I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: -Biết được qui trình làm đất và bón phân lót.
-Nắm được qui trình gieo trồng cy nơng nghiệp
2.Kĩ năng: Quan sát, phân tích,hoạt động nhóm
3.Thái độ : Có ý thức chuẩn bị đất trồng cho tốt trước khi gieo trồng. Đồng thời ý thức được việc xử lí hạt giống trước khi gieo trồng để tránh lây lan mầm bệnh sang các vụ tiếp theo.
II.PHƯƠNG TIỆN:
HS:xem trước nội dung bài 15v16
GV: -Hình 25, 26 SGK phóng to.
_ Hình 27, 28 SGK phóng to.
_ Bảng con, phiếu học tập.
. phương pháp:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu bài :(2)
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 12 - Từ Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Tiết 12 Ngày soạn :1/11/2010
Tiết 13 Ngày dạy: 8/11/2010
§15. LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT
§16. GIEO TRỒNG CÂY NƠNG NGHIỆP
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: -Biết được qui trình làm đất và bón phân lót.
-Nắm được qui trình gieo trồng cây nơng nghiệp
2.Kĩ năng: Quan sát, phân tích,hoạt động nhóm
3.Thái độ : Có ý thức chuẩn bị đất trồng cho tốt trước khi gieo trồng. Đồng thời ý thức được việc xử lí hạt giống trước khi gieo trồng để tránh lây lan mầm bệnh sang các vụ tiếp theo.
II.PHƯƠNG TIỆN:
HS:xem trước nội dung bài 15và16
GV: -Hình 25, 26 SGK phóng to.
_ Hình 27, 28 SGK phóng to.
_ Bảng con, phiếu học tập.
. phương pháp:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp: ( 1 phút)
Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
Giới thiệu bài :(2’)
Hoạt động 1: Làm đất nhằm mục đích gì?(6’)
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Kiến thức cần đạt
-Cho 1 HS đọc to phần I- SGK.
VD :Có 2 thửa ruộng , 1 thửa ruộng đã được cày bừa và thửa ruộng chưa cày bừa.
_ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi
Hãy so sánh giữa 2 thửa ruộng đó về:
Tình hình cỏ dại.
Tình trạng đất.
Sâu, bệnh.
Mức độ phát triển.
+ Hãy cho biết làm đất nhằm mục đích gì?
GV chốt lại
_ Học sinh lắng nghe.
_ HS thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời về ruộng được cày bừa thì:
à Cỏ dại không phát triển mà bị diệt, đất tơi xốp, sâu, bệnh bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn ruộng chưa cày bừa.
HS
I. Làm đất nhằm mục đích gì?
Mục đích của việc làm đất là làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
* Hoạt động 2: Các công việc làm đất.(10’)
+ Công việc làm đất bao gồm những công việc gì?
+ Cày đất có tác dụng gì?
+ Quan sát hình 25 và cho biết cày đất bằng những công cụ gì?
+ Cày đất là làm gì? Và độ sâu ntn là thích hợp?
Nĩi:Độ cày sâu phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây vd:
+ Đất cát không cày sâu.
+ Đất sét cày sâu dần.
+ Đất bạc màu cày sâu dần do tầng canh tác mỏng.
_ Gv chốt laị
+ Bừa và đập đất có tác dụng gì?
+ Em hãy cho biết người ta bừa và đập đất bằng công cụ gì .Phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
-Chốt lại
+ Lên luống có tác dụng gì?
+ Em cho biết lên luống thường áp dụng cho loại cây trồng nào?
- Tùy thuộc vào loại đất, loại cây mà lên luống cao hay thấp. Vd như:
+ Đất cao lên luống thấp.
+ Đất trũng lên luống cao.
+ Khoai lang lên luống cao nhưng rau, đỗ lên luống thấp hơn.
+ Khi lên luống tiến hành theo quy trình nào?
à Bao gồm các công việc: cày đất, bừa và đập đất, lên luống.
à Làm đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
à Bằng các công cụ như: trâu, bò hay máy cày.
