I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS xác định được mục đích, yêu cầu của việc thu hoạch, bào quản và chế biến nông sản.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, hình thành các kĩ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. Qua đó phát triển tư duy kĩ thuật cho HS
3. Thái độ:
- có ý thức tiết kiệm, tránh hao hụt, thất thoát trong thu hoạch bảo quản và chế biến.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Phóng to hình 31 SGK. Sưu tầm: tranh về thu hoạch, bảo quản và chế biến
2. Học sinh:
- Tìm hiểu công việc thu hoạch chế biến, bảo quản nông sản ở địa phương.
III.Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 7a 1 7a 2
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu những công việc chăm sóc cây trồng? Mục đích của từng công việc?
3.Mở bài: Thu hoạch, chế biến , bảo quản nông sản là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất cây trồng. Nếu khâu này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá.
*Phát triển bài:
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 17/06/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tuần 9 - Liêng Jrang Ha Chú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:9 Ngày soạn 06/10 /2010
Tiết :17 Ngày dạy:
BÀI 20: THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS xác định được mục đích, yêu cầu của việc thu hoạch, bào quản và chế biến nông sản..
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, hình thành các kĩ thuật thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. Qua đó phát triển tư duy kĩ thuật cho HS
3. Thái độ:
- có ý thức tiết kiệm, tránh hao hụt, thất thoát trong thu hoạch bảo quản và chế biến.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Phóng to hình 31 SGK. Sưu tầm: tranh về thu hoạch, bảo quản và chế biến
2. Học sinh:
- Tìm hiểu công việc thu hoạch chế biến, bảo quản nông sản ở địa phương.
III.Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 7a 17a 2
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu những công việc chăm sóc cây trồng? Mục đích của từng công việc?
3.Mở bài: Thu hoạch, chế biến , bảo quản nông sản là khâu cuối cùng của quy trình sản xuất cây trồng. Nếu khâu này làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá.
*Phát triển bài:
Hoạt động 1: Thu hoạch:
* Mục tiêu : Nắm được cách thu hoạch
* Tiến trình:
Hoạt Động của GV
Hoạt động của học sinh
- Khi thu hoạch nông sản cần đảm bảo yêu cầu gì?
- Lấy VD cụ thể vì sao phải đúng độ chin nhanh gọn cẩn thận?
GV:Lúa quá chín sẽ gặt sẽ bị rớt nhiều hạt, quá xanh thì không chắc hạt
- Quan sát H 31, điền các phương pháp thu họach phù hợp vào H a,b,c,d và cho VD ïcác loại cây trồng được thu hoạch bằng phương pháp đó.
-Ngoài thu hoạch Thủ công,người ta còn thu hoạch bằng phương pháp nào nưã?
So sánh phương pháp thủ công và cơ giới trong thu hoạch?
GV: Trong 1 tương lai không xa, Bố mẹ các em sẽkhông phải vất vả trong các mùa thu hoạch. Công việc đó được thay bằng máy.
HS: đúng lúc: không non, không già
đúng cách: nhẹ nhàng,
không để hư, bầm dập
HS quan sát thảo luận làm bài H31a,b,c,d và cho VDï
HS so sánh ưu, nhược điểm của 2 pp trên
* Tiểu kết:
I.Thu hoạch:
1. Yêu cầu: Đúng độ chín, nhanh gọn, cẩn thận.
2. Phương pháp
- Thủ công: hái, cắt, đào, nhổ.
- Cơ giới:Máy gặt đập, máy cắt...
Hoạt động 2: Bảo quản
* Mục tiêu :Biết được các cách bảo quản
* Tiến trình:
Hoạt Động của GV
Hoạt động của học sinh
Hỏi:Mục đích của bảo quản nông sản sau khi thu hoạch là gì?
Lấy VD Minh hoạ nếu bảo quản không tốt sẽ làm hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng nông sản?
GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn (3’)
- Để bảo quản tốt cần đảm bảo những điều kiện nào? Vì sao?
- Có những phương pháp bảo quản nào?
Nêu đặc điểm của từng phương pháp?
Hỏi: Những nông sản thường phải bảo quản lạnh, thoáng, kín?
