I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được thức ăn của tôm,cá thuộc loại nào? Hiểu được mối quan hệ thức ăn.
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết, phân tích kênh hình.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận.Có ý thức bảo vệ nước nuôi thuỷ sản.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ sơ đồ 16 trang 142.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định (1phút) 7a . 7b 7c
2. Giới thiệu bài: (1phút) Tôm, cá dù sống trong ao hồ hoặc môi trường nào khác thì ngoài ăn những thuỷ sinh chúng cũng cần có thức ăn riêng để tăng trưởng nhanh. Vậy, thức ăn của động vật thuỷ sản gồm có những gì? Mối quan hệ về thức ăn như thế nào?
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 46: Thức ăn của động vật thuỷ sản ( tôm, cá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14 .04.08 TUẦN 32
Ngày dạy :24 .04.08 Tiết 46: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN ( TÔM, CÁ)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được thức ăn của tôm,cá thuộc loại nào? Hiểu được mối quan hệ thức ăn.
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết, phân tích kênh hình.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận.Có ý thức bảo vệ nước nuôi thuỷ sản.
II.CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ sơ đồ 16 trang 142.
2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định (1phút) 7a ......... 7b 7c
2. Giới thiệu bài: (1phút) Tôm, cá dù sống trong ao hồ hoặc môi trường nào khác thì ngoài ăn những thuỷ sinh chúng cũng cần có thức ăn riêng để tăng trưởng nhanh. Vậy, thức ăn của động vật thuỷ sản gồm có những gì? Mối quan hệ về thức ăn như thế nào?
3. Các họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (25phút) Tìm hiểu các loại thức ăn của tôm, cá.
- GV: Thức ăn của tôm, cá gồm mấy loại?
- HS: Thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
- GV: Thức ăn tự nhiên gồm loại nào?
- HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV.
-GV: Quan sát H. 82 và cho biết: Tên động vật, thực vật phù du? Tên thực vật dưới nước bậc cao? Tên động vật đáy?
- HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV.
- GV: nhấn mạnh thức ăn tự nhiên là loài vật sống, sinh sản và phát triển trong mực nước nuôi động vật thuỷ sản.
- GV: Quan sát H. 83 và cho biết: Thức ăn nhân tạo là gì? Gồm những loại nào?
- HS: Thức ăn nhân tạo là sản phẩm của các ngành chế biến lương thực thực phẩm làm thức ăn cho động vật thuỷ sản và nó không chỉ là thức ăn cho tôm, cá mà là cho sinh vật thuỷ sản khác.
Hoạt động 2: (13phút) Tìm hiểu Mối quan hệ về thức ăn
- GV: đọc mục 2 và quan sát sơ đồ H 10/ 142 sgk cho biết: Thức ăn của thực vật thuỷ sinh? Vi khuẩn là gì?
- HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV.
- GV: Thức ăn của động vật phù du gồm loại nào?
- HS: Chất vẩn, thực vật thuỷ sinh, vi khuẩn.
- GV: Thức ăn của động vật đáy gồm những loại nào?
- HS: Chất vẩn, động vật phù du.
- GV: Còn thức ăn trực tiếp, gián tiếp của cá, tôm?
- HS: Đều là sinh vật.
- GV: Muốn tăng trưởng thức ăn trong vực nước nuôi thuỷ sản thì cần phải làm gì?
- HS: Bón phân hữu cơ tạo điều kiện cho sinh vật phù du phát triển trên cơ sở đó các động vật, thực vật thuỷ sinh phát triển làm cho lượng mồi thức ăn phong phú thêmtừ đó tôm, cá sẽ chóng lớn
- GV: Vậy, thế nào là quan hệ về thức ăn?
- HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV.
- GV: Chốt nội dung chính và ghi bảng.
Hoạt động 3: (4 phút) Tổng kết.
-Cho 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ .
-Cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc.
-GV hỏi:Thế nào là thức ăn tự nhiên, thức ăn nhân tạo? Nêu mối quan hệ về thức ăn.
-HS họat động cá nhân rồi trả lời theo sự chỉ định của GV.
I. CÁC LOẠI THỨC ĂN CỦA TÔM, CÁ
1. Thức ăn tự nhiên gồm:
- Vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy, mùn bã, hữu cơ.
2. Thức ăn nhân tạo:
- Do con người cung cấp trực tiếp cho động vật thuỷ sản.
- Gồm: thức ăn tinh, thô, hỗn hợp.
II. QUAN HỆ VỀ THỨC ĂN
- Thức ăn gồm: Chất dinh dưỡng, chất vẩn, vi khuẩn, thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy.
- Là thể hiện sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thuỷ sản.
4. Dặn dò: (1phút)- Nắm nội dung cơ bản : Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. Mối quan hệ về thức ăn của tôm cá .
- Chuẩn bị bài mới: Đọc kĩ các bước thực hành . Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con trai, con hến, 10g bột ngũ cốc
-------------------- v -----------------------
CÔNG NGHỆ 7 Số 10
Lớp 7a (ngày 06 tháng 3 năm 2008)
Đề 1
Câu 1:Thế nào là nhân giống thuần chủng . Nêu mục đích của việc nhân giống thuần chủng.Lấy 1 ví dụ về phương pháp nhân giống thuần chủng.
Câu 2:Nêu yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Câu 3: Giống vật nuôi có vai trò gì trong chăn nuôi.
Lớp 7b (ngày ........... tháng 3 năm 2008), 7c (ngày .......... tháng 3 năm 2008)
Đề 2
Câu 1: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta.
Câu 2: Nêu các đặc điểm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
Câu 3: Chọn phối là gì ?Nêu các phương pháp chọn phối ? lấy 1 ví dụ về chọn phối cùng giống và 1 ví dụ về chọn phối khác giống?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Đề 1:
Câu 1( 5đ): Nhân giống thuần chủng là phương pháp nhân giống chọn ghép đôi giao phối con đực với con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống với bố mẹ.(2đ)
-Mục đích: tạo ra nhiều cá thể giống đã có với yêu cầu giữ được(1đ) và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống.(1đ)
-Nêu đúng ví dụ:(1đ)
Câu 2 ( 2đ): Yếu tố ảnh hưởng đế sự sinh trưởng và phát dục là:do đặc điểm về di truyền (1đ)điều kiện ngoại cảnh (1đ)
Câu 3( 2đ):là yếu tố quyết định đến năng suất ( 1đ) và chất lượng chăn nuôi (1đ)
Đề 2:
Câu 1 (3đ)- Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
Câu 2: Nêu đúng 3 đặc điểm :+Không đồng đều (1đ)
+Theo giai đoạn (1đ)
+Theo chu kì (1đ)
Câu 3: Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn phối.(1đ)
Các phương pháp chọn phối:-Muốn nhân lên một giống tốt đã có thì chọn ghép con đực và con cái trong cùng một giống.( 1đ)
-Muốn lai tạo thì chọn con đực với con cái khác giống.( 1đ)
Nêu đúng mỗi ví dụ (0,5đ)x 2= 1đ
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_46_thuc_an_cua_dong_vat_thuy_sa.doc