I. Mục tiêu: HS.
+ Biết cách và xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
II. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị mỗi nhóm học sinh.
+ Nhiệt kế.
+ Đĩa sếch xi.
+ Thang màu pH chuẩn.
+ 2 thùng nhựa đựng mẫu nước nuôi cá có chiều cao tối thiểu là 60 – 70 cm,đường kính thùng 30cm.
+ Giấy đo pH.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 46: Thực hành xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thủy sản - Trường THCS Tùng Ảnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46: Bài 51: Thực hành: Xác định nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
I. Mục tiêu: HS.
+ Biết cách và xác định được nhiệt độ, độ trong và độ pH của nước nuôi thuỷ sản.
II. Chuẩn bị:
GV: Chuẩn bị mỗi nhóm học sinh.
+ Nhiệt kế.
+ Đĩa sếch xi.
+ Thang màu pH chuẩn.
+ 2 thùng nhựa đựng mẫu nước nuôi cá có chiều cao tối thiểu là 60 – 70 cm,đường kính thùng 30cm.
+ Giấy đo pH.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Phân chia nhóm và giao dụng cụ làm thực hành.
GV: Giao dụng cụ làm thực hành cho nhóm trưởng.
GV: Giới thiệu bài thực hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình thực hành.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm cho biết quy trình thực hành.
HS : (Đại diện các nhóm trả lời)
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
GV: Nhận xét.
Hoạt động 3: Tổ chức học sinh thực hành.
GV: Làm mẫu yêu cầu học sinh quan sát.
HS: Hoạt động theo nhóm làm thực hành
GV: Theo dõi và uốn nắn.
Hoạt động 4: Tổng kết bài thực hành.
GV: yêu cầu học sinh nhận xét quá trình thực hànhvà kết quả thực hành.
GV: Nhận xét quá trình làm thực hành.
I. Quy trình thực hành.
1. Đo nhiệt độ nước.
Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để 5 đến 10 phút.
Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả.
2. Đo độ trong.
Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng và ghi độ sâu của đĩa.
Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đén khi thấy vạch đen, trắng.
Ghi lại độ sâu của đĩa. Kết quả độ sâu sẽ là trung bình của hai bước đo.
3. Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản.
Bước1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút.
Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương ứng với pH của màu đó.
II. Thực hành.
Từng nhóm thực hiện theo đúng quy trình trên. Sau đó ghi lại kết quả vào vở bài tập theo mẫu bảng (SGK)
Bài tập về nhà:
+ Học sinh đọc trước bài 52sgk.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_46_thuc_hanh_xac_dinh_nhiet_do.doc