I: MỤC TIÊU:
Qua tiết học này HS cần đạt:
1. Kiến thức: Làm đất và bón phân lót: mục đích của làm đất, các công việc làm đất.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích. hoạt động nhóm.
3. Thái độ: : Cĩ ý thức cng gia đình thực hiện lm đất, bón phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt v có ý thức trong việc bảo vệ môi trường đất.
II. CHUẨN BỊ:.
III: Chuẩn bị:
-GV. Chuẩn bị: Tranh vẽ về công việc làm đất, phiếu học tập.
-HS: Xem trước bài mới,chuẩn bị phần dặn dị.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, diễn giảng, thảo luận .
IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1) KTSS
2.Kiểm tra: : Không kiểm tra
3. Mở bài: 1 Làm đất, bón phân lót là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất cây trồng. Tiếp theo đó là quá trình gieo trồng cây. Các khâu này được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/06/2022 | Lượt xem: 346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 7 - Liêu Thanh Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết: 13 NS: 12/9/12 ND: 18/9/12
CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ
BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Bài 15 : LÀM ĐẤT VÀ BĨN PHÂN LĨT
I: MỤC TIÊU:
Qua tiết học này HS cần đạt:
1. Kiến thức: Làm đất và bón phân lót: mục đích của làm đất, các công việc làm đất.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích. hoạt động nhóm.
3. Thái độ: : Cĩ ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất, bĩn phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và có ý thức trong việc bảo vệ môi trường đất.
II. CHUẨN BỊ:.
III: Chuẩn bị:
-GV. Chuẩn bị: Tranh vẽ về công việc làm đất, phiếu học tập.
-HS: Xem trước bài mới,chuẩn bị phần dặn dị.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, diễn giảng, thảo luận .
IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) KTSS
2.Kiểm tra: : Không kiểm tra
3. Mở bài: 1’ Làm đất, bón phân lót là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất cây trồng. Tiếp theo đó là quá trình gieo trồng cây. Các khâu này được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1. Làm đất nhằm mục đích gì? (13’)
-Cho 1 học sinh đọc to phần I SGK.
-Gv nêu ví dụ: Có 2 thửa ruộng , một thửa ruộng đã được cày bừa và thửa ruộng chưa cày bừa.
-Gv y/c học sinh thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: Hãy so sánh giữa 2 thửa ruộng đó về:
Tình hình cỏ dại.
Tình trạng đất.
Sâu, bệnh.
Mức độ phát triển.
+ Hãy cho biết làm đất nhằm mục đích gì?
-1 học sinh đọc to.
-Học sinh lắng nghe.
-HS: thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời về ruộng được cày bừa thì:
à Cỏ dại không phát triển mà bị diệt, đất tơi xốp, sâu, bệnh bị tiêu diệt, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn ruộng chưa cày bừa.
à Làm đất có tác dụng làm cho đất
I. Làm đất nhằm mục đích gì?
-Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, đồng thời còn diệt được cỏ dại và mầm mống sâu bệnh.
* Hoạt động 2: Các công việc làm đất. (16’)
-Giáo viên hỏi:
+ Công việc làm đất bao gồm những công việc gì?
+ Cày đất có tác dụng gì?
+ Quan sát hình 25 và cho biết cày đất bằng những công cụ gì?
+ Cày đất là làm gì? Và độ sâu như thế nào là thích hợp?
-Giáo viên giảng thêm: Độ cày sâu phụ thuộc vào từng loại đất, loại cây vd:
+ Đất cát không cày sâu.
+ Đất sét cày sâu dần.
+ Đất bạc màu cày sâu dần do tầng canh tác mỏng.
-Giáo viên chốt lại kiến thức.
+ Bừa và đập đất có tác dụng gì?
+ Em hãy cho biết người ta bừa và đập đất bằng công cụ gì .Phải đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
+ Lên luống có tác dụng gì?
+ Em cho biết lên luống thường áp dụng cho loại cây trồng nào?
-Giáo viên giảng giải: Tùy thuộc vào loại đất, loại cây mà lên luống cao hay thấp. Vd như:
+ Đất cao lên luống thấp.