à Cày đất là xáo trộn lớùp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30 cm.
_ Học sinh
_ Học sinh ghi bài
à Bằng công cụ: trâu, bò, máy bừa hoặc dụng cụ đập.
Cần đảm bảo các yêu cầu: phải bừa nhiều lần cho đất nhó và nhuyễn.
_ Học sinh ghi bài.
à Thường áp dụng như: ngô, khoai, rau, đỗ, đậu,
à Theo quy trình sau:
+ Xác định hướng luống.
+ Xác định kích thước luống.
+ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
+ Làm phẳng mặt luống.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
II. Các công việc làm đất:
1. Cày đất:
Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
2. Bừa và đập đất:
Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san bằng mặt ruộng.
3. Lên luống:
Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Được tiến hành theo quy trình:
_ Xác định hướng luống.
_ Xác định kích thước luống.
_ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
_ Làm phẳng mặt luống.
* Hoạt động 3: Bón phân lót.(5’)
sEm hãy cho biết bón lót vòi thời gian nào và thường bón các loại phân gì?
sEm hãy cho biết bón lót được tiến hành như thế nào?
sVì sao cần vùi phân sâu xuống dưới?
+ Em hãy nêu cách bón lót phổ biến mà em biết.
FBón trước khi gieo trồng. Bón lót thường là phân lân và phân hữu cơ
=FĐể tránh rửa trôi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển.
à Bón vãi và tập trung theo hàng, hốc cây là phổ biến nhất.
III. Bón phân lót:
Sử dụng phân hữu cơ và phân lân theo quy trình sau:
_ Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây.
_ Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân bón xuống dưới.
* Hoạt động 4: Thời vụ gieo trồng.(8’)
+ Theo em hiểu thì thời vụ gieo trồng là như thế nào?
_ Gv nhấn mạnh thêm cụm từ “khoảng thời gian”
_ Yc HS đọc mục 1 SGK
+ Căn cứ vào đâu mà người ta có thể xác định được thời vụ gieo trồng?
+ Trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao?
+ Tại sao lại dựa vào loại cây trồng để xác định thời vụ gieo trồng?
+ Tại sao khi xác định được thời vụ gieo trồng lại phải căn cứ vào tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương?
_ Gv treo bảng, chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng.
+ Hãy cho biết các loại cây trồng ứng với thời gian của các vụ gieo trồng ở địa phương em?
_ chốt lại
Các tỉnh miền Bắc còn có vụ đông từ tháng 10 -12 gieo trồng các loại rau, màu, khoai tây, đậu tương,
à Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian người ta gieo trồng một loại cây nào đó.
à Học sinh cho ví dụ.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
à khí hậu quyết . Vì mỗi loại cây trồng thích hợp với ẩm độ nhất định.
à Làm như thế để có thể tránh được những đợt sâu, bệnh phát sinh, gây hại cho cây.
_ Hs quan sát, chia nhóm và thảo luận.
_ Cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
_ Hs:
I. Thời vụ gieo trồng:
Mỗi loại cây trồng được gieo trồng vào một khoảng thời gian đó được gọi là thời vụ.
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng:
Để xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương.
2. Các vụ gieo trồng:
Có 3 vụ gieo trồng trong năm:
_ Vụ đông xuân: tháng 11 đến tháng 4, 5 năm sau.
_ Vụ hè thu: từ tháng 4 đến tháng 7.
_ Vụ mùa: từ tháng 6 đến tháng 11.
* Hoạt động 5: Kiểm tra và xử lí hạt giống.(5’)
+ Kiểm tra hạt giống để làm gì?
+ Theo em kiểm tra hạt giống theo tiêu chí nào?
_ Tiêu chí 6 thì không cần vì không phải cứ hạt to là giống tốt.
+ Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu phương pháp xử lí hạt giống? Đặc điểm của từng phương pháp?
à Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn đem gieo.
à Theo các tiêu chí:
+ Tỷ lệ nảy mầm cao.
+ Không có sâu, bệnh.
+ Độ ẩm thấp.
+ Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại.
+ Sức nảy mầm mạnh.
