Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Liêng Jrang Ha Chú

I. Mục tiêu bài học: Sau bài này HS cần:

1. Kiến thức:

 - Trình bày được mục đích và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây như: làm cỏ , vun xới, tưới tiêu, bón phân thúc

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, tổng hợp kiến thức, liên hệ thực tế về kĩ thuật làm cỏ tưới nước, bón phân, vun xới, cắt tỉa.

3. Thái độ:

 - Có ý thức chăm sóc cây trồng, có tinh thần học tập yêu lao động

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên

- Phóng to H 29, 30, tìm hiểu thực tế địa phương

2. Học sinh:

- Nghiên cứu trước nội dung bài, tham khảo trước quy trình thực hiện ở gia đình, địa phương

III. Hoạt động dạy và học

1. Ổn định lớp : 7A 1 .7A 2 .

2 . Kiểm tra bài cũ:

- Tại sao phải xử lí hạt giống trước khi gieo trồng? Địa phương em đã xử lí hạt giống như thế nào?

3. Bài mới

* Mở bài: Nhân dân ta có câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Vì chăm sóc là một khâu kĩ thuật quan trọng trong quy trình sản xuất cây trồng, có tính chất quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của cây trồng. Chăm sóc cây trồng gồm những công việc nào, được tiến hành ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.

*Phát triển bài:

