I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
_ Hiểu được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
_ Biết được nhân giống thuần chuẩn và các phương pháp nhân giống thuần chủng.
2.Kỹ năng:
_ Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.
3.Thái độ:
Vận dụng vào thực tế, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Bảng phụ phóng to
_ Phiếu học tập
2. Học sinh:
_ Xem trước bài 34
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
_ Chọn biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng.5Đ
_ Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?5Đ
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 26 - Trường THCS Mong Thọ B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS MTB Tuần: 26
Ngaøy soạn: 02/02/2013 Tiết: 32
BÀI 34: NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
_ Hiểu được thế nào là chọn phối và các phương pháp chọn phối.
_ Biết được nhân giống thuần chuẩn và các phương pháp nhân giống thuần chủng.
2.Kỹ năng:
_ Hình thành kỹ năng phân biệt được các phương pháp nhân giống trong chăn nuôi.
_ Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và trao đổi nhóm.
3.Thái độ:
Vận dụng vào thực tế, có thái độ bảo vệ các giống, loại vật nuôi quý hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Bảng phụ phóng to
_ Phiếu học tập
2. Học sinh:
_ Xem trước bài 34
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
_ Chọn biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được sử dụng.5Đ
_ Theo em, muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?5Đ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là chọn phối? Lấy ví dụ minh họa
+ Chọn phối nhằm mục đích gì?
+ Hãy cho một số ví dụ về chọn phối
_ Giáo viên bổ sung, ghi bảng
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin I.2 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Dựa vào cơ sở nào mà có phương pháp chọn phối thích hợp?
+ Có mấy phương pháp chọn phối?
+ Muốn nhân lên một giống tốt thì phải làm sao?
_ Giáo viên giải thích ví dụ
+ Muốn tạo được giống mới ta phải làm như thế nào?
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc ví dụ và hỏi:
+ Vậy gà Rốt-Ri có cùng giống bố mẹ không?
_ Giáo viên chia nhóm thảo luận
+ Em hãy lấy hai ví dụ khác về:
+Chọn phối cùng giống:
+Chọn phối khác giống
+ Thế nào là chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
à Là chọn con đực ghép đôi con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi
à Chọn phối nhằm mục đích phát huy tác dụng của chọn lọc giống.Chất lượng của đời sau sẽ đánh giá được việc chọn lọc và chọn phối có đúng hay không đúng
à Học sinh suy nghĩ cho ví dụ:
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Dựa vào mục đích của công tác giống mà có những phương pháp chọn phối khác nhau
à Có 2 phương pháp chọn phối:
+ Chọn phối cùng giống
+ Chọn phối khác giống
à Thì chọn ghép con đực với con cái trong cùng một giống.
_ Học sinh nghe.
à Chọn ghép con đực với cái khác giống nhau
_ Học sinh đọc và trả lời:
à không
_ Nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
à Học sinh cho ví dụ:
à Chọn phối cùng giống là giao phối 2 con giống của cùng một giống.
_ Chọn phối khác giống là giao phối 2 con giống thuộc 2 giống khác nhau.
I.Chọn phối:
1. Thế nào là chọn phối:
Chọn con đực đem ghép đôi với con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi
2.Các phương pháp chọn phối:
Tùy theo mục đích của công tác giống mà có phương pháp chọn phối khác nhau
_ Muốn nhân lên nuôi giống tốt thì ghép con đực với con cái trong cùng một giống.
_ Muốn lai tạo thì chọn ghép con đực với con cái khác giống nhau
_ Chọn phối cùng giống là chọn và ghép nối con đực với con cái của cùng 1 giống.
_ Chọn phối khác giống là chọn và ghép nối con đực và con cái thuộc giống khác nhau.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Yêu cầu học sinh, đọc thông tin mục II.1 và trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là nhân giống thuần chủng ?
+ Nhân giống thuần chủng nhằm mục đích gì?
_ Yêu cầu học sinh đọc ví dụ và giáo viên giải thích
thêm.
_ Giáo viên treo mẫu bảng, nhóm cũ, thảo luận và trả lời theo bảng:
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời các câu hỏi:
à Là chọn ghép đôi giao phối con đực con cái của cùng một giống để được đời con cùng giống bố mẹ
à Là tạo ra nhiều cá thể của giống đã có,với yêu cầu là giữ được và hoàn thiện các đặc tính tốt của giống đó
_ Học sinh đọc và nghe
II.Nhân giống thuần chủng :
1.Nhân giống thuần chủng là gì?
Chọn phối giữa con đực với con cái cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng.
Nhân giống thuần chủng nhằm tăng nhanh số lượng cá thể, giữ vững và hoàn thiện đặc tính tốt của giống đã có.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả?
_ Phải có mục đích rõ ràng
_ Chọn được nhiều các thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để tránh giao phối cận huyết.
_ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại bỏ những vật nuôi không tốt.
Chọn phối
PP nhân giống
Con đực
Con cái
Thuần chủng
Lai tạo
Gà Lơgo
Lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái
Lợn Lanđơrat
Lợn Lanđơrat
Gà Lơgo
Lợn Móng Cái
LợnBaXuyên
LợnLanđơrat
Lợn Móng Cái
_ Giáo viên sửa chữa, ghi bảng.
_ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:
+ Để nhân giống thuần chủng đạt kết quả tốt ta phải làm gì?
+ Thế nào là giao phối cận huyết?
+ Giao phối cận huyết gây ra hiện tượng gì?
+ Tại sao phải loại bỏ những vật nuôi có đặc điểm không mong muốn?
_ Giáo viên giải thích về các tiêu chí, tiểu kết ghi bảng.
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Phải có:
+ Mục đích rõ ràng
+ Chọn được nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia. Quản lí giống chặt chẽ, biết được quan hệ huyết thống để tránh giao phối cận huyết.
