I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung kiến thức cơ bản của 3 đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
- Phân biệt được các tính chất vật lý, hoá học và sinh vật học của nước.
- Trình bày được biện pháp cải tạo nước và đáy ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thuỷ sản.
2. Kỹ năng:
- Biết đo độ trong của nước và biết ứng dụng các tính chất của nước nuôi thuỷ sản cũng như các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước nuôi thủy sản.
- Ham hiểu biết và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu SGK
- Thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Phóng to các hình 76, 77, 78 SGK, sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến bài học và thu thập một số sinh vật sống trong nước.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 45, Bài 50: Môi trường nuôi thủy sản (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45:
Bài 50: Môi trường nuôi thuỷ sản
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung kiến thức cơ bản của 3 đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
- Phân biệt được các tính chất vật lý, hoá học và sinh vật học của nước.
- Trình bày được biện pháp cải tạo nước và đáy ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thuỷ sản.
2. Kỹ năng:
- Biết đo độ trong của nước và biết ứng dụng các tính chất của nước nuôi thuỷ sản cũng như các biện pháp cải tạo nước và đất đáy ao vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường nước nuôi thủy sản.
- Ham hiểu biết và yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu SGK
- Thu thập tài liệu có liên quan đến nội dung bài giảng.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Phóng to các hình 76, 77, 78 SGK, sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến bài học và thu thập một số sinh vật sống trong nước.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra:
Vẽ sơ đồ thể hiện vai trò, nhiệm vụ của nghề nuôi thuỷ sản ?
3. Bài mới :
Giới thiệu bài học: Nước là môi trường sống của cá và các loài thuỷ sản, không có nước hoặc nước bị ô nhiễm, chắc chắn các loài thuỷ sản không thể sống được. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm và tính chất của nước trên cơ sở đó tìm ra biện pháp để bảo đảm chất lượng nước tốt nhất cho các loài thuỷ sản sinh trường phát triển tốt.
a. HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của nước nuôi thủy sản.
-GV nhấn mạnh vào 3 đặc điểm chính vì 3 đặc điểm này có tác dụng tích cực đến môi trường sống, thức ăn, các khí hoà tan.
+ Tại sao dùng phân hữu cơ hay vô cơ làm thức ăn cho cá.
(Vì nước có khả năng hoà tan các chất)
+ Tại sao mùa hè các em cùng gia đình thường xuyên đi nghỉ mát và tắm biển hoặc bơi ở ao hồ?
(Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí)
+ Đã em nào nhìn thấy trên TV hoặc phim ảnh cảnh những người vùng xứ lạnh đục băng để câu cá chưa?
Điều đó nói lên điều gì? (Mùa lạnh lớp dưới sâu của nước nhiệt độ ấm hơn không khí nên nước không đóng băng, cá và các ĐV khác vẫn sống được)
+ ôxi trong nước do đâu mà có (ôxi không hoà tan vào)
+ Ao tù có loại khí gì nhiều? (Nhiều CO2, ít O2)
b. HĐ2 : Tìm hiểu tính chất của nước nuôi thuỷ sản
Tính chất vật lý:
- HS đọc mục II (SGK – 133, 134)
+ Tính chất vật lý của nước nuôi thuỷ sản gồm những yếu tố nào?
4 yếu tố: Nhiệt độ, độ trong, sự chuyển động của nước, màu nước.
Nhiệt độ thích hợp để nuôi tôm, cá?
Tôm : 25- 350C
Cá : 20 – 300C
+ Độ trong của nước nói lên điều gì?
(Nước có nhiều chất vẩn, TV, ĐV phù du hay không)
Nước màu xanh nõn chuối tốt hay xấu? (Tốt, có nhiều lời toả là thức ăn tốt cho tôm cá)
+ Vì sao ao hồ có nước màu đen, mùi hôi thối không thể nuôi ĐV thuỷ sản được? (có nhiều khí độc và vi trùng gây bệnh)
+ Nước có những hình thức cđ nào?
