Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 16 - Từ Thị Kim Oanh

I. MỤC TIÊU:

 KT: Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ.

 Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ.

 KN: Rèn luyện các kỹ năng trong trồng trọt.

 Vận dụng, liên hệ vào thực tế.

 TĐ: Giáo dục ý thức không nên trồng một loại cây trồng nào đó liên tục trong nhiều vụ.

II.PHƯƠNG TIỆN:

 GV: Hình 33 phóng to, Phiếu học tập.

 HS: Xem trước bài 21.

Tìm hiểu các loại cây dùng để luân canh ,xen canh ở địa phương

IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. On định tổ chức lớp: (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)

 _ Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận?

 _ Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 16 - Từ Thị Kim Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Tiết 16 Ngày soạn : Tuần 16 Ngày dạy: BÀI 21: LUÂN CANH, XEN CANH, TĂNG VỤ I. MỤC TIÊU: KT: Hiểu được thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ. Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. KN: Rèn luyện các kỹ năng trong trồng trọt. Vận dụng, liên hệ vào thực tế. TĐ: Giáo dục ý thức không nên trồng một loại cây trồng nào đó liên tục trong nhiều vụ. II.PHƯƠNG TIỆN: GV: Hình 33 phóng to, Phiếu học tập. HS: Xem trước bài 21. Tìm hiểu các loại cây dùng để luân canh ,xen canh ở địa phương IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Oån định tổ chức lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút) _ Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh gọn và cẩn thận? _ Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ. 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Luân canh, xen canh, tăng vụ.(20’) Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Kiến thức cần đạt + Trên ruộng của nhà em đang gieo trồng cây gì? + Sau khi cắt lúa thì nhà em trồng gì? + Thu hoạch đậu sẽ trồng cây gì? _ Giáo viên nhận xét. Trong một năm trên một mảnh đất ta đã trồng : lúa- đậu nành- lúa. Đây chính là hình thức của luân canh. + Qua đó cho biết luân canh là gì? + Miếng đất nào đã luân canh? a. Dưa- ngô- đậu. b. Đậu- đậu- lúa. c. Lúa- đậu- lúa. + Người ta thường luân canh những loại cây trồng nào với nhau? Cho ví dụ. + Để luân canh một cách hợp lí ta cần chú ý những yếu tố nào? + Tại sao phải chú ý đến mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng? + Qua đó khi gieo trồng cần tránh hình thức nào? Vì sao? + Vì sao phải chú ý đến khả năng chống sâu, bệnh của mỗi loại cây trồng? _ Giáo viên giải thích thêm, bổ sung, ghi bảng. _ Treo hình 33, học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi: + Trong hình người ta trồng cây gì với cây gì? + Cho biết thế nào xen canh? Em hãy nêu ví dụ về xen canh các loại cây trồng mà em biết. + Khi xen canh cần chú ý điều gì? + Trên một thửa ruộng người ta trồng một nữa là ớt, một nữa là ngô, có gọi là xen canh không? Vì sao? _ Giáo viên giải thích thêm về các yếu tố xen canh. _ Tiểu kết, ghi bảng. + Ở địa phương em đã gieo trồng được mấy vụ trong năm trên một mảnh ruộng? + Tăng vụ là gì? _ Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh. _ Tiểu kết, ghi bảng. à Học sinh nêu : à Học sinh nêu: à Học sinh nêu: _ Học sinh lắng nghe. à Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. à Miếng đất luân canh: a,c. à Thường luân canh: + Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau. Ví dụ: ngô với đậu nành,. + Luân canh giữa các cây trồng cạn với cây trồng nước. Ví dụ: Ngô- đậu- lúa hay lúa- đậu- lúa,.. à Cần chú ý đến các yếu tố: mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng nhiều hay ít và khả năng chống sâu,bệnh của mỗi loại cây trồng. à Vì nếu gieo trồng các loại cây cùng tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng liên tục sẽ làm đất thiếu chất dinh dưỡng không đủ cung cấp cho cây. à Độc canh. Học sinh nêu ý kiến. à Vì mỗi loại cây trồng kháng được một số loại sâu, bệnh nhất định. _ Học sinh ghi bài. _ Học sinh quan sát và trả lời: à Trồng xen canh ngô với đậu. à Xen canh là trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng,. Ví dụ: Ớt xen đậu, ngô xen mía, à Mức độ chất dinh dưỡng, ánh sáng, độ sâu của rễ. à Không phải là xen canh. Vì không trồng xen và không tăng thêm thu hoạch trên cùng diện tích. _ Học sinh lắng nghe. _ Học sinh ghi bài. à Thường trồng hai vụ. Còn nhà em thì trồng 3 vụ vì nằm trong vùng bao đê. à Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên cùng một diện tích đất. _ Học sinh ghi bài. I. Luân canh, xen canh, tăng vụ: 1. Luân canh: Là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích. Người ta tiến hành các loại hình luân canh sau: _ Luân canh giữa các cây trồng cạn với nhau. _ Luân canh giữa cây trồng cạn với cây trồng nước. 2. Xen canh: Trên cùng một diện tích , trồng hai loại hoa màu cùng một lúc và cách nhau một thời gian không lâu để tận dụng diện tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng,.. 3. Tăng vụ: Là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất * Hoạt động 2: Tác dụng của luân canh, xen canh và tăng vụ.(10’) _ Yêu cầu học sinh đọc mục II SGK, chia nhóm. _ Học sinh đọc và chia nhóm. à Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh. à Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu bệnh. à Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch. _ Học sinh lắng nghe. _ Ghi bài. II. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ. _ Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng và giảm sâu, bệnh. _ Xen canh sử dụng hợp lí đất, ánh sáng và giảm sâu, bệnh. _ Tăng vụ góp phần tăng thêm sản phẩm thu hoạch 4. Củng cố: ( 6 phút) _ Luân canh, xen canh, tăng vụ là như thế nào? _ Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ là gì? 5. Nhận xét- dặn dò: (3 phút) _ Nhận xét về thái độ học tập của học sinh. _ Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, xem các câu hỏi ở phần ôn tập tiết sau ta ôn tập. IV/RÚT KINH NGHIỆM : .

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_16_tu_thi_kim_oanh.doc