- Địa phương em thường áp dụng phổ biến phương pháp nào?
HS trả lời
HS: Ngô, lúa bị mốc mọt. Cà chua, rau caiû:ở nhiệt độ cao,bí hơi sẽ bị giập, thối
- HS thảo luận theo bàn, đại diện trình bày, HS khác bổ sung
HS: Bảo quản Kín, thông thoáng, lạnh
HS kể tên các nông sản
* Tiểu kết:
II. Bảo quản
1. Mục đích: Hạn chế sự hao hụt về số lượngvà giảm sút về chất lượng nông sản.
2. Các điều kiện để bảo quản tốt
- Hạt: sấy khô, (phơi)
- Rau, quả: sạch sẽ không dập nát
- Kho cất giữ: cao ráo, thoáng mát, đã khử trùng
3. Phương pháp bảo quản
- Bảo quản kín: Không để tiếp xúc với không khí
- Thông thoáng: Để nông sản tiếp xúc với không khí
- Lạnh: ở nhiệt độ thấp
Hoạt động 3: Chế biến
* Mục tiêu : Biết được các cách chế biến.
* Tiến trình:
Hoạt Động của GV
Hoạt động của học sinh
- Vì Sao nông sản sau khi thu hoạch cần chế biến?
GV sau khi thu hoạch phần lớn nông sản ở dạng tươi dễ bị biến đổi chất lượng => Chế biến sẽ làm nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản, hiệu quả kinh tế cao hơn
- Có những phương pháp chế biến nào?
GV yêu cầu HS thảo luận 3’
- Kể tên các loại nông sản thường chế biến bằng sấy khô, đóng hộp, chế biến thành tinh bột hay bột mịn?
Hỏi: ở địa phương ta chế biến nông sản bằng những phương pháp nào?
GV:có nhiều phương pháp chế biến bằng day chuyền hiện đại như mía đường, các loại bánh
HS chế biến sẽ giúp vật nuôi ăn ngon miệng hơn, để được lâu hơn
HS: làm mật dâu, xi rô dâu... sấy chuối khô...
HS: sấy khô, đóng hộp, chế biến thành tinh bột hay bột mịn
Hs kể tên các nônmg sản
* Tiểu kết:
III. Chế biến
1. Mục đích: Tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản
2. Phương pháp chế biến
- Sấy khô: Lúa, bắp
- Đóng hộp: trái cây
- Chế biến thành bột: củ sắc, mì tinh, chuối nước...
- Muối chua: cải dưa, cà
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ trả lời câu hỏi 1,2,3 GV bổ sung
5. Dặn dò:
Tìm hiểu bài 21 trang 53. Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ. mục đích của việc luân canh, xen canh, tăng vụ.
6.Rút kinh nghiệm:
..
Tuần:09 Ngày soạn: 07/10/2010
Tiết 18 Ngày dạy:
BÀI 21: LUÂN CANH - XEN CANH - TĂNG VỤ
I. Mục tiêu bài học: Qua bài học này học sinh cần phải:
1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm và lấy VD về luân canh, xen canh, tăng vụ. Chứng minh được lợi ích của luân canh, xen canh, tăng vụ đối với việc cải tạo đất, phòng trừ dịch bệnh tăng năng suất cây trồng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích các biện pháp qua đó phát triển tư duy kĩ thuật trong canh tác cây trồng
3. Thái độ:
- Có ý thức cao trong lao động, tham gia giúp đỡ gia đình những công việc vừa sức.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Phóng to hình : 33 SGK , sưu tầm thêm tranh ảnh 1 số khu ruộng đồi trồng xen canh
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bài mới, tìm hiểu tình hình luân canh, xen canh, tăng vụ ở địa phương.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định: 7a 1..7a 2.