(Sóng, đối lưu lên xuống, dòng chảy làm ôxi, TĂ phân bố đều trong vực nước)
Vẽ lại sơ đồ 53
Nhiệt độ
TC lý học của nước
Độ trong
Sự cđ của nước
Màu nước
c. HD3: Vận dụng, củng cố, luyện tập.
- HS đọc “Ghi nhớ”
- Nước nuôi thủy sản có những đặc điểm chính nào?
+ Tính chất của nước nuôi thuỷ sản?
- Theo em để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá ta cần phải làm gì?
I. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản
1. Có khả năng hoà tan các chất vô cơ và hữu cơ
- Khả năng hoà tan của nước ngọt lớn hơn khả năng hoà tan của nước mặn.
- Bón phân hữu cơ và vô cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển thức ăn tự nhiên cho tôm cá.
2. Khả năng điều hoà chế độ nhiệt của nước
- Chế độ nhiệt của nước thường ổn định và điều hoà hơn không khí trên cạn. Mùa hè - nước mát, mùa đông thì ấm hơn nhờ vậy mà thức ăn tự nhiên phát triển thuận lợi.
II. Tính chất của nước nuôi thủy sản:
1. Tính chất lý học:
a. Nhiệt độ: Có ảnh hưởng đến tiêu hoá, hô hấp và sinh sản của tôm, cá
VD: Tôm thích ứng: 25- 350C
Cá thích ứng : 20 – 300C
b) Độ trong: Là một trong những tiêu chí đánh giá độ tốt, xấu của một vực nước nuôi thuỷ sản.
- Cách đo độ trong: Dùng sợi dây thả đĩa sếch xi chì dần đến khi không phân biệt được 2 màu trên mặt đĩa, lúc này thông qua độ dài của sợi dây ta đọc được độ trong của vùng nước.
VD: Độ trong tốt nhất cho tôm, cá
là 20 – 30CB
c) Màu nước :
- Nguyên nhân nước nuôi thuỷ sản có nhiều màu
+ Nước có khả năng hấp thụ và phản xạ ánh sáng.
+ Có các chất mùn hoà tan
+ Trong nước có nhiều sinh vật phù du
+ Nước có 3 màu chính
+ Màu nõn chuối hoặc vàng lục : chứa nhiều thức ăn dễ tiêu – nước béo.
+ Màu tro đục, xanh đồng : nghèo thức ăn tự nhiên, không đủ cung cấp cho cá nuôi – nước gầy.
+ Màu đen, mùi thối : có nhiều khí độc như mê tan, hyđrô sunphua – tôm, cá dễ bị nhiễm độc và chết – nước bệnh.
d) Sự chuyển động của nước
- Sự chuyển động của nước ảnh hưởng đến chất lượng oxi, thức ăn
- Nó chuyển động đều, liên tục làm tăng lượng oxi, thức ăn được phân bố đều và kích thích quá trình sinh sản của tôm, cá.
- Có 3 hình thức chuyển động: sóng, đối lưu, dòng chảy.
- Màu nước càng thoáng sự chuyển động càng lớn nên có tác dụng tốt cho sinh vật thuỷ sinh.
IV. Vận dụng
Đáp án: 3 đặc điểm chính
- Khả năng hoà tan chất vô - hữu cơ
- Điều hoà nhiệt độ
- Thành phần O2 thấp và CO2 cao
Nước nuôi thuỷ sản có các tính chất: Lý học, Hoá học và sinh học
- Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá, cần cải tạo nước và đất đáy ao.
IV. HD học ở nhà:
-Đọc “Ghi nhớ”
-Làm BT sau 1a) của II và 3) của II
-Đọc trước bài thực hành 51 và chuẩn bị (SGK-138)
Tiết 46:
Bài 51: xác định nhiệt độ, độ trong và độ ph
của nước nuôi thủy sản
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi, biết xác định độ pH bằng giấy đo pH.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức học ở trường vào thực tiễn nghề nuôi trồng thuỷ sản của gia đình.
