Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 48: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá.

 - Biết cách quản lí ao nuôi.

 - Biết được phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá.

2. Kĩ năng: Phân tích và khái quát vấn đề.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cho động vật thuỷ sản.

II.CHUẨN BỊ :

 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp:1bảng phụ kẻ bảng 9 / 146 sgk, H. 85/ 148 sgk.

 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước.

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS

 1.Ổn định (1 phút) 7a . . 7b 7c

 2. Giới thiệu bài : (1phút) Chăm sóc, quản lí và phòng, trị bệnh cho tôm, cá là những biện pháp kĩ thuật vô cùng quan trọng trong nuôi thuỷ sản vì nó quyết định đến năng suất sản lượng của tôm,cá.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 48: Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản (tôm, cá), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24.04.2008 TUẦN 33 Ngày dạy :12.05.2008 CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI THUỶ SẢN. Tiết 48: CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN ( TÔM, CÁ) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được kĩ thuật chăm sóc tôm, cá. - Biết cách quản lí ao nuôi. - Biết được phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. 2. Kĩ năng: Phân tích và khái quát vấn đề. 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn và bảo vệ cho động vật thuỷ sản. II.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Chuẩn bị cho cả lớp:1bảng phụ kẻ bảng 9 / 146 sgk, H. 85/ 148 sgk. 2. Học sinh: Chuẩn bị nội dung đã dặn ở tiết trước. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định (1 phút) 7a . .. 7b 7c 2. Giới thiệu bài : (1phút) Chăm sóc, quản lí và phòng, trị bệnh cho tôm, cá là những biện pháp kĩ thuật vô cùng quan trọng trong nuôi thuỷ sản vì nó quyết định đến năng suất sản lượng của tôm,cá. 3. Các họat động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1 : (18phút) Tìm hiểu Chăm sóc tôm, cá. - GV: Theo em nên cho tôm, cá ăn vào thời điểm nào trong ngày là phù hợp? - HS: Tôm, cá ăn khi trời còn mát. Tốt nhất vào buổi sáng khoảng 7 đến 8 giờ. - GV: Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa nào? - HS: Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và các tháng 8 đến 11. - GV: Vì sao không phân bổ lượng thức ăn và phân bón nhiều vào mùa hè? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV: Cá, tôm ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm mục đích gì? - HS: Tôm, cá lớn nhanh. - GV: Vì sao phải cho tôm, cá ăn theo nguyên tắc cho ăn ít, nhiều lần? - HS: Tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường. - GV: Tại sao phân chuồng lại ủ hoai? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV: Mỗi loại thức ăn đều có cách ăn khác nhau. Vậy, em hãy nêu cách cho ăn của mỗi loại thức ăn? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoạt động 2 : (10 phút) Tìm hiểu cách quản lí - GV: Nếu kiểm tra ao nuôi, em sẽ tiến hành công việc và thời điểm ntn? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. - GV: Treo bảng 9/ 146 sgk và giới thiệu cho HS về công việc và thời điểm kiểm tra ao nuôi. - HS: Lắng nghe GV giới thiệu. - GV: Kiểm tra sự tăng trưởng cá, tôm nhằm mục đích gì? - HS: Nhằm đánh giá tốc độ lớn của chúng và chất lượng của vực nước nuôi. - GV: Nhìn vào H. 84/ 146 SGK và cho biết để kiểm tra sự tăng trưởng cá cần phải tiến hành theo phương pháp nào? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV. Hoạt động 3: (10phút) Tìm hiểu Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. - GV: Nhấn mạnh việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. - GV: Phòng bệnh cho tôm, cá nhằm mục đích gì? - HS: Đảm bảo sức khoẻ, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh. - GV: Em có những biện pháp nào để thực hiện công việc phòng bệnh tôm, cá? