Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 9-17

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 1.1. Về kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức trong phần đã học; củng cố, khắc sâu nội dung.

 1.2. Về kĩ năng: Biết vận dụng trong cuộc sống thực tế, hoàn thiện bản thân.

 1.3. Về thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài.

 2. Chuẩn bị của GV & HS:

 * GV: Nghiên cứu tài liệu, ra đề.

 * HS: Học bài, chuẩn bị cho giờ kiểm tra.

 3. Phương pháp: Vận dụng thực hành.

 4. Tiến trình giờ dạy:

 4.1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở chung.

 4.2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS.

 4.3. Giảng bài mới (Nội dung kiểm tra):

 

doc63 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 9-17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/10/2008 Tuần : 09 Ngày dạy: 22/10/2008 Tiết thứ : 08 Bài 12: sâu bệnh hại cây trồng 1. Mục tiêu. 1.1. Kiến thức: - Biết được tác hại của sâu bệnh , hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây. Biết các dấu hiệu của cây khi bị sâu bện phá hại. 1.2. Kỹ năng: - Từ nghiên cứu về đặc điểm của sâu, bệnh gây hại mà hình thành biện pháp phòng trừ, qua đó mà phát triển tư duy kỹ thuật. 1.3. Thái độ: - Có ý thức chăm sóc bảo vệ cây trồng thường xuyên để hạn chế tác hại của sâu bệnh hại. 2. Chuẩn bị. * GV: - Nghiên cứu SGK, đọc giáo trình. - Phóng to hình 18,19,20 SGK * HS: Đọc SGK trước ở nhà. 3. Phương pháp. - Vấn đáp, thuyết trình. - Thảo luận, trực quan. 4. Tiến trình dạy học 4.1.ổn định lớp: (1’) 4.2.Kiểm tra bài cũ.(5’) Câu 1: Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào?. Câu 2: Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép mắt. Câu 2: Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống?. 4.3. Bài mới Giới thiệu bài (1’): Trong trồng trọt, có nhiều nhân tố làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong đó sâu, bệnh là hai nhân tố gây hại cây trồng nhiều nhất. Để hạn chế sâu, bệnh hại cây trồng, ta cần nắm vững đặc điểm sâu, bệnh hại. Bài hôm nay Cô và các em nghiên cứu Bài 12: sâu bệnh hại cây trồng t/g Nội dung Hoạt động thày - trò Hoạt động 1: Tìm hiểu I - Tác hại của sâu bệnh 7’ I - Tác hại của sâu bệnh - Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng phát triển của cây như: Cây trồng bị biến dạng, chậm phát triển, màu sắc thay đổi. - Sâu bệnh phá hại năng suất cây trồng giảm. - Sâu bệnh làm chất lượng nông sản giảm. VD: Lúa bị rầy nâu, lúa bị sâu cuốn lá. - Bắp cải bị sâu đục - Cà chua bị xoắn lá. GV yêu cầu HS tìm hiểu tác hại của sâu, bệnh. ?. Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến năng suất của cây trồng?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ?. Nêu các ví dụ minh họa cho tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. * GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu II - Khái niệm về côn trùng và bệnh cây 10’ 10’ 7’ II - Khái niệm về côn trùng và bệnh cây. 1.Khái niệm về côn trùng. a. Khái niệm. (SGK) b. Vòng đời: Thời gian từ giai đoạn trứng àcôn trùng trưởng thành àđẻ trứng gọi là vòng đời. c. Biến thái: * Sự thay đổi cấu tạo hình thái của côn trùng gọi là biến thái. - Biến thái hoàn toàn: Trứngà sâu nonà nhộng àsâu trưởng thành. - Biến thái không hoàn toàn: Trứngà sâu nonà sâu trưởng thành. 2. Khái niệm về bệnh cây. - Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý cấu tạo và biến thái của cây. - Nguyên nhân: Do điều kiện sống không thuận lợi, hình dạng, sinh lý không bình thường, do vi sinh vật hay môi trường gây nên. 3. Dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh - Khi bị sâu bệnh phá hại cây trồng cấu tạo hình thái bị biến dạng: Lá, quả gãy, thối củ, thân cành sần sùi. + màu sắc: trên lá quả có đốm đen, nâu vàng, trạng thái cây bị héo rũ. GV yêu cầu HS quan sát H 18, 19, 20 rồi trả lời các câu hỏi sau: ?. Côn trùng là gì. