Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 49: Thức ăn của động vật thuỷ sản - Nguyễn Duy Lâm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Biết được các loại thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào.

Hiểu được mối quan hệ về thức ăn

2. Kĩ năng:

Rèn cho HS kĩ năng nhận định các loại thức ăn của tôm cá.Phân biệt được sự khác nhau của thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh lòng yêu lao động, ý thức làm việc cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: SGK + giáo án

2. Học sinh: Học thuộc bài, nghiên cứu trước bài học ở nhà.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 49: Thức ăn của động vật thuỷ sản - Nguyễn Duy Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 49 THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THUỶ SẢN Ngày dạy : I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết được các loại thức ăn của tôm, cá gồm những loại nào. Hiểu được mối quan hệ về thức ăn 2. Kĩ năng: Rèn cho HS kĩ năng nhận định các loại thức ăn của tôm cá.Phân biệt được sự khác nhau của thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu lao động, ý thức làm việc cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGK + giáo án 2. Học sinh: Học thuộc bài, nghiên cứu trước bài học ở nhà. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, hợp tác nhóm. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu bài Các sinh vật nói chung và tôm, cá nói riêng đều cần thức ăn để duy trì sự sống và giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển bình thường.Thức ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng thì tôm, cá sẽ ít bệnh, sinh trưởng nhanh, chóng thu hoạch . Đó là nội dung của bài học hôm nay: “Thức ăn của động vật thuỷ sản”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu những loại thức ăn của tôm, cá. (PP vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm nhỏ) GV:Yêu cầu HS tham khảo thông tin ở SGK, quan sát hình 82. Hợp tác nhóm trả lời câu hỏi/141 HS: Xem thông tin, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi (6 phút) Báo cáo kết quả GV: Thức ăn tự nhiên gồm những loại nào?. HS: Trả lời câu hỏi và ghi bài GV: Yêu cầu HS tham khảo thông tin ở SGK, quan sát hình 83. Hợp tác nhóm trả lời câu hỏi/142 HS: Xem thông tin, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi (5 phút) Báo cáo kết quả GV: Thức ăn nhân tạo gồm những loại nào?. HS: Trả lời câu hỏi và ghi bài * Hoạt động3: Giới thiệu các mối quan hệ về thức ăn ( PP vấn đáp, trực quan, hợp tác nhóm nhỏ) GV: Cho HS quan sát sơ đồ 16 ở SGK Trả lời câu hỏi/143 HS:Quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi trong 4 phút GV: Giải thích quan hệ thức ăn trong sơ đồ 16 cho HS nắm HS: ghi bài học I. Những loại thức ăn của tôm, cá 1. Thức ăn tự nhiên - Là loại thức ăn có sẵn trong vùng nước dễ kiếm, rẻ tiền và có thành phần dinh dưỡng cao.Gồm: + Thực vật phù du:Tảo khuê, tảo ẩn xanh + Thực vật bậc cao: Rong đen lá vòng, rong lông gà + Động vật phù du:Trùng túi trong, bộ vòi voi, trùng hình tia + Động vật đáy: Oác củ cải, giun mồm dài 2. Thức ăn nhân tạo - Là những thức ăn do con người cung cấp có tác dụng làm cho tôm, cá tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao, chóng thu hoạch. Gồm: + Thức ăn tinh: bột ngũ cốc, đỗ tương, khô lạc + Thức ăn thô:phân hữu cơ, vô cơ + Thức ăn hỗn hợp: phối hợp nhiều loại dinh dưỡng trong thức ăn II. Quan hệ về thức ăn Chất dinh dưỡng hoà tan Thực vật phù du Thực vật đáy Vi khuẩn Động vật phù du Động vật đáy Chất vẩn Tôm, cá 4. Củng cố và luyện tập GV: Gọi 2 HS đọc thông tin ở phần ghi nhớ, và hệ thống lại kiến thức bài học Cho HS trả lời các câu hỏi ở SGK. HS:Trả lời câu hỏi. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Học thuộc bài học - HS chuẩn bị trước: “Chăm sóc, quản lí và phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản” Chú ý: Các câu hỏi ở sách giáo khoa, các dạng bài tập V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_49_thuc_an_cua_dong_vat_thuy_sa.doc