Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24, Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Nguyễn Thị Thu

I/ MỤC TIÊU

1/ Kiến thức: - Biết được ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng.

2/ Kĩ năng: - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.

3/ Thái độ: - Tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường.

4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: - Có ý thức bảo vệ rừng.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:

1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, tranh phóng to H 48, 49.

2/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1/ Ổn định lớp: 7A1

 7A2

2/ Kiểm tra bài cũ: + Em hãy cho biết các loại khai thác rừng?

 + Điều kiện để khai thác rừng ở nước ta hiện nay là gì?

3/ Bài mới:

a. Giới thiệu bài: Các hoạt động của con người là nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị giảm nhanh về số lượng và chất lượng khi rừng bị tàn phá đã ảnh hưởng đến môi trường sống gây ra thiên tai hạn hán, lũ lụt để khắc phục được những hậu quả đó thì chúng ta phải bảo vệ và trồng rừng. Vậy bảo vệ như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem.

 

docx2 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 24, Bài 29: Bảo vệ và khoanh nuôi rừng - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 25/02/2013 Tiết: 30 Ngày dạy: 28/02/2013 Bài 29: BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: - Biết được ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng. 2/ Kĩ năng: - Quan sát tranh, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế. 3/ Thái độ: - Tích cực trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường. 4/ Tích hợp bảo vệ môi trường: - Có ý thức bảo vệ rừng. II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, tranh phóng to H 48, 49. 2/ Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài ở nhà và các phương tiện dạy học. III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ Ổn định lớp: 7A1 7A2 2/ Kiểm tra bài cũ: + Em hãy cho biết các loại khai thác rừng? + Điều kiện để khai thác rừng ở nước ta hiện nay là gì? 3/ Bài mới: a. Giới thiệu bài: Các hoạt động của con người là nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị giảm nhanh về số lượng và chất lượng khi rừng bị tàn phá đã ảnh hưởng đến môi trường sống gây ra thiên tai hạn hán, lũ lụt để khắc phục được những hậu quả đó thì chúng ta phải bảo vệ và trồng rừng. Vậy bảo vệ như thế nào bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem. b. Tiến trình tiết dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA RỪNG - GV yêu cầu HS: Đọc * SGK. Trả lời các câu hỏi: + Em hãy cho biết tình hình rừng nước ta hiện nay như thế nào? + Khi rừng bị tàn phá thì có ảnh hưởng gì tới môi trường và đời sống con người? + Rừng có ý nghĩa gì đối với môi trường và con người? + Em hãy phân tích những lợi ích đó? - GV nhận xét, kết luận. - HS- đọc * SGK. Liên hệ thực tế, trả lời các câu hỏi: + Bị tàn phá nghiêm trọng diện tích rừng bị thu hẹp. + Gây ra hạn hán, lũ lụt, gây ra xói mòn + Động vật không có nơi ở và trú ngụ. + Có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của nhân dân. - HS kết luậnà ghi vở I/ Ý nghĩa của rừng: -Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước. -Là 1 bộ phận của môi trường sinh thái. -Có giá trị to lớn đối với đời sống con người và xã hội do đó cần phải có biện pháp bảo vệ rừng hiện có và phục hồi lại rừng đã mất. Hoạt động 2: TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG - GV yêu cầu HS: Đọc * SGK. Quan sát H SGK. Thảo luận các câu hỏi: + Hãy trình bày mục đích và biện pháp bảo vệ rừng? + Để bảo vệ tài nguyên rừng thì cần có những điều kiện gì? + Hãy trình bày mục đích và biện pháp bảo vệ rừng? - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. - HS đọc * SGK. Liên hệ thực tế. Thảo luận các câu hỏi: + Giữ gìn tài nguyên rừng, thực vật và động vật, đất + Tạo điều kiện cho rừng phát triển. + Tiến hành bảo vệ và tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia phòng chống cháy rừng cấm chặt phá .. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận à nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS kết luậnà ghi vở II/ Bảo vệ rừng: 1. Mục đích: -Giữ gìn tài nguyên. -Tạo điều kiện thuận lợi để rừng phát triển tốt cho sản phẩm cao và tốt nhất. 2. Biện pháp: -Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, mua bán động, thực vật rừng. - Chính quyền địa phương phải có kế hoạch: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng -Cá nhân hay tập thể khi khai thác phải có giấy phép. -Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau bảo vệ rừng. Hoạt động 3: TÌM HIỂU KHOANH NUÔI VÀ BẢO VỆ RỪNG. - GV yêu cầu HS: Đọc * SGK. Trả lời các câu hỏi: + Mục đích của việc khoanh nuôi phục hồi rừng là gì? + Theo em thì đối tượng nào được chọn để khoanh nuôi phục hồi rừng? + Ở địa phương em có tiến hành khoanh nuôi rừng không? + Để phục hồi rừng cần có những biện pháp gì? GV nhận xét à HS kết luận. - HS- đọc * SGK Liên hệ thực tế. Trả lời các câu hỏi: + Tạo điều kiện thuận lợi để cho những nơi mất rừng, đã khai thác phục hồi lại. + Đất lâm nghiệp đã bị mất rừng nhưng còn có khả năng phục hồi lại như nương rẫy bỏ hoang, đồng cỏ, cây bụi xen cây gỗ. + Có + Tiến hành bảo vệ chăm sóc, trồng lại rừng đã bị chặt phá. HS kết luậnà ghi vở. III/ Khoanh nuôi và phục hồi rừng: 1. Mục đích: - Tạo điều kiện thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao. 2. Đối tượng khoanh nuôi: -Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng. 3. Biện pháp: -Bảo vệ -Chăm sóc -Trồng bổ sung cây rừng. 4/ Củng cố – Đánh giá: Cho đọc ghi nhớ và em có biết. Trả lời câu hỏi: - Rừng có ý nghĩa gì đối với môi trường và con người? - Hãy trình bày mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng? 5/ Nhận xét - Dặn dò: Học bài, trả lời các câu hỏi SGK, xem trước và chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_24_bai_29_bao_ve_va_khoanh_nuoi.docx