I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống các kiến thức về chăn nuôi và thủy sản
2. Kỹ năng
- Tái hiện kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi ôn tập
- Tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong giờ ôn tập
II- Chuẩn bị
1.Giáo viên:
2. Học sinh: Đọc trước kiến thức đã học ở nhà
III- Phương pháp:
Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
IV. Tổ chức giờ học
Hoạt động 1 Khởi động (3)
Mục tiêu:
Đồ dùng dạy học:
Các bước tiến hành:
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 51: Ôn tập học kì 2 (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/4/2012
Ngày giảng: 7A 24/4/2012
7B 24/4/2012
Tiết 51 : ôn tập học kì ii
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống các kiến thức về chăn nuôi và thủy sản
2. Kỹ năng
- Tái hiện kiến thức vận dụng trả lời câu hỏi ôn tập
- Tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực trong giờ ôn tập
II- Chuẩn bị
1.Giáo viên:
2. Học sinh: Đọc trước kiến thức đã học ở nhà
III- Phương pháp:
Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
IV. Tổ chức giờ học
Hoạt động 1
Khởi động
(3’)
Mục tiêu:
Đồ dùng dạy học:
Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GTB: Để kì thi tới đạt kết quả tốt, hôm nay chúng ta hệ thống lại các kiến thức đã học.
HS: Nghe
Hoạt động 2: Tóm tắt nội dung chính của phần chăn nuôi thủy sản (20’)
Mục tiêu: Nêu được vai trò, nhiệm vụ, kĩ thuật và quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thủy sản.
Đồ dùng dạy học:
Các bước tiến hành:
GV đặt câu hỏi:
Nuôi thuỷ sản có những vai trò gì ? Nuôi thuỷ sản có những nhiệm vụ nào?
- Vai trò và nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta là gì?
Yêu cầu hoạt động nhóm 5 phút dựa thông tin SGK trả lời
- Các tính chất môi trường nuôi thuỷ sản?
- Biện pháp nâng cao chất lượng vực nước nuôi thuỷ sản?
- Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo của tôm cá?
- Biện pháp chăm sóc quản lí ao nuôi tôm cá?
- Tại sao phải coi trọng biện pháp phòng bệnh cho động vật thuỷ sản?
- Tổ chức cho học sinh báo cáo
- Chốt lại
Yêu cầu hoạt động nhóm 5 phút trả lời câu hỏi
- Tại sao phải bảo quản và chế biến thuỷ sản?
- Một số phương pháp bảo quản và chế biến thuỷ sản?
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?
- Biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?
- Tổ chức cho học sinh báo cáo
- Chốt lại
I. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản và chăn nuôi.
HS vận dụng các kiến thức đã học trả lời cá nhân
- Vai trò:
+Nuôi thuỷ sản: có 5 vai trò
+Chăn nuôi: có 4 vai trò
- Nhiệm vụ:
+Nuôi thuỷ sản: có 3 nhiệm vụ
+ Chăn nuôi: có 4 nhiệm vụ
II. Đai cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản.
Hoạt động nhóm.
*Tính chất môi trường nuôi thuỷ sản:
- Lí học, hoá học, sinh học
* Biện pháp nâng cao chất lượng vực nước nuôi là: Cải tạo nước ao và cải tạo đáy ao
* Sự khác nhau giữa thức ăn tự nhiện và nhân tạo là
- Thức ăn tự nhiên:là những sinh vật sống, sinh trưởng, phát triển và sinh sản trong ao hồ, làm thức ăn cho tôm cá
- Thức ăn nhân tạo: là sản phẩm của ngành chế biến lương thực, thực phẩm hoặc những động thực vật do con người dưa xuống ao hồ làm thức ăn trự tiếp cho tôm cá
*Biện pháp quản lí ao nuôi tôm, cá
- Kiểm tra hồ: đăng cống, màu nước, thức ăn
- Kiểm tra tăng trưởng: khối lượng, chiều dài, độ lớn
*Phải phòng bệnh cho tôm, cá là chủ yếu vì tôm, cá số lượng nhiều, sống dưới nước khó bắt để kiểm ra và chữa bệnh, khi chữa bệnh rất tốn kém nhưng hiệu quả thường không cao.
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
III. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản
- Hoạt động nhóm
*Bảo quản và chế biến thuỷ sản vì:
- Bảo quản nhằm hạn chế hao hụt về số lượng và chất lượng sản phẩm
- Chế biến nhằm tăng giá trị sử dụng vàchất lượng hàng hoá
*Phương pháp bảo quản và chế biến thuỷ sản:
-Bảo quản: ướp muối, làm khô,làm lạnh
- Chế biến: Thủ công và công nghiệp
*Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản là do con người đưa rác thải, nước thải công nghiệp, nôngnghiệp, các loại chất thải độc hại.. làm cho môi trường ô nhiễm, sinh vật thuỷ sản không đảm bảo điều kiện để tồn tại sinh trưởng, phát triển thuận lợi.
- Biện pháp:
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: Tóm tắt nội dung chính của phần chăn nuôi (20’)
Mục tiêu: Nêu được các biện pháp vệ sinh và phòng trị bệnh trong chăn nuôI chăn nuôi.
Đồ dùng dạy học:
Các bước tiến hành:
Yêu cầu hoạt động nhóm 7 phút trả lời câu hỏi
- Giữ vệ sinh trong chăn nuôi phải làm các công việc gì?
- Tại sao vật nuôi non thường hay nhiễm bệnh?
- Vai trò của vắc xin khi đưa vào cơ thể vật nuôi như thế nào?
- Văcxin là gì ?
- Biện pháp phòng trị bệnh cho vật nuôi?
- Tổ chức cho học sinh báo cáo
- Chốt lại
IV. Phần chăn nuôi
- Hoạt động nhóm
* Vệ sinh chăn nuôi là: Xây chuồng đúng kĩ thuật, thức ăn , nước uống đủ lượng, chất, vệ sinh , an toàn
*Vật nuôi non hay nhiễm bệnh vì
- Chuồng nuôi chưa hợp vệ sinh
- Sự điều tiết thân nhiệt, chức năng tiêu hoá chưa hoàn chỉnh và chức năng miễm dịch chưa tốt
* Vai trò của vắc xin là:
Có khả năng kháng thể và miễn dịch
* Văcxin là: Các chế phẩm sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm
* Biện pháp phòng, trị bệnh cho vật nuôi là:
- Tiêm phòng vắc xin
- Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, đủ dinh dưỡng
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường, thức ăn nước uống
- Vật nuôi ốm không mổ thịt, không bán, để phòng lây bệnh
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
V.Tổng kết và hướng dẫn về nhà
(2’)
1.Tổng kết bài học.
GV: Chốt lại kiến thức.
2.Hướng dẫn về nhà.
Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chuẩn bị cho thi học kì II.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_51_on_tap_hoc_ki_2_ban_dep.doc