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Mở bài: Theo em độc canh là gì? ( ch3 trồng 1 loại cây trồng từ vụ này sang vụ khác)
- Luân canh, xen canh khác với độc canh ở điểm nào? Tăng vụ là gì? Luân canh, xen canh, tăng vụ có vai trò như thế nào đối với việc cải tạo đất, phòng trừ sâu bênh, cũng như năng suất cây trồng chúng ta cùng tìm hiểu bài 21
Hoạt động 1: Luân canh, xen canh, tăng vụ
* Mục tiêu : Nắm được cách luân canh, xen canh, tăng vụ
* Tiến trình:
Hoạt Động của GV
Hoạt động của học sinh
Ở địa phương em T9-10, Sau khi thu hoạch lúa, có trồng thêm cây gì nữa không?
Thu hoạch ngô sẽ trồng cây gì?
GV:trên 1 đơn vị diện tích, 1 năm có thể trồng nhiều loại cây luân phiên nhau.
Vậy luân canh là gì? Khác với độc canh ở điểm nào?
GV yêu cầu đọc VD SGK:
- Có mấy hình thức luân canh?
Có nên luân phiên trồng 2 loại cây có mức tiêu thụ chất dinh dưỡng và khả năng chống sâu bệnh như nhau không? Vì sao?
Gv gọi 1 HS đọc nội dung lưu ý
Hãy lấy VD về 2 hình thức luân canh phù hợp với đặc điểm trên?
Gv yêu cầu quan sát H33:
- Em thấy gì trong H33?
- Vậy xen canh là gì?
GV: Khi xen canh nên chọn 1 trong 2 cây chịu bóng, không dành chất dinh dưỡng, ánh sáng của nhau
Địa phương em thường xen canh giữa những loại cây nào?
GV gọi 1 HS đọc VD ở mục 3 SGK
Tăng vụ là gì?
Hiện nay, địa phương em gieo trồng được mấy vụ trên 1 năm
HS: cây vụ đông: cà chua, ngô, đậu, rau
Lúa xuân
Độc canh:1loại cây> < luân canh: trồng nhiều loại cây
HS: có 2 hình thức
+ Cây trồng cạn với nhau
+ Cây trồng cạn với nước
- Không nên, vì sẽ làm cạn kiệt 1số chất dinh dưỡng, và sâu bệnh quen thức ăn
- Ngô-đậu tương
- Cà chua-củcải-khoai tây
- Lúa-càchua
HS: Cây đậu xen cây ngô
HS trả lời
HS: trả lời theo thực tế
HS đọc
HS trả lời theo thực tế
* Tiểu kết:
I. Luân canh, xen canh, tăng vụ
1. Luân canh
- Là gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng 1 diện tích
2. Xen canh
- Trê cùng 1 đơn vị diện tích, trồng 2 loại hoa màu cùng 1 lúc hoặc cách nhau không lâu.
3. Tăng vụ: Là tăng số vụ gieo trồng trong một năm trên một đơn vị diện tích.
Hoạt động 2:Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
* Mục tiêu : Hiểu được tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
* Tiến trình:
Hoạt Động của GV
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS thảo luận 4’ làm bài tập SGK: Điền từ, cụm từ vào chỗ trống cho hoàn chỉnh nội dung về tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
- Địa phương em đã vân dụng hợp lí 3 hình thức canh tác trên như thế nào?
HS: thảo luận và đại diện trình bày, HS khác bổ sung
HS suy nghĩ và trả lời
* Tiểu kết:
II. Tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ
- Luân canh làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng và giảm sâu bệnh
- Xen canh sử dụng hợp lí đất đai, ánh sáng và điều hoà dinh dưỡng
- Tăng vụ góp phần làm tăng thêm sản phẩm thu hoạch
4 . Củng cố : Gv gọi HS đọc ghí nhớ
- Thế nào là Luân canh , xen canh tăng vụ?
Cột A
Phần nối
Cột B
1. Luân canh
a. Sử dụng hợp lí đất đai, ánh sáng và điều hoà dinh dưỡng
2. Xen canh
b. Góp phần làm tăng thêm sản phẩm thu hoạch
3. Tăng vụ
c.Làm cho đất tăng độ phì nhiêu, điều hoà dinh dưỡng ,giảm sâu bệnh
5. Dăn dò: Soạn và học bài theo câu hỏi trong đề cươ ôn tập để chuẩn bị cho tiết ôn tập.
6.Rút kinh nghiệm:
....
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_7_tuan_9_lieng_jrang_ha_chu.doc