3. Thái độ:
-Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, biết gĩ tìn trật tự vệ sinh lúc TH, tập trung tư tưởng hoàn thành nhiệm vụ được giao
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu SGK
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-Nhiệt kế thuỷ ngân, đĩa sêchxi, bộ thang màu đo pH, thùng đựng nước, tranh vẽ có liên quan.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra:
- Những đặc điểm chính của nước nuôi thuỷ sản (3 đặc điểm) ? Cách đo độ trong của nước ?
- Trình bày 3 tính chất hoá học của nước? Biện pháp cải tạo nước ao?
3. Bài mới :
Giới thiệu bài học: Nêu mục đích của bài và nội quy giờ học
a. HĐ1: Tổ chức TH.
- Chia nhóm, cử cán bộ, phân chia công việc cho từng HS, phân chia KV TH
- Mượn dụng cụ cần thiết (đĩa sếch xi, nhiệt kế, giấy quỳ)
b. HĐ2: Quy trình TH
1. Đo nhiệt độ nước
- Thường để nhiệt kế trong nước và đọc kết quả. Nếu đưa lên khỏi mực nước thì phải đọc ngay.
2. Đo độ trong
Thả đĩa sếch xi từ từ xuống nước đến khi không còn nhìn thấy màu sơn trắng trên mặt đĩa, lúc này dừng lại. Đọc số chỉ chiều dài đoạn dây từ đĩa lên mặt nước. Nếu
+ 30cm – 40cm không thấy mặt đĩa – nước đục (nước béo)
+ 80 – 100cm thấy mặt đĩa – nước trong (nước gầy)
+ 20 – 30cm thấy mặt đĩa – độ trong vừa phải (tốt cho nuôi trồng thuỷ sản)
3. Đo độ pH = phương pháp đơn giản
Khi nhúng giấy xuống nước khoảng 1’ rồi đưa lên so với thang màu và đọc ngay kết quả. Nếu để lâu trong không khí nước sẽ bay hơi thì kết quả đo sẽ không chính xác.
Với vực nước nuôi thuỷ sản, độ pH thích hợp là 7 – 8.
d. HĐ4: Đánh giá kết quả
- GV nhận xét, đánh giá các mặt
+ BC kết quả TH đo các chỉ tiêu nhiệt độ, độ trong và độ pH của các nhóm.
+ Tinh thần thái độ, trật tự, vệ sinh, hoàn thành nhiệm vụ được giao ntn?
I. Mẫu nước và dụng cụ cần thiết:
- Nhiệt kế
- Đĩa sếch xi
- Thang màu pH chuẩn
- 2 thùng nhựa đựng mẫu nước nuôi cá, có chiều cao tối thiểu 60 – 70cm, đường kính 30cm.
- Giấy đo pH
II. Quy trình TH
1. Đo nhiệt độ nước
+ B1: Nhúng nhiệt kế vào nước khoảng 5 – 10’
+ B2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả.
2. Đo độ trong
B1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng và ghi độ sau của đĩa (CB)
B2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng, ghi lại độ sâu của đĩa.
Kết qủa độ trong sẽ là số TB của 2 bước đo.
3. Đo độ pH = phương pháp đơn giản
B1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút.
B2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó.
Kết quả bài TH ghi đầy đủ vào bảng
Các yếu tố
Kết quả
Nhận xét
t0
Mẫu nước số 1
Mẫu nước số 2
Tốt
Xấu
Độ trong
Độ pH
III. Tổng kết:
- HS thu dọn, trả dụng cụ vật tư TN, tập trung cả lớp để các nhóm bao cáo kết quả.
- KL: Bài này nhằm ôn lại lý thuyết các tính chất của nước nuôi thủy sản, có thể vận dụng để kiểm tra chất lượng nước ở hồ ao nuôi cá gia đình mỗi HS.
IV. Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc trước bài 52
- Ôn lại nội dung tính chất sinh học của nước ao ở bài 50.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_45_bai_50_moi_truong_nuoi_thuy.doc