 Hoạt động 1 :Tỉa, dặm

 * Mục tiêu : Nắm rõ được cách tỉa,dặm

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 8 - Liêng Jrang Ha Chú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Ngày soạn 22/09/2010 Tiết :13 Ngày dạy: KIỂM TRA MỘT TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : - Kiễm tra lại toàn bộ kiến thức đã học 2. Kỹ năng: - Làm bài trắc nghiệm –làm bài tự luận . 3. Thái độ : - Chăm chỉ học tập ,tự giác làm bài . Trọng tâm:Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức tư duy độc lập để trả lời trên giấy II.Chuẩn bị : 1.Giáo viên : Photo đề sau khi đã soạn và thống nhất đề . 2.Học sinh : Học bài theo nội dung đã ôn tập . IIIHoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp: 7a 17a 2. 2.Mở bài: Dặn dò hướng dẫn học sinh làm bài 3.Tiến trình: Phát đề-Giải đáp thắc mắc. ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng câu trả lời đúng nhất. (3 điểm) 1. Trong các cách sắp xếp về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng từ tốt đến kém sau, cách sắp xếp nào là đúng? A. Đất cát, đất thịt, đất sét. C. Đất thịt, đất sét, đất cát. B. Đất sét, đất thịt, đất cát. D. Đất sét, đất cát, đất thịt. 2. Đất nào giữ nước tốt nhất? A. Đất cát C. Đất sét B. Đất pha cát D. Đất thịt nặng 3. Loại phân nào dễ tan trong nước? A. Phân hữu cơ C. Phân lân B. Phân đạm D. Phân vi sinh 4. Trình tự biến thái của côn trùng là: A. Trứng – Nhộng - Sâu non - Sâu trưởng thành B. Trứng - Sâu trưởng thành - Sâu non - Nhộng C. Sâu non – Nhộng – Trứng - Sâu trưởng thành D. Trứng - Sâu non – Nhộng - Sâu trưởng thành 5. Loại phân nào sau đây không phải là phân hoá học? A. Phân đạm. C. Phân Xanh. B. Phân lân. D. Phân kali 6. Sâu phá hoai cây trồng mạnh ở giai đoạn nào? A. Nhộng C. Trứng B. Sâu non D. Sâu trưởng thành 7. Phân đạm có đặc điểm gì? A. Chứa nhiều chất dinh dưỡng C. Khó vận chuyển,bảo quản B. Dễ hòa tan trong nước D. Không hòa tan trong nước 8. Trình tự sản xuất hạt giống là: A. Phục tráng – Nhân giống SNC – So sánh dòng – Nhân giống NC – Sản xuất đại trà. B. Phục tráng - So sánh dòng - Nhân giống NC - Nhân giống SNC - Sản xuất đại trà. C. Phục tráng - Nhân giống SNC - So sánh dòng - Nhân giống NC - Sản xuất đại trà. D. Phục tráng - So sánh dòng - Nhân giống SNC - Nhân giống NC - Sản xuất đại trà. II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Đất gồm có thành phần nào?(3 điểm) Câu 2:Hãy nêu ảnh hưởng của phân bón,thuốc trừ sâu đến môi trường,con người và sinh vật khác?(1 điểm) Câu 3:hãy nêu ưu,nhược điểm của phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp hoáa học,can đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật nào để phát huy tốt hiệu quả phòng trừ của phương pháp này?(2 điểm) MA TRẬN Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Đất trồng Câu1(0,5đ) Câu2(0,5đ)    Câu1(3đ)  3 câu (4đ) Phân bón  Câu1(0,5đ) Câu2(0,5đ) Câu1(0,5đ)  3 Câu (1,5đ) Giống cây trồng  Câu1(0,5đ)  1Câu(0,5đ) Phòng trừ sâu bệïnh  Câu2(0,5đ) Câu1(0,5đ)  Câu2(1đ) Câu1(2đ)  4 Câu(4đ) Tổng  8 Câu (4đ)  1 Câu(3đ)  2 Câu (3đ)  11 Câu(10đ) ĐÁP ÁN I.Trắc nghiệm. (4đ) 1. C 2. D 3. B 4.D 5. C 6. B 7. B 8.D II.Tự luận.(6đ) Câu 1:Đất gồm có 3 thành phần: * Phần khí gồm oxi,nitơ,cacbonic.Lượng oxi ít hơn và lượng cacbonic nhiều hơn trong khí quyển.(1đ) * Phần rắn gồm chất vô cơ chiếm >90%khối lượng và chất hữu cơ gồm sinh vật sống và xác của sinh vật.(1đ) * Phần lỏng chính là nước,nước hòa tan chất dinh dưỡng cho cây hút.(1đ) Câu 2:Ảnh hưởng của phân bón,thuốc trừ sâu bệnh đến môi trường,con người và sinh vật khác : - Làm ô nhiễm không khí,đất,nước.(0,5đ) - Gây ngộ độc cho người và sinh vật khác.(0,5đ) Câu 3 : * Ưu điểm: Diệt sâu nhanh,trên diện tích rộng.(0,5đ) * Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường,gây ngộ độc cho người và sinh vật khác.(0,5đ * Yêu cầu kĩ thuật: - Sử dụng đúng loại thuốc,nồng độ,liều lượng. (0,5đ) - Phun đúng kĩ thuật. (0,5đ) THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG Điểm Lớp Điểm >5 Điểm 8,9,10 Điểm 1,2,3 Điểm < 5 7A 1 7A 2 7.Rút kinh nghiệm: .. Tuần: 8 Ngày soạn 25/09/2010 Tiết :16 Ngày dạy: BÀI 19 : CÁC BIỆN PHÁP CHĂM SÓC CÂY TRỒNG I. Mục tiêu bài học: Sau bài này HS cần: 1. Kiến thức: - Trình bày được mục đích và nội dung của các khâu kĩ thuật chăm sóc cây như: làm cỏ , vun xới, tưới tiêu, bón phân thúc 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích, tổng hợp kiến thức, liên hệ thực tế về kĩ thuật làm cỏ tưới nước, bón phân, vun xới, cắt tỉa... 3. Thái độ: - Có ý thức chăm sóc cây trồng, có tinh thần học tập yêu lao động II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên - Phóng to H 29, 30, tìm hiểu thực tế địa phương 2. Học sinh: - Nghiên cứu trước nội dung bài, tham khảo trước quy trình thực hiện ở gia đình, địa phương III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định lớp : 7A 1..7A 2.. 