của đất trong đáy ao.
+ Cường độ chiếu sáng của mặt trời (nguyên nhân chính).
b. Độ trong: Là biểu thị mức độ ánh sáng xuyên qua mặt nước.
+ Để xác định độ trong của nước nuôi thuỷ sản ta dùng đĩa Sếch xi
+ Cách đo độ trong.
c. Màu nước:
+ Nguyên nhân có màu nước:
- Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng.
- Có các chất mùn hoà tan.
- Trong nước có nhiều sinh vật phù du.
+ Có 3 màu nước khác nhau:
- Màu nõn chuối hoặc vàng lục: Nước béo.
- Nước có màu tro đục, xanh đồng: Nước gầy.
- Nước có màu đen, mùi thối: Nước bệnh.
d. Sự chuyển động của nước.
+ Tác dụng: Tăng lượng oxi, thức ăn phân bố đều trong ao, kích thích cho quá trình sinh sản của tôm, cá.
+ Các hình thái chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy.
2. Tính chất hoá học
a. Các chất khí hoà tan: Phụ thuộc vào các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, nồng độ muối.
- Có 2 loại khí O2 và CO2 có ảnh hưởng trực tiếp đến tôm cá nhiều hơn.
- Khí O2 cần lượng hoà tan trong nước tối thiểu từ 4 mg\l trở lên. Nếu thấp hơn thì ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của tôm, cá.
- Khí CO2 cần 4 ->5 mg/l. Nếu CO2 tròn 25 mg/l -> ngày độc cho tôm cá.
b. Các muối hoà tan.
Vd: đạm, lân, sắt.
Nguyên nhân sinh ra các muối:
- Do nước.
- Do sự phân huỷ các chất hữu cơ.
- Do bón phân hữu cơ, vô cơ là chính.
c. Độ PH: ảnh hưởng đến đơif sống của tôm cá. Và độ PH thích hợp từ 6 – 9
3. Tính chất sinh học:
a. Sinh vật phù du: Tảo khúc hình đĩa(a); Tảo dung (b); Tảo 3 góc (c) => Thực vật phù du; Động vật phù du: Cyclops(d); trùng 3 chi (e)
b. Thực vật bậc cao: Rong mái chèo(g); Rong tôm(h);
c. Động vật đáy: ấu trùng muỗi (i); ốc hên(k).
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp cải tạo nước và đáy ao.
Gv: Ao là nơi sinh sống của sinh vật nói chung và cá, tôm nói riêng. Muốn nuôi tôm, cá có năng suất cao thì phải cải tạo nước đáy ao.
Gv: Lờy ví dụ thực tiễn những đáy ao cần cải tạo.
? Em hãy nêu biện pháp cải tạo.
? ở địa phương em cải tạo đáy ao bằng những biện pháp như thế nào.
III. Biệp pháp cải tạo nước và đáy ao.
1. Cải tạo nước:
+ Những ao cần được cải tạo như ao miền núi, ao có nguồn từ khe, ao có nhiều sinh vật thuỷ sinh, ao có bọ gạo.
2. cải tạo đất đáy ao.
- Trồng cây quanh bờ ao.
- Bón nhiều phân hưu cơ và đất phù sa.
4. củng cố :
- Giáo viên: Hệ thống lại toàn bộ kiến thức của bài học.
- Gọi 2 – 3 học sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Trả lời các câu hỏi cuối bài học.
- Chuẩn bị dụng cụ để tiết sau thực hành.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_4344.doc