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV - GV: nhấn mạnh các biện pháp trong mục 1.b sgk/ 147. - HS: lắng nghe GV giảng. - GV: Trị bệnh cho tôm, cá nhằm mục đích gì? - GV: Muốn thực hiện công việc trị bệnh tôm, cá em có những biện pháp nào? - HS: Trả lời cá nhân theo yêu cầu của GV - GV: nhấn mạnh các biện pháp trong mục 2.b sgk/ 147. - HS: lắng nghe GV giảng. - GV: Từ H. 85, em hãy ghi vào vở bài tập một số loại thuốc, hoá chất thường dùng để phòng trị cho tôm, cá vào ba nhóm? - HS: Làm việc cá nhân và trình bày kết quả. Hoạt động 4: (4 phút) Tổng kết. -Cho 1 HS đọc nội dung phần ghi nhớ . -Cả lớp chú ý lắng nghe bạn đọc. -GV hỏi:+Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm cá . +Những công việc quản lí ao là gì? Hãy nêu một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm cá. -HS họat động cá nhân rồi trả lời theo sự chỉ định của GV. I. CHĂM SÓC TÔM, CÁ 1. Thời gian cho ăn: khi trời còn mát. Tốt nhất vào buổi sáng khoảng 7 đến 8 giờ. - Lượng thức ăn và phân bón nên tập trung vào mùa xuân và các tháng 8 đến 2. Cho ăn: - ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để lớn nhanh. - cho ăn ít, nhiều lần sẽ tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường. II. QUẢN LÍ 1. Kiểm tra ao nuôi tôm, cá 2. Kiểm tra sự tăng trưởng tôm, cá. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO TÔM, CÁ 1. Phòng bệnh a. Mục đích: Đảm bảo sức khoẻ, sinh trưởng và phát triển bình thường, không bị nhiễm bệnh. b. Biện pháp: - Ao nuôi đúng kĩ thuật. - Dùng thuốc hoá chất phòng trị. - Vệ sinh môi trường. - Cho ăn no, đủ chất. 2. Chữa bệnh: a. Mục đích: Tiêu diệt những tác nhân gây bệnh kịp thời, đảm bảo sức khoe trở lại, sinh trưởng và phát triển bình thường. b. Một số thuốc thường dùng: Thảo mộc hoặc tân dược. 4. Dặn dò: (1 phút) - Nắm nội dung cơ bản: biện pháp chăm sóc tôm cá .Những công việc quản lí ao, một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm cá. - Chuẩn bị bài mới: Thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm thuỷ sản. Lưu ý: + Thu hoạch thuỷ sản như thế nào? + Cách bảo quản thuỷ sản? + Chế biến thuỷ sản có mục đích gì? Các biện pháp chế biến hiện nay ra sao? --------------------™ v ˜----------------------- ĐỀ KỈÊM TRA 15 PHÚT Đề 1: Lớp 7a:14.4.2008; 7c: 16.4.2008 Câu 1:Nêu tác dụng của vac xin đối với cơ thể vật nuôi. Câu 2:Để chuồng nuôi hợp vệ sinh cần có đủ các tiêu chuẩn nào ?. Câu 3: Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi. Đề 2: 7b: 17.04. 2008 Câu 1:Nêu tác dụng của vac xin đối với cơ thể vật nuôi. Câu 2: Nguyên nhân gây ra bệnh cho vật nuôi? Các bệnh do yếu tố sinh học gây ra được chia làm mấy loại ? đó là loại bệnh gì? Câu 3:Nêu cách phòng bệnh cho vật nuôi. Đáp án và biểu điểm Đề 1: Câu 1: (4đ)Nêu đúng tác dụng của vác xin. Câu 2: (2,5đ) Nêu đúng mỗi tiêu chuẩn 0,5đ Câu 3: ( 3,5đ) trong đó: - Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.(0,75đ) - Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin. (0,75đ) - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. (0,75đ) - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. (0,75đ) - Không bán mổ vật nuôi ốm. (0,5đ) Đề 2: Câu 1: (4đ)Nêu đúng tác dụng của vác xin. Câu 2:( 2,5đ) Nêu đúng hai nguyên nhân gầy bệnh cho vật nuôi 1,5đ Có hai loại bệnh: Bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.(1đ) Câu 3: (3,5đ)- Chăm sóc chu đáo từng loại vật nuôi.(0,75đ) - Tiêm phòng đầy đủ các loại vác xin. (0,75đ) - Cho vật nuôi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng. (0,75đ) - Vệ sinh môi trường sạch sẽ. (0,75đ) - Không bán mổ vật nuôi ốm. (0,5đ)

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_48_cham_soc_quan_li_va_phong_tr.doc