2 . Kiểm tra bài cũ: - Tại sao phải xử lí hạt giống trước khi gieo trồng? Địa phương em đã xử lí hạt giống như thế nào? 3. Bài mới * Mở bài: Nhân dân ta có câu: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”. Vì chăm sóc là một khâu kĩ thuật quan trọng trong quy trình sản xuất cây trồng, có tính chất quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của cây trồng. Chăm sóc cây trồng gồm những công việc nào, được tiến hành ra sao chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay. *Phát triển bài: Hoạt động 1 :Tỉa, dặm * Mục tiêu : Nắm rõ được cách tỉa,dặm * Tiến trình: Hoạt Động của GV Hoạt động của học sinh - Chăm sóc cây trồng gồm những công việc nào? - Theo em tỉa, dặm cây là làm như thế nào? Người ta thường tỉa, dặm cây đối với những loại cây nào? - Vậy tỉa, dặm cây nhằm mục đích gì? HS: Tỉa, dặm, vun xới, làm cỏ, tưới tiêu, bón phân HS: Tỉa bỏ cây,cành yếu, sâu bệnh, chỗ dày và dăm cây khoẻ vào chỗ không mọc - Cây lúa, rau cải, cà chua -HS trả lời * Tiểu kết: Mục đích:Loại bỏ cây sâu, bệnh; đảm bảo mật độ, khoảng cách Hoạt động 2 : Làm cỏ, vun xới * Mục tiêu : Nắm rõ được cách làm cỏ, vun xới. * Tiến trình: Hoạt Động của GV Hoạt động của học sinh -Quan sát và cho biết nội dung của H 29 a và b? - Mục đích của làm cỏ, vun xới là gì? GV yêu cầu HS thảo luận 3’ Trong các 5 mục đích trên, mục đích nào không phải là của làm cỏ và vun xới? GV: làm cỏ, vun xới phải kịp thời; không làm tổn thương cây vàrễ; kết hợp bón phân, bấm ngọn, tỉa cành Theo em cây lúa,ngô,đậu có Làm co,vun xới vào thời điểm như nhau không? Tại sao? HS: a: làm cỏ; b: vun xới HS trả lời HS thảo luận theo bàn và trả lời - Diệt trừ sâu bệnh hại - Không, vì mỗi loại cây trồng sẽ có thời gian vun xới, làm cỏ riêng * Tiểu kết: Mục đích: Diệt cỏ dại, làm đất tơi xốp; hạn chế bốc hơi; chống đổ Hoạt động 3 : Tưới, tiêu nước * Mục tiêu : Nắm rõ được cách tưới, tiêu nước * Tiến trình: Hoạt động của GV Hoạt Động Của HS - Khi cây héo mới tưới nước phải không? - Tưới nước nhằm mục đích gì? GV: Tuỳ nhu cầu của từng loại cây trong từng thời kì mà tưới cho thích hợp GV yêu cầu HS quan sát H 30 và thảo luận(3’): - Hãy điền các phương pháp tưới nước vào H 30 a, b, c, d cho phù hợp? Nêu ưu, nhựoc điểm của các phương pháp? - Sau một cơn mưa lớn, cánh đồng bị ngập nước ta phải làm gì? - Yêu cầu kĩ thuật khi tiêu nước là gì? HS: không HS: Cung cấp đủ nước cho cây HS quan sát và thảo luận theo bàn Đại diện HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung - Tháo nước để chống úng * Tiểu kết: 1. Tưới nước - Cung cấp đủ nước và kịp thời để sinh trưởng và phát triển 2. Phương pháp tưới - Tưới theo hàng, vào gốc cây - Tưới ngập - Tưới thấm - Tưới phun mưa 3. Tiêu nước - Tiêu nước nhanh chóng kịp thời để chống úng. Hoạt động 4 : Bón phân thúc * Mục tiêu : Nắm rõ được cách bón phân thúc * Tiến trình: Hoạt Động của GV Hoạt động của HS Nhắc lại: Bón thúc nằm mục đích gì? Thường bón bằng loại phân nào? -Vì sao phải bón bằng phân hữu cơ đã hoai mục? - Vậy bón thúc được tiến hành như thế nào? Vì sao phải làm cỏ, vun xới, vùi phân sau khi bón? - Địa phương em thường tiến hành những cách bón thúc nào? HS: cung cấp chất dinh dưỡng kịp thời trong các giai đoạn sinh trưởng của cây. Bón bằng phân hữu cơ đã hoai mục và phân hoá học - Tạo điều kiện cho phân phân huỷ nhanh và không bị bay hơi * Tiểu kết:Quy trình: - Bón phân - Làm cỏ, vun xới,vùi phân vào đất 4. Kết luận chung : Gọi 1 HS đọc phần kết ghi nhớ cuối bài 5. Củng cố: - HS đọc phần ghi nhớ SGK - Hãy nêu mục đích của từng khâu chăm sóc cây trồng Gv nhận xét tình hình học tập 6. Dăn dò: - Hướng dẫn về nhà: Tìm hiểu trước bài 20 trang 47 SGK , tìm hiểu cách thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản tại địa phương. - Học bài theo câu hỏi SGK và câu 1- 4 trong đề cương ôn tập 7.Rút kinh nghiệm: ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_8_lieng_jrang_ha_chu.doc