Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Bài 1-18

 1.Những nguyên nhân chính gây tai nạn điện:

 1.1.Chạm trực tiếp vào vật mang điện: Chỉ xảy ra khi ta chạm trực tiếp vào vật mang điện như dây trần, vỏ máy bằng kim loại bị rò điện hoặc chi tiết của thiết bị có lớp bọc cách điện không tốt .

 1.2.Do phóng điện hồ quang: Chỉ xảy ra khi ta đến quá gần phần mang điện cao áp, dòng điện có thể đánh thủng lớp cách điện để chạy qua người.

 1.3.Do điện áp bước: Là điện áp giữa hai bước chân khi ta đứng trong vùng điện cao áp chạm đất như dây cao áp chạm đất, cây xanh chạm vào dây cao áp, cọc tiếp đất của chống sét lúc đang chịu sét Thì điện áp giữa 2 bước chân có thể đạt mức nguy hiểm .

 2.An toàn lao động trong nghề điện:

 2.1.An toàn trong lắp đặt điện:

 -Cách điện tốt giữa những phần tử mang điện với nhau, giữa phần mang điện và phần không mang điện như trụ điện, nhà cửa , vỏ máy

 -Che chắn cẩn thận những bộ phận nguy hiểm như ổ cắm, cầu dao, cầu chì, công tắc, mối nối dây

 -Tuyệt đối không dùng dây trần dẫn điện trong nhà .

 -Thực hiện nối đất hoặc nối trung hòa theo đúng chỉ dẫn của thiết bị, cọc và dây tiếp đất phải đúng quy cách.

 2.2.An toàn trong sửa chữa điện:

 -Cắt nguồn điện, treo bảng “Đang sửa chữa, cấm đóng điện ” lên cầu dao đã cắt.

 -Dùng bút thử điện kiểm tra lại để biết chắc nguồn điện đã bị cắt trước khi sửa chữa .

 -Nơi làm việc phải đủ rộng, tránh va chạm vào các vật mang điện.

 -Trường hợp buộc phải sửa chữa khi có điện, nhất thiết phải trang bị đầy đủ thiết bị an toàn như ủng, yếm, bao tay cách điện, dụng cụ cầm tay cách điện bằng cao su đặc biệt.

 -Luôn giữ cho tâm lý ổn định, thao tác chính xác và an toàn.

 

