1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Phân biệt được một số loại thức ăn chủ yếu cho cá
Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
- HS Hiểu được mối quan hệ về thức ăn của cá.
1.2. Kỹ năng:
- Thành thạo trong việc phân biệt thức ăn cho chăn nuôi gia đình.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Có ý thức làm việc chính xác, khoa học
- Tính cách: Hiểu được mối quan hệ về thức ăn của cá.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phân biệt được một số loại thức ăn chủ yếu cho cá
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Chuẩn bị rong, rêu, kính hiển vi.
3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, Mẫu: rong. rêu / nhóm HS
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 47, Bài 53: Thực hành quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thuỷ sản - Lâm Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 47
Tuần ( CM):33.
Ngày dạy:.
Bài 53: TH QUAN SÁT ĐỂ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI THỨC ĂN
CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN
1.MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- HS biết: Phân biệt được một số loại thức ăn chủ yếu cho cá
Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
- HS Hiểu được mối quan hệ về thức ăn của cá.
1.2. Kỹ năng:
- Thành thạo trong việc phân biệt thức ăn cho chăn nuôi gia đình.
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Có ý thức làm việc chính xác, khoa học
- Tính cách: Hiểu được mối quan hệ về thức ăn của cá.
2.NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Phân biệt được một số loại thức ăn chủ yếu cho cá
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Chuẩn bị rong, rêu, kính hiển vi.
3.2. Học sinh: Đọc trước thông tin bài, Mẫu: rong. rêu / nhóm HS
4. TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1’) GV kiểm tra sĩ số HS
4.2. Kiểm tra miệng: 5’
HS1: Thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào?
1. Thức ăn tự nhiên.
- Đây là loại thức ăn có sẵn trong vùng nước dễ kiếm, rẻ tiền và có thành phần dinh dưỡng cao.
+ Thực vật phù du.
+ Thực vật bậc cao.
+ Động vật phù du.
+ Động vật đáy.
2. Thức ăn nhân tạo.
- Do con người cung cấp có tác dụng làm cho cá tăng trưởng nhanh, đạt năng xuất cao, chóng thu hoạch.
- Bao gồm các loại thức ăn tinh và thô.
- Thức ăn tinh ( Gạo, đỗ tương, ngô, lạc).
- Hỗn hợp có nhiều thành phần đảm bảo dinh dưỡng, có chất phụ gia kết dính.
HS2: Mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá như thế nào?
- Các sinh vật sống trong nước, vi khuẩn thực vật thuỷ sinh, động vật phù du, động vật đáy rồi đến tôm, cá, chúng có quan hệ mật thiết với nhau đó là mối quan hệ về thức ăn.
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG 1:Vào bài ( 1’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV:Giới thiệu
HS: ghi tựa bài học
HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu bài TH và Tổ chức thực hành ( 7’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:Nêu mục đích của bài và nội quy giờ học
- Kỹ năng: lắng nghe tích cực.
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Kiểm tra dụng cụ .
- Phương tiện dạy học: như 3.1
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Kiểm tra dụng cụ cần cho thực hành, phân tổ, nhóm, sắp xếp vị trí thực hành.
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- Kính hiển vi
- Mẫu thức ăn
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cách thực hiện quy trình thực hành. (30’)
(1) Mục tiêu:
- Kiến thức:
- Kĩ năng:
( 2) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Vấn đáp, giảng giải.
- Phương tiện dạy học: H17
(3) Các bước của họat động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
GV: Hướng dẫn và thao tác mẫu cho học sinh quan sát theo các bước.
Bước1: Quan sát tiêu bản thức ăn dưới kính hiển vi ( 15 x 8 ) từ 3 đến 5 lần.
Bước2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá.
Bước3: Quan sát hình vẽ và các mẫu thức ăn để tìm thấy sự khác biệt của hai nhóm thức ăn.
HS: Thực hành, giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác đúng quy trình, giải đáp các loại thức ăn không có trong SGK.
.
II. Quy trình thực hành.
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.
+ Điều chỉnh kính
+ Lắc nhẹ lọ mẫu nước, nhỏ từ 2-3 giọt
- Quan sát ghi chép kết quả.
Các loại thức ăn
Đại diện
Nhận xét hình dạng, màu sắc, mùi
1. Thức ăn tự nhiên
2. Thức ăn nhân tạo:
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết:
GV: Nhận xét về sự chuẩn bị dụng cụ vật liệu, vệ sinh an toàn lao động
GV: Đánh giá kết quả theo nhóm- cho điểm, đánh giá giờ học
5.2 Hướng dẫn học tập:
– Đối với bài học ở tiết học này:
+ HS xem lại các bước TH.
– Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
+ Về nhà ôn lại toàn bộ kiến thức từ HKII( tiết 20) , tiết sau ôn tập.
+ Trọng tâm kiến thức vế chăn nuôi.
6. PHỤ LỤC : SGV, chuẩn KT-KN.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_47_bai_53_thuc_hanh_quan_sat_de.doc