+ Đất trũng lên luống cao.
+ Khoai lang lên luống cao nhưng rau, đỗ lên luống thấp hơn.
-Giáo viên hỏi:
+ Khi lên luống tiến hành theo quy trình nào?
-Giáo viên giải thích các bước lên luống theo quy trình.
-Học sinh trả lời:
à Bao gồm các công việc: cày đất, bừa và đập đất, lên luống.
à Làm đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
à Bằng các công cụ như: trâu, bò hay máy cày.
à Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30 cm.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh ghi bài.
à Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại à Bằng công cụ: trâu, bò, máy bừa hoặc dụng cụ đập. Cần đảm bảo các yêu cầu: phải bừa nhiều lần
à Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày.
à Thường áp dụng như: ngô, khoai, rau, đỗ, đậu,
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh trả lời:
à Theo quy trình sau:
+ Xác định hướng luống.
+ Xác định kích thước luống.
+ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
+ Làm phẳng mặt luống.
II. Các công việc làm đất:
1. Cày đất:
Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20 đến 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.
2. Bừa và đập đất:
Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san bằng mặt ruộng.
3. Lên luống:
Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.
Được tiến hành theo quy trình:
_ Xác định hướng luống.
_ Xác định kích thước luống.
_ Đánh rãnh, kéo đất tạo luống.
_ Làm phẳng mặt luống.
* Hoạt động 3: Bón phân lót. (8’)
-Yêu cầu học sinh đọc phần III và trả lời các câu hỏi:
+ Bón phân lót thường dùng những loại phân gì?
+ Tiến hành bón lót theo quy trình nào?
-Giáo viên giảng thêm các bước trong quy trình.
+ Em hãy nêu cách bón lót phổ biến mà em biết.
-Học sinh đọc và trả lời:
à Thường sử dụng phân hữu cơ và phân lân.
à Theo quy trình:
+ Rải, Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân xuống dưới.
à Bón vãi và tập trung theo hàng, hốc cây là phổ biến nhất.
III. Bón phân lót:
Sử dụng phân hữu cơ và phân lân theo quy trình sau:
_ Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, hốc cây.
_ Cày, bừa hay lấp đất để vùi phân bón xuống dưới.
Hoạt động 4 : Kiểm tra –đánh giá: ( 5 phút)
Ghép các câu ở 2 cột sao cho thành từng cặp ý tương đương nhau.
1/Mục đích làm đất.
2/Cày đất.
3/Bừa và đập đất.
4/Lên luống.
5/Bón phân lĩt
a. Làm đất nhỏ và thu gom cỏ dại.
b. Dễ thoát nước, dễ chăm sóc.
c. Lật đất sâu lên bề mặt.
d. Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại và mầm sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
e. Sử dụng phân hữu cơ và phân lân.
Đáp án: 1-d 2-c 3-a 4-b 5-e
Hoạt động 5: Dặn dò: (1’)
-Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-Xem bài 16
-HS: chuẩn bị phần dặn dị.
Tuần: 7 Tiết: 14 NS: 12/9/12 ND: 20-21/9/12
Bài 16: GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
I: MỤC TIÊU:
Qua tiết học này HS cần đạt:
1. Kiến thức: -Khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trờng.
-Mục đích của việc kiểm tra ,xủ lý hạt giớng trước khi gieo trờng
2. Kĩ năng: -Hình thành được kỹ năng kiểm tra và xử lí hạt giống.
-Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.
3. Thái độ: : Học sinh có hứng thú trong học tập, có ý thức giữ gìn, bảo vệ giống cây trồng.
II. CHUẨN BỊ:
-GV. Chuẩn bị: Tranh vẽ về công việc làm đất, phiếu học tập.
-HS: Xem trước bài mới. Kẻ bảng theo mẫu SGK trang39. Ôn lại bài 9,chuẩn bị phần dặn dị.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, diễn giảng thảo luận.
IV: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’) KTSS
2.Kiểm tra: : (3/)
3. Mở bài: Làm đất, bón phân lót là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất cây trồng. Tiếp theo đó là quá trình gieo trồng cây. Các khâu này được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. (1/)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1(12’): Thời vụ gieo trồng.