doc21 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 01/07/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Bài 1-18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 1 CÔNG NGHIỆP ĐIỆN VÀ ĐIỆN NĂNG I.YÊU CẦU: -Hiểu được sự ích lợi, tính ưu việt của điện năng và đặc điểm, yêu cầu của nghề điện. -Biết tiết kiệm trong sử dụng năng lượng điện. -Hình thành ý thức tiết kiệm, sử dụng điện hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường. II.NỘI DUNG: 1.Ích lợi của điện năng: Điện năng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp “Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa” đất nước. Các đồ dùng điện phục vụ rất nhiều trong sản xuất, khoa học, đời sống giúp tăng năng suất lao động, dể sử dụng, bảo quản, hiệu suất cao, không ô nhiễm môi trường. 2.Tính ưu việt của điện năng: So với các dạng năng lượng khác điện năng có những ưu điểm sau: 2.1.Sản xuất: Máy phát điện có thể hoạt động bằng nhiều nguồn năng lượng khác như: khí đốt, dầu hỏa, than đá, sức nước, sức gió, nguyên tử năng, năng lượng mặt trời 2.2.Truyền tải: Dòng điện truyền tải và phân phối nhanh chóng đến tận nơi tiêu thụ qua hệ thống đường dây và mạng điện. Vận tốc lan truyền của dòng điện khoảng 300.000 km/giây, tương đương vận tốc ánh sáng. 2.3.Sử dụng: Điện năng dễ chuyển sang các dạng năng lượng khác như : -Chuyển thành cơ năng qua các loại động cơ điện. -Chuyển thành nhiệt năng qua bàn là, bếp điện -Chuyển thành quang năng qua các loại đèn điện. 3.Tiết kiệm điện năng: Sử dụng điện một cách hợp lý là trách nhiệm của mọi người, tiết kiệm điện không chỉ vì kinh tế mà còn góp phần tạo sự ổn định cho nguồn điện. Muốn tiết kiệm điện năng cần lưu ý : -Chọn đồ dùng điện có công suất phù hợp và sử dụng hết công suất đã chọn. -Chọn đúng tiết diện và loại dây dẫn điện. -Giảm bớt thời gian tiêu thụ điện năng vô ích. -Phát hiện và xử lý kip thời các sự cố về điện như quá tải, rò điện 4.Đặc điểm và yêu cầu của nghề điện: 4.1.Đặc điểm: -Các công việc về điện rất đa dạng như: thiết kế, sản xuất, đo lường, lắp đặt, sửa chữa, quản lý, vận hành -Trong công việc người thợ thường tiếp xúc với nguồn điện nguy hiểm, những bản vẽ kỹ thuật điện, những thiết bị đo đạt-kiểm tra hiện đại và có khi phải thao tác trên cao. 4.2.Yêu cầu: Vì vậy người làm công tác về điện cần đạt một số yêu cầu sau : -Trình độ văn hoá đủ để tiếp thu những kiến thức về điện và cơ khí. -Có đủ kỹ năng hành nghề về điện và cơ khí. -Không bệnh tật về huyết áp, tim mạch, khiếm thính, loạn thị. -Có đầy đủ sức khoẻ, thần kinh tốt, tâm lý ổn định. --------------------------------------------- AN TOÀN ĐIỆN Bài: 2 I.YÊU CẦU: -Hiểu được những nguyên nhân chính gây tai nạn điện. -Biết cách phòng tránh và ứng dụng các biện pháp an toàn lao động trong nghề điện. -Luôn thận trọng và có ý thức về an toàn điện. II.NỘI DUNG: 1.Những nguyên nhân chính gây tai nạn điện: 1.1.Chạm trực tiếp vào vật mang điện: Chỉ xảy ra khi ta chạm trực tiếp vào vật mang điện như dây trần, vỏ máy bằng kim loại bị rò điện hoặc chi tiết của thiết bị có lớp bọc cách điện không tốt . 1.2.Do phóng điện hồ quang: Chỉ xảy ra khi ta đến quá gần phần mang điện cao áp, dòng điện có thể đánh thủng lớp cách điện để chạy qua người. 1.3.Do điện áp bước: Là điện áp giữa hai bước chân khi ta đứng trong vùng điện cao áp chạm đất như dây cao áp chạm đất, cây xanh chạm vào dây cao áp, cọc tiếp đất của chống sét lúc đang chịu sét Thì điện áp giữa 2 bước chân có thể đạt mức nguy hiểm . 