+ Kích thước hạt to.
_ Học sinh lắng nghe.
à vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh, vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt.
à Có 2 cách
độ hoá chất khác nhau tuỳ theo từng loại hạt giống.
_ Học sinh ghi bài.
II. Kiểm tra và xử lí hạt giống:
1. Mục đích kiểm tra hạt giống:
Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn đem gieo.
2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống:
Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ và hóa chất làm cho hạt nẩy mầm nhanh và diệt trừ sâu, bệnh hại.
Hoạt động 6:tìm hiểu phương pháp gieo trồng(9’)
+ Gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
+Thế nào là đảm bảo về mật độ?
+ Thế nào là đảm bảo về khoảng cách?
+ Thế nào là đảm bảo về độ nông sâu?
_ Giáo viên treo tranh 27,28 , yêu cầu học sinh quan sát và hỏi:
+ Ở nhà em thường thấy người ta gieo trồng bằng cách nào? Cho ví dụ.
+ Theo em có mấy phương pháp gieo trồng?
+ Quan sát hình 27 và cho biết cách gieo hạt trên hình?
+ Phương pháp gieo bằng hạt thường áp dụng cho loại cây trồng nào? Cho ví dụ.
+ Hãy nêu lên ưu và nhược điểm của cách gieo hạt.
_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.
_ Giáo viên treo hình 28,
+ Phương pháp trồng cây con thường áp dụng cho những loại cây trồng nào?
+ Em hãy kể ra vài loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
+ Ngoài 2 phương pháp nêu trên, người ta còn tiến hành trồng bằng pp nào nửa không? (hình 28a, 28b)
+ Em hãy cho một số ví dụ về cách trồng cây.
à Phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
à Là số lượng cây, số hạt gieo trồng trên 1 đơn vị diện tích nhất định. Mật độ gieo trồng theo giống cây, loại cây, thời vụ và điều kiện thời tiết.
à Độ nông sâu khác nhau tuỳ theo loại cây. Những hạt có kích thước lớn thì gieo sâu hơn, hạt bé gieo nông. Trung bình hạt gieo từ 2 -5cm.
_ Học sinh quan sát và trả lời:
à Thường thấy gieo bằng hạt hoặc trồng cây con. à
Có 2 phương pháp gieo trồng:
+ Gieo bằng hạt.
+ Trồng cây con.
à Hình (a) : gieo vãi, (b): gieo hàng, (c): theo hốc.
à Áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày. Ví dụ: lúa, ngô, đổ rau.
à Gieo vãi:
+ Ưu: nhanh, ít tốn công.
+ Nhược: số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn.
_ Gieo hàng, hốc:
+ Ưu: tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng.
+ Nhược: tốn nhiều công.
_ HS quan sát và trả lời:
à Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
à Cây ngắn ngày: lúa, rau, ớt, cải,
à Cây dài ngày: xoài, mít, mãng cầu,
à Còn trồng bằng cũ (28a), cành, hom (28b).
_ Học sinh cho ví dụ.
+Trồng bằng cũ: hành, tỏi, khoai tây
+ Trồng bằng cành, hom: rau muống, mía, khoai lang
III. Phương pháp gieo trồng:
1. Yêu cầu kĩ thuật:
Gieo trồng phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
2. Phương pháp gieo trồng:
Có 2 phương pháp:
_ Gieo trồng bằng hạt.
_ Gieo trồng bằng cây con.
a. Gieo bằng hạt:
_ Thường áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đổ rau..).
_ Có 3 cách gieo hạt:
+ Gieo vãi
+ Gieo theo hàng.
+ Gieo theo hốc.
b. Trồng bằng cây con:
_ Thường áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
_ Ngoài 2 phương pháp gieo trồng trên, người ta còn tiến hành trồng bằng củ, cành, hom.
4. Củng cố: ( phút)
5/Nhận xét – dặn dò: ( 2 phút)
_ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
_ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài thực hành
IV / RÚT KINH NGHIỆM :..
.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_12_tu_thi_kim_oanh.doc