+ Theo em hiểu thời vụ gieo trồng là như thế nào?
+ Em hãy cho một số ví dụ về thời vụ gieo trồng.
-Giáo viên nhấn mạnh thêm cụm từ “khoảng thời gian” có nghĩa là thời vụ gieo trồng được kéo dài chứ không phải bó hẹp trong một thời điểm. Tùy theo loại cây trồng mà khoảng thời gian này dài hay ngắn.
-Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi:
+ Căn cứ vào đâu mà người ta có thể xác định được thời vụ gieo trồng?
+ Trong các yếu tố trên, yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ? Vì sao?
+ Tại sao lại dựa vào loại cây trồng để xác định thời vụ gieo trồng?
+ Tại sao khi xác định được thời vụ gieo trồng lại phải căn cứ vào tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương?
-Giáo viên treo bảng, chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành bảng.
+ Hãy cho biết các loại cây trồng ứng với thời gian của các vụ gieo trồng ở địa phương em?
à Thời vụ gieo trồng là khoảng thời gian người ta gieo trồng một loại cây nào đó.
à Học sinh cho ví dụ.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc và trả lời:
à Phải dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương.
à Trong đó yếu tố khí hậu quyết định nhất. Vì mỗi loại cây trồng thích hợp với ẩm độ nhất định.
à Vì mỗi loại cây trồng có đặc điểm sinh vật học và yêu cầu ngoại cảnh khác nhau nên thời gian gieo trồng cũng khác nhau.
à Làm như thế để có thể tránh được những đợt sâu, bệnh phát sinh, gây hại cho cây.
-Học sinh quan sát, chia nhóm và thảo luận.
-Cử đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung.
à Các vụ gieo trồng. Thời gian và cây trồng.
+ Vụ đông xuân: tháng 11 – 4, 5 năm sau, thường trồng luá, ngô, rau, khoai
+ Vụ hè thu: từ tháng 4 – 7, thường trồng luá, ngô, khoai.
+ Vụ mùa : 6 -11 trồng lúa, rau.
I. Thời vụ gieo trồng:
Mỗi loại cây trồng được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định. Thời gian đĩ gọi là thời vụ.
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng:
Dựa vào các yếu tố: khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở địa phương.
2. Các vụ gieo trồng:
Có 3 vụ gieo trồng trong năm:
-Vụ đông xuân: tháng 11 đến tháng 4, 5 năm sau.
-Vụ hè thu: từ tháng 4 đến tháng 7.
-Vụ mùa: từ tháng 6 đến tháng 11.
* Hoạt động 2(11’) Kiểm tra và xử lí hạt giống.
Yêu cầu học sinh đọc mục I.1 và hỏi:
+ Kiểm tra hạt giống để làm gì?
+ Theo em kiểm tra hạt giống theo tiêu chí nào?
-Giáo viên bổ sung và giảng thêm. Tiêu chí 6 thì không cần vì không phải cứ hạt to là giống tốt.
-Y/c học sinh đọc mục I.2 và hỏi:
+ Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?
+ Có bao nhiêu phương pháp xử lí hạt giống? Đặc điểm của từng phương pháp?
-Học sinh đọc và trả lời:
à Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn đem gieo.
à Theo các tiêu chí: Tỷ lệ nảy mầm cao, không có sâu, bệnh, độ ẩm thấp, không lẫn giống khác và hạt cỏ dại, sức nảy mầm mạnh, kích thước hạt to -Học sinh lắng nghe.
-Học sinh đọc và trả lời:
à Nhằm mục đích: vừa kích thích hạt nảy mầm nhanh, vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt.
à Có 2 cách xử lí hạt giống:
+ Xử lí bằng nhiệt độ
+ Xử lí bằng hoá chất:
II. Kiểm tra và xử lí hạt giống:
1. Mục đích kiểm tra hạt giống:
Nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng đủ tiêu chuẩn đem gieo.
2. Mục đích và phương pháp xử lí hạt giống:
Xử lí hạt giống bằng nhiệt độ và hóa chất làm cho hạt nẩy mầm nhanh và diệt trừ sâu, bệnh hại.