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ?.Vòng đời của côn trùng trải qua mấy giai đoạn?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ?. Biến thái của côn trùng là gì?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ?. Thế nào là biến thái hoàn toàn va biến thái không hoàn toàn?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ? Trong các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của sâu hại giai đoạn nào sâu, bệnh phá hại nhiều?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ?. Theo em cây bị bệnh có biểu hiện như thế nào?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ?. Nguyên nhân dẫn đến cây bị bệnh là gì?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung ?. Khi thiếu nước, chất dinh dưỡng cây trồng có biểu hiện như thế nào?. - HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung GV giới thiệu một số dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh phá hại. 4.4. Củng cố: ( 3’) - GV gọi 1-2 HS đọc phần ghi nhớ - Nêu câu hỏi củng cố bài. 4.5. Hướng dẫn về nhà(1’) - Trả lời các câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài 13- Phòng trừ sâu, bệnh. 5. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 24/10/2008 Tuần: 10 Ngày giảng: 29/10/2008 Tiết thứ: 09 Bài 13. Phòng trừ sâu, bệnh hại 1.Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Nêu được các nguyên tắc chung về phòng trừ sâu, bệnh hại, giải thích được cơ sở của việc phòng là chính. - Nêu được các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh và nội dung của mỗi biện pháp. 1.2. Kỹ năng: - Vận dụng được những hiểu biết đã học vào công việc phòng trừ sâu, bệnh tại vườn trường hay ở gia đình. 1.3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống. 2. Chuẩn bị * Giáo viên: + Nghiên cứu sách giáo khoa + Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan + Hình 21,22,23 – SGK phóng to. * Học sinh: + Đọc trước bài ở nhà 3.Phương pháp: - Vấn đáp, trực quan. - Thảo luận, giảng giải. 4. Tiến trình giờ dạy 4.1. Tổ chức, ổn định lớp. (1’) 4.2. Kiểm tra bài cũ.(5’) Câu 1: Trình bày tác hại của sâu, bệnh? Câu 2: Trình bày khái niệm về côn trùng và bệnh cây? Dấu hiệu của cây khi bị sâu, bệnh? 4.3. Giảng bài mới Giới thiệu bài mới (1’): Qua nghiên cứu bài 12- Sâu, bệnh hại cây trồng, chúng ta đã biết tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng. Vì vậy, để hạn chế và ngăn chặn tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng . Hôm nay, cô cùng các em nghiên cứu Bài 13. Phòng trừ sâu, bệnh hại T/G Nội dung Hoạt động thày - trò Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. 3’ I. Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại. Kết luận: Phòng là chính. Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để. Sử dụng tổng hợp các BP phòng trừ. GV yêu cầu HS đọc phần I- SGK và tự thảo luận rồi trả lời các câu hỏi: Phòng trừ sâu, bệnh phải bảo đảm những nguyên tắc gì? HS đọc phần SGK và trả lời. GV nhận xét, bổ sung. - Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính? HS đọc phần SGK và trả lời. GV nhận xét, bổ sung. GV kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. 8’ 4’ 10’ 4’ 4’ II. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. Gồm: Vệ sinh đồng ruộng. Làm đất. Gieo trồng đúng thời vụ. Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý. Luân phiên các loại cây trồng khác trên một đơn vị diện tích. Sử dụng giống chống sâu, bệnh. Biện pháp thủ công. Dùng tay bắt sâu. Ngắt bỏ cành, lá bị bệnh. Dùng bẫy đèn, vợt, bả độc..... * ưu điểm: - Đơn giản dễ thực hiện. - Có hiệu quả khi sâu, bệnh mới phát sinh. * Nhược điểm: - Hiệu quả thấp. - Tốn công. 3. Biện pháp hoá học. * Nội dung: Dùng các loại thuốc hoá học diệt sâu, bệnh. *ưu điểm: - Diệt nhanh. - ít tốn công. * Nhược điểm: - Dễ gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi. - Làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. - Giết chết các sinh vật khác ở ruộng. *Chú ý: - Sử dụng đúng loại thuốc, đúng nồng độ, liều lượng. - Phun đúng kỹ thuật. - Phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động. 4. Biện pháp sinh học * Sử dụng các loại sinh vật có ích như: Ong mắt đỏ, bọ rùa, nấm, chim ếch và các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại. 5. Biện pháp kiểm dịch thực vật. * Kiểm tra những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. ?. Trong SGK giới thiệu cho chúng ta những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào? - HS trả lời. - GV nhấn mạnh các biện pháp: Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại, Biện pháp hoá học và biện pháp sinh học. * GV chia nhóm HS. Sau đó phát phiếu học tập cho HS. - GV yêu cầu HS quan sát bảng (SGK). Điền tác dụng của các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh vào phiếu học tập? - HS làm bài tập xong. - GV treo đáp án của phiếu học tập lên bảng và yêu cầu HS so sánh đáp án của nhóm mình.(GV yêu cầu HS trình bày nhận xét của nhóm) * GV treo H21, 22 (SGK) phóng to lên bảng và hỏi: ?. Em có nhận xét gì về hình vẽ trên? Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp thủ công trong phòng trừ sâu, bệnh? HS quan sát hình vẽ và trả lời. GV nhận xét, bổ sung. ?. Em hiểu biện pháp hóa học phòng trừ sâu, bệnh là gì? ưu và nhược điểm của biện pháp đó? HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, bổ sung. *GV treo H23(SGK) phóng to lên bảng. ?.Em hãy cho biết thuốc hoá học được sử dụng trừ sâu, bệnh bằng những cách nào? HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, bổ sung. ?. Vậy khi sử dụng và tiếp xúc với thuốc hoá học cần chú ý những gì? HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, bổ sung. ?. Theo em ở địa phương em khi sử dụng và tiếp xúc với thuốc hoá học, bà con đã thực hiện đúng kĩ thuật chưa? Em hãy nêu dẫn chứng? HS thảo luận, trả lời. GV nhận xét, bổ sung. ?. Theo em, thế nào là biện pháp sinh học? Ưu và nhược điểm của nó?. . ?. Theo em, thế nào là biện pháp kiểm dịch? Ưu và nhược điểm của nó?. HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung 4.4 Củng cố bài (5’) -?.ở địa phương em đã sử dụng biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh nào?. Biện pháp phòng, trừ nào là chủ yếu? HS thảo luận, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung. ( Những năm gần đây, ở nước ta đã áp dụng chương trình phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp (IPM), đó là sự kết hợp một cáh hợp lí các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh, lấy biện pháp canh tác làm cơ sở). ?. Theo em cây lúa bị sâu đục thân phá hại ( sâu đục thân trong giai đoạn sâu non) ta dùng biện pháp phòng trừ nào? - HS trả lời. - GV nhận xét. ?. Theo em cây lúa bị sâu đục thân phá hại ( sâu đục thân trong giai đoạn sâu trưởng thành) ta dùng biện pháp phòng trừ nào? - HS trả lời. - GV nhận xét. - GV cho HS đọc phần ghi chú và phần “có thể em chưa biết” - Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh biện pháp nào quan trọng hơn cả? nội dung phương pháp đó. 4.5 Hướng dẫn về nhà. - Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK. Ôn chuẩn bị tiết sau Kiểm tra 45’. 