+ Nuôi dưỡng, chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc, kịp thời phát hiện và loại thải những vật nuôi không tốt.
à Là giao phối giữa bố mẹ với con cái hoặc các anh, chị em trong cùng một đàn.
à Gây nên hiện tượng thoái hoá giống.
à Tráng gây tổn hại đến số lượng và chất lượng vật nuôi.
_ Học sinh lắng nghe và ghi bài.
3. Củng cố:
- Cho hs trả lời ch sgk.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài .
- Xem trước bài 37.
5. Bổ sung:
Trường THCS MTB Tuần: 26
Ngày soạn: 14/2/2013 Tiết: 33
BÀI 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
_ Biết được nguồn gốc của thức ăn vật nuôi.
_ Biết được thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi.
2 . Kỹ năng:
_ Phát triển kỹ năng phân tích, so sánh, trao đổi nhóm.
_ Có kỹ năng phân biệt các loại thức ăn của vật nuôi.
3. Thái độ:
Có ý thức tiết kiệm thức ăn của vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
_ Hình 63, 64, 65 SGK phóng to.
_ Bảng 4, phiếu học tập.
2. Học sinh:
Xem trước bài 37.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Chọn phối là gì? Em lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống?6đ
- Cho biết mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng?4đ
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Giáo viên treo hình 63, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Cho biết các vật nuôi trâu, lợn, gà đang ăn thức ăn gì?
+ Kể tên các loại thức ăn trâu, bò, lợn, gà mà em biết?
+ Tại sao trâu , bò ăn được rơm, rạ? Lợn, gà có ăn được thức ăn rơm khô không? Tại sao?
+ Dựa vào căn cứ nào mà người ta chọn thức ăn cho vật nuôi?
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
_ Giáo viên treo hình 64, chia nhóm, yêu cầu Học sinh quan sát, thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nhìn vào hình cho biết nguồn gốc của từng loại thức ăn, rồi xếp chúng vào một trong ba loại sau: nguồn gốc thực vật, động vật hay chất khoáng?
+ Vậy thức ăn của vật nuôi có mấy nguồn gốc?
_ Giáo viên giảng thêm về nguồn gốc thức ăn từ chất khoáng: là được tổng hợp từ việc nuôi cấy vi sinh vật và xử lí hóa học.
_ Giáo viên tiểu kết, ghi bảng.
GDBVMT: Vật nuôi sử dụng các phụ phẩm nong nghiệp, sản phẩm thủy sản làm thức ăn, là một mắt xích trong mô hình VAC hoặc RVAC
_ Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
à Thức ăn các vật nuôi đang ăn là:
+ Trâu: ăn rơm.
+ Lợn: ăn cám.
+ Gà: thóc, gạo..
à Học sinh suy nghĩ, liên hệ thực tế trả lời.
à Vì trong dạ dày của trâu, bò có hệ vi sinh vật cộng sinh. Còn lợn, gà không ăn được là vì thức ăn rơm, rạ, cỏ không phù hợp với sinh lí tiêu hoá của chúng.
à Khi chọn thức ăn cho phù hợp với vật nuôi ta dụa vào chức năng sinh lí tiêu hoá của chúng.
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh chia nhóm, quan sát, thảo lụân và cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
à Phải nêu các ý:
+ Nguồn gốc từ thực vật: cám, gạo, bột sắn, khô dầu đậu tương.
+ Nguồn gốc động vật: bột cá.
+ Nguồn gốc từ chất khoáng: premic khoáng, premic vitamin.
à Thức ăn có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và chất khoáng.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh ghi bài.
I. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:
1. Thức ăn vật nuôi:
Là những loại thức ăn mà vật nuôi có thể ăn được và phù hợp với đặc điểm sinh lí tiêu hóa của vật nuôi.
2. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi:
Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ: thực vật, động vật và từ chất khoáng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II SGK và cho biết:
+ Thức ăn vật nuôi có mấy thành phần?
+ Trong chất khô của thức ăn có các thành phần nào?
_ Giáo viên treo bảng 4, yêu cầu nhóm cũ thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Cho biết những loại thức ăn nào có chứa nhiều nước, protein, lipit, gluxit, khoáng, vitamin?
_ Giáo viên treo hình 65, yêu cầu nhóm thảo luận và cho biết những loại thức ăn ứng với kí hiệu của từng hình tròn (a, b,c,d)
_ Giáo viên sữa, bổ sung, tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:
à Thức ăn vật nuôi có 2 thành phần: nước và chất khô.
à Trong chất khô của thức ăn có các thành phần: protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng.
_ Nhóm quan sát, thảo luận và trả lời:
à Những loại thức ăn có chứa nhiều:
+ Nước: rau muống, khoai lang củ.
+ Prôtêin: Bột cá.
+ Lipit: ngô hạt, bột cá.
+ Gluxit: rơm lúa và ngô hạt.
+ Khoáng, vitamin: bột cá, rơm lúa.
_ Nhóm thảo luận, cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung:
à Các thức ăn ứng với các hình tròn:
+ Hình a: Rau muống.
+ Hình b: Rơm lúa.
+ Hình c: Khoai lang củ.
+ Hình d: Ngô hạt.
+ Hình e: Bột cá.
_ Học sinh lắng nghe, ghi bài.
II. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi:
Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô.Phần chất khô của thức ăn có: protein, lipit, gluxit, kháng, vitamin.
Tùy loại thức ăn mà thành phần và tỉ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau.
3. Củng cố:
- Nêu câu hỏi từng phần để nhấn mạnh ý chính của bài.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời các cậu hòi cuối bài.
- Đọc em có thể chưa biết
- xem trước bài 38.
5. Bổ sung:
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_26_truong_thcs_mong_tho_b.doc