I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.
- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
- Hiểu được đất trồng là gì.
- Hiểu được vai trò của đất trồng đối với cây trồng.
- Biết được các thành phần của đất trồng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 1 SGK phóng to trang 5.
- Bảng phụ lục về nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.
- Sơ đồ 1 SGK phóng to.
2. Học sinh:
- Xem bài trước khi đến lớp
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 1, Tiết 1: Vai trò. Nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng. Thành phần của đất trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1
Tiết : 1
BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ
THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.
- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.
- Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.
- Hiểu được đất trồng là gì.
- Hiểu được vai trò của đất trồng đối với cây trồng.
- Biết được các thành phần của đất trồng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hình 1 SGK phóng to trang 5.
- Bảng phụ lục về nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt.
- Sơ đồ 1 SGK phóng to.
2. Học sinh:
- Xem bài trước khi đến lớp
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: ổn định lớp, tạo tình huống học tập (3phút)
- Ổn định lớp
+ Gọi lớp trưởng báo cáo sỉ số
- Tạo tình huống học tập
+ Đặt vấn đề vào bài mới
Hoạt động 2: tìm hiểu vai trò của trồng trọtï (7 phút)
- Giáo viên giới thiệu hình 1 SGK và nêu câu hỏi:
+ Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhìn vào hình 1 hãy chỉ rõ: hình nào là cung cấp lương thực, thực phẩm?
- Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt.
- Giáo viên giảng giải cho Học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp:
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn,
+ Cây thực phẩm như rau, quả,
+ Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,
- Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương.
- Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt. (8 phút)
- Yêu cầu học sinh chia nhóm và tiến hành thảo luận các nhiệm vụ của trồng trọt và trả lời các câu hỏi:
+ Nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt trong các nhiêm vụ trên?
+ Tại sao nhiệm vụ 3,5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt?
- Giáo viên giảng rõ thêm về từng nhiệm vụ của trồng trọt.
+ Nhiệm vụ của trồng trọt là gì?
- Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận
Hoạt động 4: Tìm hiểu để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? (7 phút)
- yêu cầu học sinh thảo luận, quan sát bảng và hoàn thành bảng.
- yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận
Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng.(10 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Đất trồng là gì?
+ Theo em lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng hay không? Tại sao?
+ Đất trồng do đá biến đổi thành. Vậy đất trồng và đá có khác nhau không? Nếu khác thì khác ở chổ nào?
- Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận
- Yêu cầu học sinh chia nhóm quan sát hình 2 và thảo luận xem 2 hình có điểm nào giống và khác nhau?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
+ Qua đó cho biết đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng.
+ Nhìn vào 2 hình trên và cho biết trong 2 cây đó thì cây nào sẽ lớn nhanh hơn, khỏe mạnh hơn? Tại sao?
- Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận
Hoạt động 6: Tìm hiểu thành phần của đất trồng. (7 phút)
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh sơ đồ 1 về thành phần của đất trồng và hỏi:
+ Đất trồng gồm những thành phần gì?
+ Hãy cho biết trong không khí có những chất khí nào?
+ Oxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng?
+ Cho biết phần rắn có chứa những chất gì?
+ Chất khoáng và chất mùn có vai trò gì đối với cây trồng?
+ Phần lỏng có những chất gì?
+ Nước có vai trò gì đối với đời sống cây trồng?
- Yêu cầu học sinh theo nhóm cũ thảo luận
và điền vào bảng thành phần của đất trồng:
- Nhận xét và khẳng định cho học sinh ghi nhận
Hoạt động 7: Củng cố,Nhận xét và dặn do ø(3 phút)
* củng cố :
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK trang 6. câu hỏi 1, 2 SGK trang 7
* nhận xét và dặn dò :
- nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà
+ Học bài
+ Đọc trước bài 2 : khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
- Lớp trưởng báo cáo sỉ số
BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
BÀI 2: KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ
THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Vai trò của trồng trọt:
- Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Vai trò của trồng trọt là:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.(hình a)
- Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.(hình b)
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. (hình c)
- Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d)
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
-
- Học sinh cho ví dụ.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
II. Nhiệm vụ của trồng trọt:
- Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời:
à Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.
à Vì trong trồng trọt không cung cấp được những sản phẩm đó:
+ Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
+ Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
- Học sinh lắng nghe.
à Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?
- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
+ Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích đất canh tác.
+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích: tăng sản lượng nông sản.
+ Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt: tăng năng suất cây trồng.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
I. Khái niệm về đất trồng:
1. Đất trồng là gì?
- Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất trên đó thực vật có khả năng sinh sống và tạo ra sản phẩm.
à Lớp than đá không phải là đất trồng vì thực vật không thể sống trên lớp than đá được.
à Đất trồng khác với đá ở chổ đất trồng có độ phì nhiêu.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
2. Vai trò của đất trồng:
- Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời:
+ Giống nhau: đều có oxi, nước, dinh dưỡng.
+ Khác nhau: cây ở chậu (a) không có giá đỡ nhưng vẫn đứng vững còn chậu (b) nhờ có giá đỡ nên mới đứng vững.
- Học sinh lắng nghe.
à Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giúp cho cây đứng vững.
à Cây ở chậu (a) sẽ phát triển nhanh hơn, khỏe mạnh hơn cây ở chậu (b). vì cây (a) có đất cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
II. Thành phần của đất trồng:
- Học sinh quan sát sơ đồ 1 và trả lời:
à Đất trồng bao gồm: phần khí, phần lỏng và phần rắn (chất hữu cơ và chất vô cơ).
à Như: oxi, khí cacbonic, khí nitơ và một số khí khác.
à Oxi cần cho quá trình hô hấp của cây.
à Có chứa những chất như: chất khoáng, chất mùn.
à Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
à Phần lỏng chính là nước trong đất.
à Có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thu.
- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
+ Phần khí: cung cấp oxi cho cây hô hấp.
+ Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
+ Phần lỏng cung cấp nước cho cây.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
- Học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK trang 6. câu hỏi 1, 2 SGK trang 7
- Ghi nhận việc cần làm
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_1_tiet_1_vai_tro_nhiem_vu_cua_t.doc