5. Rút kinh nghiệm. Ngày soạn: 01/11/2008. Tuần: 11 Ngày giảng: 05/11/2008. Tiết thứ: 10 Kiểm tra 45 phút (viết). 1. Mục tiêu: Giúp HS: 1.1. Về kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức trong phần đã học; củng cố, khắc sâu nội dung. 1.2. Về kĩ năng: Biết vận dụng trong cuộc sống thực tế, hoàn thiện bản thân. 1.3. Về thái độ: Có ý thức tự giác, nghiêm túc làm bài. 2. Chuẩn bị của GV & HS: * GV: Nghiên cứu tài liệu, ra đề. * HS: Học bài, chuẩn bị cho giờ kiểm tra. 3. Phương pháp: Vận dụng thực hành. 4. Tiến trình giờ dạy: 4.1. ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nhắc nhở chung. 4.2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS. 4.3. Giảng bài mới (Nội dung kiểm tra): I - Đề bài: A. Phần trắc nghiệm(3 điểm) Câu1. (1 điểm) Khoanh tròn nguyên nhân của bệnh sinh lí của cây trồng là: Nấm hay tuyến trùng Vi rút Vi khuẩn Môi trường bất lợi Câu 2. (2 điểm) Tìm loại phân hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm của các câu hỏi sau: Phân .............cần bón một lượng nhỏ. Phân .............có thể bón lót và bón thúc cho lúa. Phân .............cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô. Các loại cây...............cần dùng phân đạm để tưới thường xuyên. Phân xanh, phân vi lượng, phân lân, phân chuồng, phân kali, khoai lang, rau. B. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1. (3 điểm) Tác hại của sâu, bệnh đối với cây trồng? Thế nào là biến thái và đặc điểm của các loại biến thái? Những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hại? Câu 2. (4 điểm) Hãy trình bày nội dung các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.?.Em hãy liên hệ địa phương em khi sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu, bệnh hại đã bảo vệ môi trường như thế nào?. 4.4. Củng cố. - GV thu bài, kiểm tra lại số bài. - Nhận xét và rút kinh nghiệm giờ kiểm tra. 4.5. Hướng dẫn về nhà. -Tự kiểm tra bài đã làm và chuẩn bị bài 15 – Làm đất và bón phân lót. 5. Rút kinh nghiệm: II. đáp án và biểu điểm: Phần I – Trắc nghiệm(3 điểm) Câu 1: (1 điểm) - (d) Câu 2: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Vi lượng. Phân chuồng. Phân lân. Rau. Phần II – Tự luận (7 điểm) Câu 1: (3 điểm) * Tác hại của sâu bệnh (1điểm) - Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng phát triển của cây như: Cây trồng bị biến dạng, chậm phát triển, màu sắc thay đổi. - Sâu bệnh phá hại năng suất cây trồng giảm. - Sâu bệnh làm chất lượng nông sản giảm. * Biến thái: Sự thay đổi cấu tạo hình thái của côn trùng gọi là biến thái.(0,5 điểm) * Biến thái hoàn toàn: Trứngà sâu nonà nhộng àsâu trưởng thành. .(0,5 điểm) * Biến thái không hoàn toàn: Trứngà sâu nonà sâu trưởng thành. .(0,5 điểm) * Dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh hại: .(0,5 điểm) - Khi bị sâu bệnh phá hại cây trồng cấu tạo hình thái bị biến dạng: Lá, quả gãy, thối củ, thân cành sần sùi. + màu sắc: trên lá quả có đốm đen, nâu vàng, trạng thái cây bị héo rũ. Câu 2: (4điểm) *Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại. .(0,5 điểm) Gồm: Vệ sinh đồng ruộng. Làm đất. Gieo trồng đúng thời vụ. Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lý. Luân phiên các loại cây trồng khác trên một đơn vị diện tích. Sử dụng giống chống sâu, bệnh. *Biện pháp thủ công. .(0,5 điểm) Dùng tay bắt sâu. Ngắt bỏ cành, lá bị bệnh. Dùng bẫy đèn, vợt, bả độc..... * Biện pháp hoá học.: Dùng các loại thuốc hoá học diệt sâu, bệnh. .(0,5 điểm) * Biện pháp sinh học.(0,5 điểm) Sử dụng các loại sinh vật có ích như: Ong mắt đỏ, bọ rùa, nấm, chim ếch và các chế phẩm sinh học để diệt sâu hại. * Biện pháp kiểm dịch thực vật.