Hoạt động 3(12’): Phương pháp gieo trồng:
-Yc 1 hs đọc to mục III.1 và hỏi:
+ Gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?
+Thế nào là đảm bảo về mật độ?
+ Thế nào là đảm bảo về khoảng cách?
+ Thế nào là đảm bảo về độ nông sâu?
-Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh.
-Giáo viên treo tranh 27,28 , yêu cầu học sinh quan sát và hỏi:
+ Ở nhà em thường thấy người ta gieo trồng bằng cách nào? Cho ví dụ.
+ Theo em có mấy phương pháp gieo trồng?
+ Quan sát hình 27 và cho biết cách gieo hạt trên hình?
+ Phương pháp gieo bằng hạt thường áp dụng cho loại cây trồng nào? Cho ví dụ.
+ Hãy nêu lên ưu và nhược điểm của cách gieo hạt.
-Giáo viên treo hình 28, yêu cầu học sinh quan sát và hỏi:
+ Phương pháp trồng cây con thường áp dụng cho những loại cây trồng nào?
+ Em hãy kể ra vài loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
+ Ngoài 2 phương pháp nêu trên, người ta còn tiến hành trồng bằng pp nào nửa không? (hình 28a, 28b)
+ Em hãy cho một số ví dụ về cách trồng cây.
-Giáo viên hoàn thiện lại kiến thức,
-1 học sinh đọc to và trả lời:
à Phải đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
à Là số lượng cây, số hạt gieo trồng trên 1 đơn vị diện tích nhất định. Mật độ gieo trồng theo giống cây, loại cây, thời vụ và điều kiện thời tiết.
à Là khoảng cách giữa các cây trồng với nhau trên diện tích canh tác. Khoảng cách này cũng thay đổi theo giống cây, loại đất, thời vụ và thời tiết.
à Độ nông sâu khác nhau tuỳ theo loại cây. Những hạt có kích thước lớn thì gieo sâu hơn, hạt bé gieo nông. Trung bình hạt gieo từ 2 -5cm.
-Học sinh ghi bài.
-Học sinh quan sát và trả lời:
à Thường thấy gieo bằng hạt hoặc trồng cây con.
Ví dụ: cây đậu thì gieo bằng hạt, còn ớt thì trồng bằng cây con
à Có 2 phương pháp gieo trồng:
+ Gieo bằng hạt.
+ Trồng cây con.
à Hình (a) : gieo vãi, (b): gieo hàng, (c): theo hốc.
à Áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày. Ví dụ: lúa, ngô, đổ rau.
à Gieo vãi:
+ Ưu: nhanh, ít tốn công.
+ Nhược: số lượng hạt nhiều, chăm sóc khó khăn.
-Gieo hàng, hốc:
+ Ưu: tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ dàng.
+ Nhược: tốn nhiều công.
-Học sinh quan sát và trả lời:
à Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
à Cây ngắn ngày: lúa, rau, ớt, cải,
à Cây dài ngày: xoài, mít, mãng cầu,
à Còn trồng bằng cũ (28a), cành, hom (28b).
-Học sinh cho ví dụ.
+Trồng bằng cũ: hành, tỏi, khoai tây
+ Trồng bằng cành, hom: rau muống, mía, khoai lang
III. Phương pháp gieo trồng:
1. Yêu cầu kĩ thuật:
-Đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.
2. Phương pháp gieo trồng:
Có 2 phương pháp:
-Gieo trồng bằng hạt.
-Gieo trồng bằng cây con.
a. Gieo bằng hạt:
-Thường áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đổ rau..).
-Có 3 cách gieo hạt:
+ Gieo vãi
+ Gieo theo hàng.
+ Gieo theo hốc.
b. Trồng bằng cây con:
-Thường áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.
-Ngoài 2 phương pháp gieo trồng trên, người ta còn tiến hành trồng bằng củ, cành, hom.
4: Củng cố: (4’)
-GV củng cố nhanh:
-Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng
-Các phương pháp gieo trồng
5: Dặn dò: (1’)
-Học bài, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
-Xem bài 19
Ký duyệt của tổ trưởng
Ngày
Thạch Thị Thu Hà
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_7_lieu_thanh_tung.doc