2.An toàn lao động trong nghề điện: 2.1.An toàn trong lắp đặt điện: -Cách điện tốt giữa những phần tử mang điện với nhau, giữa phần mang điện và phần không mang điện như trụ điện, nhà cửa , vỏ máy -Che chắn cẩn thận những bộ phận nguy hiểm như ổ cắm, cầu dao, cầu chì, công tắc, mối nối dây -Tuyệt đối không dùng dây trần dẫn điện trong nhà . -Thực hiện nối đất hoặc nối trung hòa theo đúng chỉ dẫn của thiết bị, cọc và dây tiếp đất phải đúng quy cách. 2.2.An toàn trong sửa chữa điện: -Cắt nguồn điện, treo bảng “Đang sửa chữa, cấm đóng điện ” lên cầu dao đã cắt. -Dùng bút thử điện kiểm tra lại để biết chắc nguồn điện đã bị cắt trước khi sửa chữa . -Nơi làm việc phải đủ rộng, tránh va chạm vào các vật mang điện. -Trường hợp buộc phải sửa chữa khi có điện, nhất thiết phải trang bị đầy đủ thiết bị an toàn như ủng, yếm, bao tay cách điện, dụng cụ cầm tay cách điện bằng cao su đặc biệt. -Luôn giữ cho tâm lý ổn định, thao tác chính xác và an toàn. ----------------------------------------- CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT Bài: 3 I.YÊU CẦU: -Hiểu được các phương pháp cấp cứu người trước và sau khi bị điện giật. -Biết cấp cứu người khi có tai nạn điện xảy ra. -Ghi nhớ các phương pháp và sẳn sàng cứu người khi cần thiết. II.NỘI DUNG: 1.Trình tự cấp cứu người bị điện giật: 1.1.Cấp cứu ngay khi bị điện giật: a.Cắt nguồn điện: Khi có tai nạn điện xảy ra ta cần bình tĩnh tìm cầu dao, cầu chì nơi gần nhất để cắt nguồn điện. Trường hợp không cắt được điện, có thể dùng sào gỗ khô gạt dây dẫn điện đang tiếp xúc ra khỏi cơ thể nạn nhân. Lưu ý: Trường hợp nạn nhân ở trên cao cần có biện pháp an toàn, phòng khi thoát ra khỏi nguồn điện nạn nhân không bị rơi từ trên cao xuống. b.Kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện: Nếu là nguồn hạ áp từ 220V trở xuống có thể tranh thủ kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Người cứu phải được cách điện với mặt đất, dùng bao tay cách điện nắm 1 phần cơ thể nạn nhân kéo ra khỏi vùng nguy hiểm. 1.2.Cấp cứu sau khi bị điện giật: Cần căn cứ mức độ thương tích của nạn nhân để có biện pháp cấp cứu kịp thời và chính xác. a.Trường hợp nạn nhân bất tĩnh nhưng chưa mất tri giác: Đưa đến nơi ấm và thoáng đặt nằm yên tĩnh, thoải mái. b.Trường hợp nạn nhân đã mất tri giác: Nạn nhân không còn cảm giác đau, hơi thở suy nhược dần và có hiện tượng co giật. Cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. c.Trường hợp nạn nhân ngừng thở, tim mạch ngừng đập: Không được xem là chết, cấp cứu ngay bằng xoa bóp tim và hô hấp nhân tạo. 2.Các phương pháp hô hấp nhân tạo: 2.1.Hà hơi thổi ngạt: -Móc tạp chất trong miệng nạn nhân ra, đặt nạn nhân nằm ngữa, đầu ngã ra sau, mũi hướng lên trời, cởi áo và nới thắt lưng để không khí vào lồng ngực được tốt. -Người cứu: một tay bóp chặt mũi nạn nhân (để hơi không bị thoát ra đường mũi) một tay cạy miệng nạn nhân thổi mạnh hơi vào. Khi thổi phải làm cho lồng ngực nạn nhân căng ra. Thổi xong buông tay ra ngay để nạn nhân tự thở ra. -Trường hợp không cạy được miệng nạn nhân thì người cứu dùng tay bịt kín miệng (để khi hà hơi không bị thoát ra đường miệng) rồi thổi mạnh hơi vào đường mũi. -Tiến hành từ 16-20 lần/phút. 2.2.Nắn sau lưng: (trường hợp 1 người cứu) -Đặt nạn nhân nằm sấp, đầu gối vào 1 tay, mặt nghiêng 1 bên, tay kia duỗi ra phía trước cạnh đầu, đệm tấm lót dưới mặt, nếu được thì kéo lưỡi nạn nhân ra. -Người cứu quỳ gối hai bên đùi nạn nhân, hai tay duỗi thẳng, đặt vào giữa lưng và sườn nạn nhân ấn mạnh xuống phía xương sống theo hướng hoành cách mô về phía tim, để vừa bóp sườn vào vứa ép máu về tim (miệng đếm nhẩm 1,2,3). Ấn xong buông tay ra ngay để nạn nhân tự hít vào (miệng đếm nhẩm 4,5,6). -Tiến hành đều đặn theo nhịp thở người cứu. 2.3.Co duỗi tay, ấn lồng ngực: (trường hợp 2 người cứu) -Đặt nạn nhân nằm ngữa, lót gối dưới lưng, đầu ngã về phía sau cho lồng ngực nạn nhân căng ra . -Người cứu 1: quỳ ở phía đầu, nắm hai tay nạn nhân ấn vào hai bên lồng ngực cho nạn nhân thở ra (miệng đếm nhẩm 1,2,3), sau đó nắm hai tay nạn nhân kéo về phía đầu rồi duỗi thẳng hai bên đầu nạn nhân làm cho lồng ngực nạn nhân căng ra để nạn nhân tự hít vào (miệng đếm nhẩm 4,5,6). -Người cứu 2: cạy miệng nạn nhân và kéo lưỡi ra. 2.4.Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: -Đặt nạn nhân nằm ngữa và cởi áo ra. -Động tác người cứu: hai bàn tay úp lên nhau đặt phía trên buồng tim nạn nhân một ít, ấn mạnh xuống phía xương sống để ép máu trong tim ra, ấn xong buông tay ra ngay để lồng ngực nạn nhân tự phục hồi trạng thái cũ, máu lại vào tim (Tiến hành 60-80 lần/phút). -Động tác nầy cần kết hợp với hô hấp nhân tạo. -------------------------------------------------- MÁY BIẾN ÁP 1 PHA Bài: 4 I.YÊU CẦU: -Nắm vững công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và nguyên tắc sử dụng, bảo quản máy biến áp 1 pha dùng trong gia đình. -Sử dụng máy biến áp dùng trong gia đình đúng phương pháp. -Thường xuyên quan tâm đến an toàn điện và kiểm tra vôn kế của máy. II.NỘI DUNG: 1.Công dụng: Máy biến áp 1 pha dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều 1 pha, thường được sử dụng trong gia đình dưới hình thức máy ổn áp. 2.Cấu tạo: Cấu tạo MBA gồm 3 phần chính: lõi thép (mạch từ), dây quấn và vỏ máy. -Lõi thép: Có kiểu lõi và kiểu bọc, đều được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện. Lõi thép được dùng làm mạch từ (từ thông đi trong lõi thép) và làm khung để quấn dây. -Dây quấn: Là dây điện từ, được quấn quanh lõi thép. Dây quấn có 2 cuộn, cuộn nối với nguồn gọi là sơ cấp, cuộn nối với phụ tải gọi là thứ cấp. Các vòng dây quấn phải được cách điện với nhau và cách điện với lõi thép . -Vỏ máy: Dùng để bảo vệ dây quấn đồng thời làm giá để lắp các đồng hồ đo điện, công tắc, đèn báo, Rơ le bảo vệ, ổ cắm điện, các cọc đầu dây 3.Nguyên lý hoạt động: I1 Chiều từ thông U2 U1 I2 Phụ tải Nguồn ~ MBA làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Khi nối cuộn dây sơ cấp N1 vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U1, dòng điện I1 chạy trong cuộn sơ cấp sẽ sinh trong lõi thép một từ thông biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thông này móc vòng sang cuộn thứ cấp N2 sinh ra sức điện động cảm ứng E2 , đồng thời sinh ra trong cuộn sơ cấp một sức điện động tự cảm E1. Khi nối phụ tải vào cuộn thứ cấp sẽ sinh ra dòng điện I2 và điện áp ở hai đầu phụ tải là U2.. 4.Sử dụng và bảo dưỡng máy biến áp: Muốn MBA sử dụng được bền lâu ta cần lưu ý các nguyên tắc sau : -Điện áp của cuộn sơ cấp phải phù hợp với điện áp nguồn (Vôn kế của máy phải đạt điện áp định mức). -Công suất định mức của máy phải lớn hơn hoặc bằng công suất phụ tải. -Kểm tra kỹ thuật của máy nếu thấy nóng bất thường. -Lắp thiết bị bảo vệ quá điện áp, quá tải, rò điện cho máy. -Đặt máy nơi khô ráo, thoáng, ít bụi và giữ máy luôn được sạch./. ----------------------------------------------- QUAN SÁT CẤU TẠO Máy tăng giảm điện áp dùng trong gia đình Bài: 5 I.YÊU CẦU: -Nắm vững trình tự tháo ráp máy biến áp theo đúng yêu cầu kỹ thuật. -Biết tháo ráp, quan sát máy tăng giảm điện áp dùng trong gia đình. -Quan tâm đến an toàn điện và vệ sinh môi trường. II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: 1.Tháo nắp vỏ máy: -Dùng tua vít tháo ốc vít giữ nắp vỏ máy. -Tháo nắp vỏ máy ra ngoài. (lưu ý trường hợp trên nắp vỏ máy có thiết kế linh kiện và còn vướng dây dẫn). 