(0,5 điểm) Kiểm tra những sản phẩm nông, lâm nghiệp khi vận chuyển từ nơi này đến nơi khác. Liên hệ địa phương (1,5 điểm) Ngày soạn: 09/11/2008. Tuần: 12 Ngày giảng: 12/11/2008. Tiết thứ: 11 bài 8 – Thực hành nhận biết một số loại phân bón hoá học thông thường 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: - Sau khi học song học sinh phân biệt được một số loại phân bón thường dùng. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích và có ý thức bảo đảm an toàn lao động và báo vệ môi trường. 1.3. Thái độ - Có ý thức đảm bảo an toàn khi sử dụng và bảo vệ môi trường. 2.Chuẩn bị - GV: Đọc SGK, tài liệu tham khảo, làm thử thí nghiệm - HS: Đọc SGK, Chuẩn bị mẫu vật thực hành. 3. Phương pháp - Trực quan, thực hành. - Thảo luận, giảng giải. 4.Tiến trình dạy học: 4.1. ổn định, tổ chức lớp (1’) 4.2.Kiểm tra bài cũ: (Không) 4.3. Giảng bài mới GV nêu mục tiêu của bài: Nhận biết được một số loại phân hoá học thông thường. T/G Nội dung Hoạt động của thày trò Hoạt động 1: Tổ chức thực hành. 5’ - Là thức ăn bổ sung cho cây trồng. - Phân hữu cơ + Phân hoá học. I. Tổ chức thực hành - Kiểm tra dụng cụ thực hành của học sinh, kẹp gắp, thìa, diêm, nước. GV: Chia nhóm thực hành và mẫu phân bón. GV: Phân bón là gì? Gồm những loại phân nào? HS trả lời. GV: Giới thiệu bài mới, quy tắc an toàn lao động, quy trình thực hành. Hoạt động 2: Thực hiện quy trình. 17’ II.Quy trình thực hành. - Bước 1: Học sinh quan sát - Bước 2: Học sinh thao tác. - Bước1: Giáo viên thao tác mẫu học sinh quan sát. - Bước2: Giáo viên quan sát nhắc nhở học sinh những thao tác khó. Họat động 3: Đánh giá kết quả 2’ III Kết quả: - Thu dọn dụng cụ, làm vệ sinh. - Ghi kết quả vào vở theo mẫu. GV cho HS làm bài kiểm tra 15’ để thông qua đó GV đánh giá Kết quả thực hành của HS. 4.4. Củng cố (4’). GV: Đánh giá kết quả của học sinh và nhận xét đánh giá giờ học về chuẩn bị quy trình thực hành và an toàn lao động, kết quả thực hành. 4.5.Hướng dẫn về nhà (1’). - Về nhà học bài đọc và xem trước bài 15 SGK 5. Rút kinh nghiệm Đề bài kiểm tra 15’ – (Thực hành) Em hãy cho biết kết quả thực hành của em bằng cách điền kết quả thực hành vào bảng sau: Mẫu phân Có hoà tan không? Đốt trên than củi nóng đỏ có mùi khai hay không? Màu sắc Loại phân gì? Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Đáp án và biểu điểm bài kiểm tra 15’ Điền vào bảng thông tin đúng như sau: Mẫu phân Có hoà tan không? Đốt trên than củi nóng đỏ có mùi khai hay không? Màu sắc Loại phân gì? Mẫu 1 (3 điểm) Có (0,5 điểm) Có mùi khai (1 điểm) Màu trắng ( 0,5 điểm) Phân đạm (1 điểm) Mẫu 2 (3 điểm) Có (0,5 điểm) Không có mùi khai (1 điểm) Màu đỏ ( 0,5 điểm) Phân kali (1 điểm) Mẫu 3 (2điểm) Không hoặc ít hoà tan (0,5 điểm) Không có mùi khai (0,5 điểm) Màu nâu (0,5 điểm) Phân lân (0,5 điểm) Mẫu4 (2điểm) Không hoặc ít hoà tan (0,5 điểm) Không có mùi khai (0,5 điểm) Màu trắng (0,5 điểm) Vôi (0,5 điểm) Ngày soạn: 23/11/2008. Tuần: 13 Ngày giảng: 26/11/2008. Tiết thứ:12 Chương II. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt bài 15: Làm đất và bón phân lót 1. Mục tiêu: 1.1.Kiến thức: Sau khi học song học sinh hiểu được mục đích của việc làm đất trong sản xuất trồng trọt nói chung và công việc làm đất cụ thể. - Biết được quy trình và yêu cầu kỹ thuật của việc làm đất. - Hiểu được mục đích và cách bón phân lót cho cây trồng. - Nắm được thời vụ gieo trồng và yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng. 1.2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng làm đất và gieo trồng cây nông nghiệp. 1.3.Thái độ: - Có ý thức yêu lao động, làm việc khoa học và bảo vệ môi trường đất trong quá trình lao động sản xuất. 2.Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu SGK, hình 25, 26 SGK - HS: Đọc trước bài xem hình vẽ SGK. 3. Phương pháp: - Vấn đáp, thảo luận. - Giảng giải, trực quan 4. Tiến trình dạy học: 4.1. ổn định tổ chức (1’) 4.2. Kiểm tra bài cũ (không) 4.4. Giảng bài mới GV giới thiệu bài: Làm đất, bón phân lót là khâu đầu tiên của quy trình sản xuất cây trồng, làm tốt khâu này sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển tốt ngay từ khi mới gieo trồng. Hôm nay cô cùng các em cùng nghiên cứu Chương II. Quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt bài 15: Làm đất và bón phân lót t/g Nội dung Hoạt động thày trò Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc làm đất 8’ I. Làm đất nhằm mục đích gì? - Mục đích làm đất: làm cho đất tơi xốp tăng khả năng giữ nước chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất. GV: Đưa ra ví dụ để học sinh nhận xét tình trạng đất ( cứng – mềm ) GV: Làm đất nhằm mục đích gì? HS: Trả lời Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung các công việc làm đất. 22’ II. Các công việc làm đất. a. Cày đất: - Xáo chộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. b.Bừa và đập đất. - Làm cho đất nhỏ và san phẳng. c.Lên luống. - Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển. - Các loại cây trồng lên luống, Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ GV: Bao gồm công việc cày bừa, đập đất, lên luống. GV yêu cầu HS quan sát H. 25 và trả lời câu hỏi: GV: Cày đất có tác dụng gì? HS: Trả lời GV: Em hãy so sánh ưu nhược điểm của cày máy và cày trâu. HS: Trả lời GV yêu cầu HS quan sát H. 26 và yêu cầu học sinh nêu tác dụng của bừa và đạp đất. GV: Tại sao phải lên luống? Lấy VD các loại cây trồng lên luống. HS: Trả lời GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật bón phân lót. 10’ III. Bón phân lót. - Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình. - Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc. - Cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới. GV: Gợi ý để học sinh nhớ lại mục đích của bón lót nêu các loại phân để sử dụng bón lót. HS: Trả lời GV: Giải thích ý nghĩa các bước tiến hành bón lót 4.4.Củng cố.(3’) GV: Gọi 1-2 Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. Gv: Hệ thống lại bài học, nêu câu hỏi củng cố bài. 4.5. Hướng dẫn về nhà (1’): - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi cuối bài, đọc và xem bài 16 SGK 5. Rút kinh nghiệm --------------------------------------------------@------------------------------------------------------ Soạn ngày: ./ 11 /2008 Tuần thứ: Giảng ngày://2008 Tiết thứ: 13 bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Sau khi học xong học sinh hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng, các vụ gieo trồng chính ở nước ta. - Hiểu được mục đích của việc kiểm tra, sử lý hạt giống trước khi gieo trồng, các phương pháp sử lý hạt giống. - Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt trồng cây non. 1.2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về kiểm tra, xử lý hạt giống để giúp gia đình chọn hạt giống một số loại cây trước khi gieo hạt. 1.3. Thái độ. - Từ những biện pháp kỹ thuật chung, vận dụng vào điều kiện cụ thể, qua đó mà hình thành tư duy kỹ thuật. 2. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu SGK, hình 27, 28 SGK - HS: Đọc trước bài xem hình vẽ 27,28 SGK. 3. Phương pháp: - Vấn đáp, trực quan. - Thảo luận, giảng giải. 4. Tiến trình dạy học: 4.1. ổn định tổ chức (1’) 4.2. Kiểm tra bài cũ(5’) Câu 1: Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc đó? Câu 2: Em hãy nêu quy trình bón lót? 4.3.Giảng bài mới. Giới thiệu bài(1’): Để cây trồng cho năng suất cao, một trong các biện pháp quan trọng là xác định đúng thời vụ và kỹ thuật gieo trồng tốt. Bài hôm nay ta sẽ nghiên cứu gieo trồng như thế nào cho năng suất cao. bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp t/g Nội dung Hoạt động thày trò Hoạt động 1: Tìm hiểu thời vụ gieo trồng. 12’ I.Thời vụ gieo trồng. - Mỗi cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định thời gian đó gọi là thời vụ. 1) Căn cứ để xác định thời vụ: - Khí hậu - Loại cây trồng - Sâu bệnh 2.Các vụ gieo trồng: - Vụ đông xuân: Từ tháng 11 đến tháng 4; 5 năm sau trồng lúa, ngô, đỗ, lạc, rau, khoai, cây ăn quả, cây công nghiệp. - Vụ hè thu: Từ tháng 4 đến tháng 7 trồng lúa, ngô, khoai. -Vụ mùa: Từ tháng 6 đến tháng 11 trồng lúa, rau. - Vụ đông: Từ tháng 9 đến tháng 12 trồng ngô, đỗ tương, khoai, rau. GV: Em hãy nêu các loại cây trồng theo thời vụ?. HS: Trả lời - GV: Nhấn mạnh “khoảng thời gian” *Lưu ý: Mỗi loại cây đều có thời vụ gieo trồng thích hợp, cho học sinh phân tích 3 yếu tố trong SGK- Phân tích. GV: Cho học sinh kể ra các vụ gieo trồng trong năm đã nêu trong SGK GV: Các vụ gieo trồng tập trung vào thời điểm nào? HS: Trả lời. GV: Em hãy kể tên các loại cây trồng ứng với từng thời gian. HS: Trả lời. GV: Cho học sinh kẻ bảng điền từ các cây đặc trưng của 3 vụ. Hoạt động 2: Kiểm tra và sử lý hạt giống. 10’ II.Kiểm tra sử lý hạt giống. 1.Mục đích kiểm tra hạt giống. - Kiểm tra hạt giống nhằm đảm bảo hạt giống có chất lượng tốt đủ tiêu chuẩn đem gieo. - Tiêu chí giống tốt gồm các tiêu chí: 1,2,3,4,5. 2.Mục đích và phương pháp xử lý hạt giống. - Mục đích: Kích thích hạt giống nảy mầm nhanh, diệt trừ sâu bệnh hại. - Phương pháp: Nhiệt độ, hoá chất. GV: Kiểm tra hạt giống để làm gì? HS: Trả lời GV: Kiểm tra hạt giống theo những tiêu chí nào? HS: Trả lời GV: Xử lý hạt giống nhằm mục đích gì? HS: Trả lời Hoạt động 3: Phương pháp gieo trồng. 12’ II.Phương pháp gieo trồng. 1.Yêu cầu kỹ thuật: - Đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ khoảng cách và độ nông sâu. 2. Phương pháp gieo trồng. - Gieo hạt *Cách gieo - Ưu điểm Nhược điểm 1.Gieo vãi 2.Gieo hàng, hốc - Nhanh ít tốn công - Tiết kiệm hạt chăm sóc dễ - Số lượng hạt nhiều chăm sóc khó khăn - Tốn nhiều công - Trồng cây con - Ươm cây trong vườn-đem trồng - Trồng bằng củ, cành, hom. GV: Phân tích ý nghĩa các yêu cầu kỹ thuật làm rõ về mật độ, khoảng cách và độ nông sâu. GV: Mật độ là số khóm, số hạt gieo trên một đơn vị diện tích GV: Độ nông sâu tuỳ theo loại cây TB từ 2-5cm. GV: Cho học sinh nêu những loại cây trồng có ở địa phương được gieo trồng bằng những phương pháp nào? GV: Em hãy nêu một số loại cây gieo hạt ở địa phương. HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh phân biệt cây ngắn ngày và dài ngày lấy VD minh hoạ - Chỉ ra các công việc làm để có được cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng: ươm cây trong vườn. 4.4.Củng cố.(3’): - GV: Gọi 1-2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Tổng kết lại ý chính của bài học - Đánh giá giờ học. - Cho học sinh đọc phần có thể em chưa biết SGK. 4.5. Hướng dẫn về nhà (1’): - Về nhà học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc và xem trước bài 19 SGK 5. Rút kinh nghiệm --------------------------------------------------@------------------------------------------------------ Ngày soạn: Tuần thứ: Ngày giảng: Tiết thứ: 14 bài 19: các biện pháp chăm sóc cây trồng 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: Sau khi học xong học sinh biết được ý nghĩa, quy trình và nội dung các khâu kỹ thuật chăm sóc cây trồng như làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân thúc. - Làm được các thao tác chăm sóc cây trồng. - Kỹ năng có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần c

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_9_17.doc