2.Quan sát: -Quan sát lõi thép (mạch từ). -Quan sát cuộn dây quấn, phương pháp cách điện, loại dây quấn (dây đồng hay nhôm, dây có tráng men cách điện hay cách điện bằng sợi gai) -Quan sát các đầu dây đấu vào các chuyển mạch và đối chiếu với sơ đồ nguyên lý. -Xoay thử các chuyển mạch quan sát bằng mắt và nghe tiếng kêu qua các vị trí ổ bi. -Quan sát các cọc đấu dây điện nguồn (In put), dây ra tải (Out put). -Quan sát cầu chì, công tắc, ổ cắm điện, vôn kế, ampe kế, đèn báo, áptômát bảo vệ quá tải, mạch bảo vệ quá điện áp 3.Lắp ráp: -Lắp nắp vỏ máy vào đúng vị trí. -Dùng tua vít siết chặt các ốc vít lại. Bài thực hành hoàn thành. --------------------------------------------------- VẬN HÀNH MÁY TĂNG GIẢM ĐIỆN ÁP (Survolteur) dùng trong gia đình Bài: 6 I.YÊU CẦU: -Nắm vững nguyên lý hoạt động của máy tăng giảm điện áp. -Vận hành, sử dụng đúng phương pháp máy tăng giảm điện áp dùng trong gia đình. -Thường xuyên quan tâm đến vôn kế của máy. II.HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: 1.Giới thiệu sơ đồ nguyên lý máy tăng giảm điện áp: Máy tăng giảm điện áp dùng trong gia đình được ứng dụng theo kiểu máy biến áp tự ngẫu. Trong đó cuộn sơ cấp được chia thành nhiều phần nhỏ, đấu vào các chuyển mạch, để điều chỉnh số vòng dây phù hợp với điện áp nguồn. 2.Vận hành máy: 2.1.Kiểm tra an toàn trước khi vận hành máy: -Chuyển mạch bốn nấc phải ở vị trí bằng hoặc lớn hơn điện áp nguồn một cấp. -Chuyển mạch mười nấc ở vị trí số 0 (tắt máy). -Xoay thử các chuyển mạch không bị vướng, có tiếng nhảy đều qua vị trí các số. 2.2.Phương pháp vận hành máy: -Đóng điện nguồn vào máy, chỉnh chuyển mạch mười nấc lên vị trí số 1 (mở máy), kiểm tra trị số điện áp trên vôn kế. -Tiếp tục chỉnh chuyển mạch mười nấc cho đến khi volt kế đạt trị số điện áp định mức của máy mới đóng điện ra tải. -Quan sát ampe kế để biết dòng điện ra tải, không để công suất máy bị quá tải. Lưu ý khi sử dụng: -Công suất của máy phải lớn hơn hoặc bằng công suất của tải. -Khi cần sử dụng chuyển mạch 4 nấc, ta trả chuyển mạch 10 nấc vế số 0 (tắt máy), chỉnh chuyển mạch 4 nấc đến vị trí phù hợp rồi mới khởi động lại chuyển mạch 10 nấc. -Muốn điều chỉnh điện áp hoặc tắt máy phải cắt tải ra khỏi máy để tránh làm hỏng chuyển mạch./. --------------------------------------------------- ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA Bài: 7 I.YÊU CẦU: -Hiểu được công dụng, phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện. -Xác định được các loại động cơ điện thường gặp trong sinh hoạt. -Đảm bảo an toàn trong sử dụng động cơ điện và vệ sinh môi trường. II.NỘI DUNG: 1.Công dụng: Động cơ điện là loại đồ dùng điện biến điện năng thành cơ năng, được sử dụng rất nhiều trong sản xuất và sinh hoạt như: quạt điện, bơm nước, tủ lạnh, máy giặt 2.phân loại: Trong sinh hoạt có rất nhiều loại động cơ điện như: -Động cơ điện 1 chiều: dùng nguồn điện của pin, bình ắc quy như động cơ điện trên xe, động cơ trong những đồ chơi trẻ em -Động cơ điện đồng bộ: dùng làm máy phát điện. -Động cơ điện không đồng bộ: là động cơ có rôto lồng sóc như quạt bàn, quạt trần, bơm nước -Động cơ điện vạn năng: là động cơ có rôto dây quấn như động cơ trên máy may, cối xay sinh tố, khoan điện... 3.Cấu tạo của động cơ không đồng bộ 1 pha: Động cơ không đồng bộ 1 pha được cấu tạo từ hai phần chính: stato và rôto. a.Stato (phần cảm, phần cố định): được cấu tạo từ 2 phần chính: -Lõi thép: là khối thép hình vành khăn, được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện, mặt trong có rãnh để quấn dây stato. -Dây quấn: là dây điện từ bằng đồng, thường có 2 cuộn. Cuộn làm việc và cuộn khởi động. Dây quấn phải được cách điện với nhau và cách điện với lõi thép. b.Rôto (phần ứng, phần quay): được cấu tạo từ hai phần chính: -Lõi thép: là khối thép hình trụ, được ghép bằng những lá thép kỹ thuật điện, trên mặt có rãnh để đặt dây quấn rôto. -Dây quấn: trong rãnh được đặt những thanh nhôm (không cách điện với lõi), các thanh nầy được nối với nhau ở hai đầu bằng hai vòng nhôm giống như cái lồng con sóc nên có tên gọi là rôto lồng sóc. 4.Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ 1 pha: Động cơ không đồng bộ 1 pha làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Đặt rôto vào tâm các cuộn dây stato, khi có dòng điện vào, rôto sẽ quay theo chiều từ trường được tạo bởi các cuộn dây stato./. ----------------------------------------------------- SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN ĐỘNG CƠ ĐIỆN Bài: 8 I.YÊU CẦU: -Biết được những nguyên tắc chung trong sử dụng-bảo quản động cơ điện. -Sử dụng, bảo quản đồ dùng điện có động cơ đúng phương pháp. -Đảm bảo an toàn trong sử dụng động cơ điện và vệ sinh môi trường. II.NỘI DUNG: 1.Nguyên tắc chung: 1.1.Sử dụng : -Điện áp định mức của động cơ phải phù hợp với điện áp nguồn. -Công suất của động cơ phải phù hợp với công suất tiêu thụ, không để quá tải. -Khi động cơ làm việc nhiệt độ không quá 600C ; không bị rò điện ra vỏ máy. -Cầu chì, hệ thống đường dây tải điện phải bảo đảm tiếp xúc tốt về điện và phù hợp với cường độ dòng điện định mức của động cơ. 1.2.Bảo quản : -Kiểm tra độ trơn, độ rơ trục máy khi thấy động cơ khó khởi động hay có tiếng kêu lạ. -Giữ chắc chân đế động cơ, những phần quay nguy hiểm phải được bảo vệ cẩn thận. -Đặt động cơ nơi khô ráo, thoáng, ít bụi và thường xuyên lau sạch để giải nhiệt tốt. -Thường xuyên kiểm tra hệ thống tiếp đất, cọc và dây tiếp đất phải đúng tiêu chuẩn. -Khi phát hiện có mùi khét hoặc có hiện tượng không bình thường phải cho dừng động cơ ngay để kiểm tra, xử lý. 2.Giới thiệu vài loại đồ dùng điện có động cơ thường gặp trong sinh hoạt: 2.1.Quạt điện: a.Cấu tạo chính: Gồm một động cơ điện và một cánh quạt. -Động cơ điện: thường dùng loại động cơ không đồng bộ 1 pha có tụ khởi động. Đối với động cơ công suất nhỏ có thể khởi động bằng khâu từ cực (vòng ngắn mạch). -Cánh quạt: +Với quạt bàn cánh thường làm bằng nhựa, được lắp trên đầu trục động cơ. +Với quạt trần cánh được làm bằng kim loại, do phần trục máy được cố định để treo lên trần nên phần quay là vỏ máy, cũng chính là nơi cố định cánh quạt. b.Chi tiết phụ: -Hộp số: Gồm các số để chọn vận tốc và các cuộn dây quấn trên lõi thép (hoặc stato) để cản bớt dòng điện vào động cơ, làm cho động cơ yếu dần theo yêu cầu sử dụng. -Bộ chuyển hướng (tuốc năng): Gồm một bộ truyền động bằng các bánh xe răng nhận chuyển động quay tròn của trục động cơ biến thành chuyển động tịnh tiến quay qua, quay lại để chuyển hướng gió theo yêu cầu. -Thân quạt: Với một quạt bàn hoàn chỉnh còn có thân quạt vừa làm chân đế vừa làm giá lắp động cơ, lồng bảo hiểm cánh quạt, hộp số, bộ hẹn giờ, đèn báo c.Nguyên lý hoạt động: Khi động cơ quay, cánh quạt hút gió từ phía sau làm mát động cơ rồi tải gió ra phía trước. d.Nguyên tắc sử dụng và bảo quản: -Điện áp định mức của động cơ phải phù hợp với điện áp nguồn. -Giữ chắc chân đế quạt bàn, tránh va chạm trước khi đóng điện. -Quạt trần phải được treo vững chắc, không đảo, không lắc khi hoạt động. -Đặt quạt nơi khô ráo, thoáng, ít bụi. -Định kỳ bảo dưỡng, vệ sinh và bôi trơn cho động cơ. 2.2.Máy bơm nước ly tâm: a.Cấu tạo chính: Gồm một động cơ điện và đầu bơm ly tâm. -Động cơ điện: thường dùng loại động cơ không đồng bộ 1 pha có tụ khởi động. -Đầu bơm ly tâm: được cấu tạo từ 2 phần chính : +Bầu bơm ly tâm: là nơi chứa cánh quạt, thường được làm bằng gang, có dạng xoáy trôn ốc, gồm 2 mảnh ghép lại để dễ lắp ráp, sửa chữa. Bầu bơm là nơi tạo áp suất để hút nước vì thế phải tuyệt đối kín, không cho gió lọt vào. Người ta làm kín bầu bơm bằng các “ron và phuốt nước”. Bầu bơm được nối với ống hút (từ giếng lên giữa tâm cánh quạt, còn gọi là ống đáy ) và ống xả (phía cuối của dòng xoáy, còn gọi là ống ngọn). +Cánh quạt: thường được làm bằng nhôm hoặc nhựa, được cố định trên đầu trục động cơ nằm trong bầu bơm, có nhiều dạng cánh quạt nhưng đều nhằm mục đích là tạo lực đẩy và hút trên cơ sở của lực ly tâm khi cánh quạt quay trong nước. b.Nguyên lý hoạt động: Khi trục động cơ quay đạt vận tốc thiết kế, cánh quạt quay tròn với những khe xoắn, tạo thành lực ly tâm đẩy nước ra phía ống ngọn và tạo lực hút về phía ống đáy. Lưu ý: -Trục động cơ quay thuận khi có cùng chiều xoáy của bầu bơm. -Bầu bơm và ống đáy phải luôn đầy kín nước, không bị rò rỉ. c.Nguyên tắc sử dụng và bảo quản: -Điện áp định mức của động cơ phải phù hợp với điện áp nguồn. -Đặt bơm nơi khô ráo, thoáng, ít bụi và nối đất bảo vệ an toàn cho người sử dụng. -Giữ cho bầu bơm và ống đáy luôn đầy kín nước, không có bọt khí. -Chú ý chống ẩm những phần mang điện của bơm. -Định kỳ kiểm tra hoạt động của bơm và bảo dưỡng “ron-phuốt” động cơ. 2.3.Máy sấy tóc cầm tay: a.Cấu tạo chính: Gồm có dây điện trở và một quạt điện. -Dây điện trở: làm bằng hợp kim crôm-nicken được quấn quanh một trục chịu nhiệt làm bằng giấy thủy tinh. -Quạt điện: thường dùng động cơ 1 chiều loại 12-24 VDC. b.Nguyên lý hoạt động: Nguồn điện cung cấp cho động cơ được nhận từ dây điện trở và xử lý qua bộ chỉnh lưu 1 chiều (VDC). Khi có dòng điện qua dây điện trở sẽ bị đốt nóng và quạt điện đặt phía sau thổi hơi nóng ra phía trước. c.Sử dụng-bảo quản: -Điện áp nguồn phải phù hợp với điện áp định mức của máy. -Không cho máy làm việc trong thời gian dài. -Dây điện trở có điện khi làm việc vì thế không được không được chạm vào các bộ phận bên trong của máy đồng thời tránh không cho nước văng vào máy. -Máy sấy tóc phải được bảo quản nơi sạch sẽ, khô ráo. -Định kỳ kiểm tra an toàn điện và hoạt động của máy./. -------------------------------------------------- VẬN HÀNH QUẠT BÀN Bài: 9 I.YÊU CẦU: -Nắm vững nguyên lý hoạt động của động cơ điện. -Sử dụng-bảo quản quạt bàn đúng yêu cầu kỹ thật. -Đảm bảo an toàn điện và vệ sinh môi trường. II. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: GV hướng dẫn học sinh vận hành động cơ như sau: -Kiểm tra điện áp định mức của động cơ (ghi trên vỏ máy). -Cắm dây nguồn của quạt vào ổ cắm điện. -Chọn số khởi động quạt. -Thay đổi từng số quan sát vận tốc quay của cánh quạt, nghe âm thanh phát ra khi động cơ làm việc, xem độ rung, lắc của thân quạt -Ấn nút tuốc-năng và xem hoạt động của bộ chuyển hướng. -Ghi nhận kết quả. Bài thực hành hoàn thành./. ----------------------------------------------- THÁO RÁP, VỆ SINH QUẠT BÀN Bài: 10 I.YÊU CẦU: -Nắm vững thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của quạt bàn. -Biết tháo, ráp và vệ sinh quạt bàn. -Đảm bảo an toàn điện và vệ sinh môi trường. II.HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: 1.Tháo rời các chi tiết cần thiết: -Tháo lồng bảo hiểm phía trước cánh quạt. -Tháo ốc cánh và cánh quạt. (ốc cánh có răng nghịch, tháo ra theo chiều kim đồng hồ) -Tháo ốc lồng và lồng bảo hiểm phía sau cánh quạt. -Tháo bầu quạt. 2.Vệ sinh quạt: -Dùng giẻ lau vệ sinh quạt. Tuyệt đối không để thấm nước vào các phần mang điện. 3.Lắp ráp: -Lắp ráp theo trình tự ngược lại. Bài thực hành hoàn thành./. ---------------------------------------------------- THÁO RÁP, KIỂM TRA KỸ THUẬT QUẠT BÀN Bài: 11 I.YÊU CẦU: -Nắm vững thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của quạt bàn. -Biết tháo, ráp, kiểm tra kỹ thuật, thay thế tụ điện, bộ chuyển hướng quạt bàn. -Đảm bảo an toàn điện và vệ sinh môi trường. II.HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH: GV hướng dẫn học sinh kiểm tra các chi tiết sau: 1.Kiểm tra điện áp định mức: (ghi trên vỏ máy) 2.Kiểm tra độ trơn, độ rơ trục máy: -Tháo lồng bảo hiểm phía trước cánh quạt. -Quay cánh quạt kiểm tra độ trơn : nếu độ trơn kém, động cơ phải chịu lực tải lớn khi làm việc, dẫn đến trường hợp quá tải, động cơ sẽ nóng quá mức, để lâu có thể cháy máy. (HS Không được tự ý tháo rời động cơ để bôi trơn, dễ làm đứt dây quấn hoặc cho dầu quá nhiều làm làm chạm các cuộn dây quấn). -Kiểm tra độ rơ: một tay giữ chắc vỏ động cơ, một tay lắc nhẹ trục cánh quạt theo chiều lên xuống. Nếu có độ rơ, khi động cơ làm việc rôto sẽ cọ vào stato gây tiếng ồn, động cơ nóng quá mức, dẫn đến cháy máy. (HS Không được tự ý tháo rời động cơ để thay cốt-bạc) 4.Kiểm tra công tắc số: Ấn nhẹ lên từng số, số không cần sử dụng phải tự động nhảy lên. (không dùng lực quá mạnh, dễ làm hỏng bộ phận điều khiển của hộp số) 5.Quan sát tụ điện: tụ điện được đặt phía trên nắp tuốc năng hoặc dưới chân đế. -Trường hợp 1 : tháo nắp bầu quạt để quan sát tụ điện. -Trường hợp 2 : tháo tấm đáy dưới chân quạt để quan sát tụ điện. Tụ điện của quạt bàn có trị số điện dung từ 1.5MF đến 2MF, chịu được điện áp từ 250VAC đến 400VAC. Vỏ tụ thường được chế tạo bằng nhựa. Khi thấy vỏ tụ bị biến dạng là tụ đã bị hỏng, cần thay thế tụ mới có cùng điện dung. Tụ điện bị hỏng sẽ không khởi động cho động cơ hoặc làm cho động cơ chạy chậm, nóng quá mức, có mùi khét, cháy máy. 6.Kiểm tra bộ chuyển hướng (tuốc năng): tháo nắp tuốc năng quan sát độ rơ giữa nắp và trục tuốc năng, quan sát độ mòn bánh răng nơi đang tiếp xúc với trục động cơ, quan sát mỡ bôi trơn các bánh răng. Khi quạt chuyển hướng không tốt, cần thay thế hộp tuốc năng mới. --------------------------------------------------- MẠNG ĐIỆN SINH HOẠT Bài: 12 I.YÊU CẦU: -Hiểu được khái niệm về mạng điện và đặc điểm mạng điện sinh hoạt. -Biết vẽ và đọc sơ đồ mạch điện nguồn đơn giản trong một căn hộ. -Đảm bảo an toàn điện và vệ sinh môi trường. II.NỘI DUNG: 1.Khái niệm về mạng điện: Mạng điện bao gồm các nhà máy phát điện, trạm biến cao thế, hệ thống đường dây truyền tải, hệ thống đường dây phân phối, trạm biến hạ thế và hệ thống đường dây tiêu thụ. 2.Đặc điểm mạng điện sinh hoạt: -Là mạng điện hạ thế xoay chiều 1 pha, có điện áp từ 220V trở xuống, nhận năng lượng điện từ mạng điện phân phối hoặc mạng điện hạ thế 3 pha. -Mạng điện sinh hoạt có 2 dây: dây pha (Ký hiệu là A, trên lưới điện hạ thế ở VN dây pha có điện thế 220V) và dây trung hòa (Ký hiệu là 0, khi dòng điện ổn định dây trung hòa có điện thế bằng 0V). -Mạch điện sinh hoạt được chia làm 2 phần : +Mạch chính là mạch dây lớn đi từ đồng hồ công tơ cung cấp điện đến các phòng. +Mạch nhánh được nối từ mạch chính đi đến các thiết bị điện, đồ dùng điện tạo thành những mạch đèn, quạt, ổ cắm điện 3.Sơ đồ mạch điện nguồn đơn giản trong một căn hộ: 0 1 2 3 4 KW.h A 0 Cầu chì tổng Công tơ A Cầu dao Mạch nhánh Mạch chính --------------------------------------- DÂY DẪN ĐIỆN VÀ CÁP Bài: 13 I.YÊU CẦU: -Biết cách phân loại, cấu tạo, phạm vi sử dụng của dây dẫn điện và cáp. -Biết chọn loại dây dẫn điện phù hợp với yêu cầu sử dụng. -Lưu ý yêu cầu an toàn điện khi chọn dây dẫn điện trong nhà. II.NỘI DUNG: 1.DÂY DẪN

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_bai_1_18.doc