Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 5-9 - Quàng Hùng Cường

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Hiểu được công dụng của đồng hồ vạn năng

b. Kĩ năng:

- Lựa chọn được đồng hồ đo điện để đo.

c. Thái độ:

- Yêu thích công việc lắp đặt mạng điện.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- GV nghiên cứu nội dung tiếp theo của bài 4 trong SGK và SGV.

- Mỗi nhóm HS cần có.

+ Ampe kế điện - từ, thang đo 1A.

+ Vôn kế điện- từ, thang đo 300V.

+ Oat kế, ôm kế, đồng hồ vạn năng, công tơ điện.

b. Chuẩn bị của học sinh:

 - Học bài cũ, nghiên cứu trước nội dung bài thực hành.

3. Tiến trình bài dạy:

a. Kiểm tra bài cũ: 5’

* Câu hỏi:

- Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của công tơ điện?

* Đáp án:

- HS lên bảng vễ hình đúng theo yêu cầu của giáo viên.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Điện dân dụng - Tiết 5-9 - Quàng Hùng Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2013 Ngày dạy: 9A: 16/09/2013 9B: 19/09/2013 9C: 16/09/2013 TIẾT 5. THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN (TT). 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Hiểu được công dụng của đồng hồ đo điện là công tơ điện. b. Kĩ năng: - Lựa chọn được đồng hồ đo điện để đo. c. Thái độ: - Yêu thích công việc lắp đặt mạng điện. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: - GV nghiên cứu nội dung tiếp theo của bài 4 trong SGK và SGV. - Mỗi nhóm HS cần có. + Ampe kế điện - từ, thang đo 1A. + Vôn kế điện- từ, thang đo 300V. + Oat kế, ôm kế, đồng hồ vạn năng, công tơ điện. b. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ, nghiên cứu trước nội dung bài thực hành. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành. b. Dạy nội dung bài mới: HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: chuẩn bị và nêu yêu cầu của bài thực hành (5’) - GV chia lớp ra các nhóm thực hành, chỉ định nhóm trưởng - GV nêu yêu cầu nội quy, mục tiêu của tiết thực hành - GV giao các dụng cụ vật liệu thiết bị có liên quan của tiết thực hành * HĐ2: Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện bằng công tơ điện. (30’) - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm - GV vẽ sơ đồ mạch điện lên bảng. Y/C HS thảo luận trả lời các câu hỏi từ sơ đồ mạch điện + Mạch điện có bao nhiêu phần tử? kể tên các phần tử đó + Các phần tử đó được nối với nhau như thế nào? - GV nhận xét và bổ sung sửa chữa câu trả lời của các nhóm và cho HS ghi vào vở - GV hướng dẫn HS nối mạch điện theo sơ đồ. - GV làm mẫu cách đo điện năng tiêu thụ theo các bước + Đọc ghi số chỉ ban đầu chưa đo của công tơ + Quan sát tình trạng làm việc của công tơ + Tính kết quả tiêu thụ của điện năng sau 10 phút. - GV theo dõi HS. - GV yêu cầu HS viết báo cáo thực hành. - HS nhận nhiệm vụ: quan sát các tổ viên, phân công các công việc cho các thành viên trong tổ mình, báo cáo cho GV về kết quả của tổ mình. - HS lắng nghe. - HS nhận dụng cụ, vật liệu và thiết bị thực hành. - HS lắng nghe nhiệm vụ của nhóm mà GV đã phân công - HS làm việc theo nhóm quan sát sơ đồ mạch điện và trả lời các câu hỏi của GV: + Mạch điện gồm các phần tử: nguồn điẹn, công tơ điện, công tắc, ampe kế, phụ tải. + Các phần tử được nối với nhau: Nguồn điện được nối với chốt 1 và chốt 3 của công tơ. Phụ tải được nối với chốt 2 và chốt 4 của công tơ. - HS lắng nghe. - HS tiến hành nối mạch điện theo hd của GV. - HS quan sát. c. Củng cố, luyện tập: 9’ - GV hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm. - GV nhận xét tiết thực hành. - GV thu báo cáo thực hành. - GV y/c các nhóm nộp dụng cụ thực hành. - Các nhóm hoàn thành báo các tại lớp - HS tự đánh giá chéo theo y/c của GV. - HS lắng nghe - HS nộp báo cáo thực hành - HS các tổ đại diện nộp dụng cụ thực hành. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - GV yêu cầu HS về nhà: Nghiên cứu trước nội dung tiếp theo của bài 4 SGK. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Về kiến thức: .................................................................................................... Về Kĩ năng: ...................................................................................................... Về thái độ: ........................................................................................................ Ngày soạn: 13/09/2013 Ngày dạy: 9A: 23/09/2013 9B: 26/09/2013 9C: 23/09/2013 TIẾT 6. THỰC HÀNH: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐIỆN (TT). 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Hiểu được công dụng của đồng hồ vạn năng b. Kĩ năng: - Lựa chọn được đồng hồ đo điện để đo. c. Thái độ: - Yêu thích công việc lắp đặt mạng điện. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: - GV nghiên cứu nội dung tiếp theo của bài 4 trong SGK và SGV. - Mỗi nhóm HS cần có. + Ampe kế điện - từ, thang đo 1A. + Vôn kế điện- từ, thang đo 300V. + Oat kế, ôm kế, đồng hồ vạn năng, công tơ điện. b. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ, nghiên cứu trước nội dung bài thực hành. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: 5’ * Câu hỏi: - Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của công tơ điện? * Đáp án: - HS lên bảng vễ hình đúng theo yêu cầu của giáo viên. b. Dạy nội dung bài mới: HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Tìm hiểu cách sử dụng đồng hồ vạn năng (10’) - GV giới thiệu tác dụng đồng hồ vạn năng .GV nhấn mạnh chú ý cho HS khi sử dụng ĐHVN là không được sử dụng tuỳ tiện khi chưa hiểu cách sử dụng nếu sử dụng nhầm vị trí chuyển mạch sẽ làm hỏng nó * HĐ2: Đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng (25’) - GV y/c HS đọc phần giới thiệu SGK - GV hd cho HS theo trình tự sau: + Xác định đại lượng cần đo + Xác định thang đo + Hiệu chỉnh số 0 của ômkế ( vặn núm 1) + Tiến hành đo . Cắm 2 que đo vào 2 ổ 7, 8 có kí hiệu + và * . Vặn vòng 2 cho chữ vào trước mũi tên, vặn vòng 3 cho 1 trong các giới hạn đo vào trước mũi tên. . Chập 2 que đo vào nhau, vặn núm 4() cho kim về số 0 ở thang đo A . Đặt 2 que vào điện trở cần xác định . Mỗi khi chuyển mạch giới hạn đo cần chập 2 đầu que đo và vặn núm 4 để chỉnh kim về vạch 0 ở thang đo A . Đọc kết quả ở thang A - GV y/c các nhóm tiến hành đo. GV hd và sửa chữa những sai sót của HS trong quá trình đo - GV y/c các nhóm ghi kết quả vào báo cáo thực hành - GV y/c các nhóm báo cáo kết quả thực hành - HS lắng nghe. - HS đọc phần giới thiệu trong SGK - HS chú ý thao tác và hướng dẫn của HS - HS các nhóm tiến hành đo theo các hướng dẫn của GV - HS các nhóm đại diện ghi kết quả vào báo cáo thực hành - HS báo cáo kết quả thực hành c. Củng cố, luyện tập: 4’ - GV nhận xét đánh giá bài thực hành về: Thái độ, trình tự thao tác, nghiêm túc, kết quả thực hành - HS lắng nghe rút kinh nghiệm - GV thu báo cáo thực hành. - HS nộp báo cáo d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - GV yêu cầu HS về nhà: Nghiên cứu lại nội dung đã thực hành của bài 4. Xem trước nội dung bài 5 và chuẩn bị 1 số đoạn dây dẫn để chuẩn bị cho tiết thực hành sau. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Về kiến thức: .................................................................................................... Về Kĩ năng: ...................................................................................................... Về thái độ: ........................................................................................................ Ngày soạn: 22/09/2013 Ngày dạy: 9A: 30/09/2013 9B: 03/10/2013 9C: 30/09/2012 TIẾT 7. THỰC HÀNH: NỐI DÂY DẪN ĐIỆN 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện. Biết được quy trình chung nối dây dẫn điện b. Kĩ năng: - Vận dụng được quy trình chung nối dây dẫn điện c. Thái độ: - Yêu thích công việc lắp đặt mạng điện. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: - GV nghiên cứu nội dung tiếp theo của bài 5 trong SGK và SGV. - Một số mối nối các loại dây dẫn điện - Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít - Vật liệu: Dây dẫn lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi, giấy nháp, băng cách điện, nhựa thông, thiếc hàn b. Chuẩn bị của học sinh: 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình thực hành. b. Dạy nội dung bài mới: HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Chuẩn bị và nêu mục tiêu yêu cầu của bài thực hành. (5’) - GV chia nhóm HS - GV nêu nội quy thực hành - GV nêu mục tiêu của tiết thực hành + Các mối nối đạt yêu cầu kĩ thuật + Nối dây theo đúng quy trình và thao tác đúng kĩ thuật + Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường * HĐ2: Mối nối dây dẫn điện (13’) - GV giao cho HS mỗi nhóm 1 bộ gồm 5 loại mối nối mẫu - GV giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm + Quan sát h5.1 SGK về các loại mối nối dây dẫn điện + Phân loại mối nối mẫu theo hình vẽ trong SGK - GV y/c HS nhận xét các mối nối mẫu để rút ra kết luận về yêu cầu kĩ thuật của các mối nối * HĐ3: Quy trình chung nối dây dẫn điện (16’) - GV hd HS tìm hiểu quy trình chung nối dây dẫn điện và giải thích tại sao lại không thể đảo thứ tự các bước của quy trình, việc thực hiện theo quy trình là một trong các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành - GV y/c HS trả lời câu hỏi 1 trong phần câu hỏi cuối bài - GV nhận xét bổ sung và ghi kết luận - HS ngồi đúng vị trí dùng chung các dụng cụ thực hành - HS nghe nội quy thực hành - HS lắng nghe mục tiêu của tiết thực hành - HS nhận mẫu mối nối - HS nhận nhiệm vụ thực hành + Quan sát h5.1SGK + Phân loại mối nối mẫu - HS nhận xét và ghi vở về yêu cầu kĩ thuật của các mối nối: Dẫn điện tốt; Bền chắc; An toàn điện ; Đẹp - HS tìm hiểu quy trình chung của nối dây dẫn điện: Bóc vỏ cách điện " làm sạch lõi " nối dây dẫn " kiểm tra mối nối " hàn mối nối " cách điện mối nối - HS trả lời phần câu hỏi ở cuối bài - HS lắng nghe và ghi lại phần kết luận của GV + Bóc vỏ cách điện và làm sạch lõi để mối nối dẫn điện tốt + Hàn mối nối để làm tăng độ bền cơ học cho mối nối và tăng khả năng dẫn điện c. Củng cố, luyện tập: 8’ - GV nhận xét đánh tiết thực hành về - GV đặt câu hỏi củng cố yêu cầu HS trả lời : + Quy trình chung của mối nối dây dẫn điện gồm có mấy bước ? + Mối nối cần có yêu cầu gì? - HS trả lời câu hỏi củng cố + Quy trình chung của nối dây dẫn điện gồm 6 bước + Mối nối cần có yêu cầu : Dẫn điện tốt, bền chắc, an toàn điện, đẹp d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - GV yêu cầu HS về nhà học bài, chuẩn bị các đoạn dây dẫn để chuẩn bị cho tiết thực hành hôm sau. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Về kiến thức: .................................................................................................... Về Kĩ năng: ...................................................................................................... Về thái độ: ........................................................................................................ Ngày soạn: 28/09/2013 Ngày dạy: 9A: 07/10/2013 9B: 10/10/2013 9C: 07/10/2013 TIẾT 8. THỰC HÀNH: NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (TT) 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện. Biết được quy trình chung nối dây dẫn điện b. Kĩ năng: - Nối và cách điện các loại mối nối dây dẫn điện: nối nối tiếp dây lõi 1 sợi; nối nối tiếp dây lõi nhiều sợi; nối phân nhánh. c. Thái độ: - Làm việc kiên trì, cẩn thận khoa học và đảm bảo an toàn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: - Một số mối nối các loại dây dẫn điện - Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít - Vật liệu: Dây dẫn lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi, giấy nháp, băng cách điện, nhựa t b. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài cũ, nghiên cứu trước nội dung bài mới. 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ (6’) * Câu hỏi: - HS1: Trình bày các loại mối nối dây dẫn điện và yêu cầu của mối nối. - HS2: Trình bày quy trình chung của nối dây dẫn điện. * Đáp án: HS1: + Có 6 loại mối nối. + Mối nối cần có yêu cầu : Dẫn điện tốt, bền chắc, an toàn điện, đẹp HS2: Bóc vỏ cách điện " làm sạch lõi " nối dây dẫn " kiểm tra mối nối " hàn mối nối " cách điện mối nối b. Dạy nội dung bài mới: HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Giới thiệu tiết thực hành (5’) - GV chia nhóm HS - GV nêu nội quy thực hành - GV nêu mục tiêu của tiết thực hành + Các mối nối đạt yêu cầu kĩ thuật + Nối dây theo đúng quy trình và thao tác đúng kĩ thuật + Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường * HĐ2: Thực hành nối nối tiếp dây dẫn lõi một sợi (13’) - GV nêu y/c của phần này là chỉ tiến hành nối dây còn công việc hàn và cách điện ta tiến hành ở tiết sau. - GV giao dụng cụ, vật liệu thực hành cho mỗi nhóm. - GV giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm. - GV làm mẫu và lưu ý cho HS những lỗi thường mắc phải: cắt vào lõi khi bóc vỏ cách điện; vặn xoắn không chặt khi nối dây. - GV quan sát và hd cho từng nhóm và từng HS. Và chú ý cho HS: + Thực hiện từng động tác chính xác. + Tránh mắc những lối thông thường. + Thực hiện đúng theo quy trình. + Làm việc an toàn khoa học. - GV kiểm tra sản phẩm và y/c HS tiến hành nối dây khác. * HĐ3: Thực hành nối nối tiếp dây dẫn lõi nhiều sợi (10’) - Y/C HS quan sát lại mối nối mẫu và giải thích cho HS nhận biết sự khác nhau của 2 mối nối. - GV hd làm mẫu cho từng công đoạn của quy trình nối dây. Lưu ý những lỗi sai thường mắc phải của HS. - GV theo dõi và hd cho từng HS và từng nhóm. - GV kiểm tra sản phẩm và y/c chuẩn bị thực hiện hoạt động tiếp theo. * HĐ4: Thực hành nối phân nhánh (5’) - GV hd làm mẫu để hình thành cho HS kĩ năng mới là nối dây. - GV theo dõi và hd cho từng HS và từng nhóm nối dây phân nhánh. - GV kiểm tra sản phẩm. - HS ngồi đúng vị trí dùng chung các dụng cụ thực hành - HS nghe nội quy thực hành - HS lắng nghe mục tiêu của tiết thực hành - HS lắng nghe - HS nhận dụng cụ, vật liệu. - HS nhận nhiệm vụ thực hành - HS quan sát GV làm mẫu và lắng nghe. - HS thao tác nối dây. - HS nộp sản phẩm. - HS quan sát lại mối nối mẫu và lắng nghe - HS q/s GV làm mẫu các thao tác và chú ý những lỗi sai để khắc phục. - HS tiến hành nối nối tiếp dây dẫn lõi nhiều sợi. - HS nộp sản phẩm - HS q/s GV làm mẫu - HS lắng nghe và ghi lại phần kết luận của GV - HS tiến hành nối lõi một sợi và lõi nhiều sợi theo quy trình.. c. Củng cố, luyện tập: 4’ - GV nhận xét đánh tiết thực hành về: + Thái độ + Tinh thần học tập + Kĩ năng vận dụng + Ý thức an toàn lao động - GV thu sản phẩm. - HS nộp sản phẩm - Y/C HS thu dọn dụng cụ vật liệu để tiết sau tiếp tục thực hành. - HS thu dọn dụng cụ thực hành và làm vệ sinh nơi thực hành. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - GV yêu cầu HS về nhà: Nghiên cứu lại các bước đã thực hành, chuẩn bị các đoạn dây dẫn để chuẩn bị cho tiết thực hành hôm sau. * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Về kiến thức: .................................................................................................... Về Kĩ năng: ...................................................................................................... Về thái độ: ........................................................................................................ Ngày soạn: 05/10/2013 Ngày dạy: 9A: 14/10/2013 9B: 17/10/2013 9C: 14/10/2012 TIẾT 9. THỰC HÀNH: NỐI DÂY DẪN ĐIỆN (TT) 1. Mục tiêu: a. Kiến thức: - Biết được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện. Biết được quy trình chung nối dây dẫn điện b. Kĩ năng: - Nối được dây dẫn dùng phụ kiện. Cách điện mối nối. c. Thái độ: - Làm việc kiên trì, cẩn thận khoa học và đảm bảo an toàn. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a. Chuẩn bị của giáo viên: - GV nghiên cứu nội dung tiếp theo của bài 5 trong SGK và SGV. - Một số mẫu các loại mối nối dây dẫn điện. - Dụng cụ: kìm cắt dây, kìm mỏ nhọn, kìm tròn, tua vít - Vật liệu: Dây dẫn lõi 1 sợi, lõi nhiều sợi, giấy nháp, băng cách điện, nhựa thông, thiếc hàn b. Chuẩn bị của học sinh: 3. Tiến trình bài dạy: a. Kiểm tra bài cũ (6’) * Câu hỏi: - HS1: Trình bày các loại mối nối dây dẫn điện và yêu cầu của mối nối. - HS2: Trình bày quy trình chung của nối dây dẫn điện. * Đáp án: HS1: + Có 6 loại mối nối. + Mối nối cần có yêu cầu : Dẫn điện tốt, bền chắc, an toàn điện, đẹp HS2: Bóc vỏ cách điện " làm sạch lõi " nối dây dẫn " kiểm tra mối nối " hàn mối nối " cách điện mối nối b. Dạy nội dung bài mới: HĐ CỦA GV HĐ HỌC CỦA HS * HĐ1: Giới thiệu tiết thực hành (8’) - GV chia nhóm HS - GV nêu nội quy thực hành - GV nêu mục tiêu của tiết thực hành. Kết quả thực hành được đánh giá trên 3 tiêu chí: + Các mối nối đạt yêu cầu kĩ thuật + Nối dây theo đúng quy trình và thao tác đúng kĩ thuật + Làm việc nghiêm túc, đảm bảo an toàn điện. * HĐ2: Thực hành nối dây dẫn dùng phụ kiện (15’) - GV: Trong thực tế, trong quá trình sửa chữa và lắp đặt mạng điện rất hay cần tới việc nối dây dùng phụ kiện. - GV hd HS làm một số mối nối dây với các thiết bị: công tắc, ổ cắm và hộp nối dây. - GV kiểm tra sp. * HĐ3: Hàn và cách điện mối nối (7’) - GV cho HS chọn trong các mối nối để tiến hành hàn. - Y/C HS hàn xong thì cách điện mối nối. - GV nhắc nhở HS chú ý an toàn lao động khi hàn. - HS ngồi đúng vị trí dùng chung các dụng cụ thực hành - HS nghe nội quy thực hành - HS lắng nghe mục tiêu của tiết thực hành - HS lắng nghe - HS làm một số mối nối dây với các thiết bị: công tắc, ổ cắm và hộp nối dây. - HS chú ý. - HS chọn trong các mối nối để tiến hành hàn. - HS tiến cách điện mối nối. - HS chú ý an toàn về an toàn lao động khi hàn. c. Củng cố, luyện tập: 8’ - GV hd HS tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí: + Làm có đúng quy trình không? + Thời gian hoàn thành là bao nhiêu phút? + Các mối nối có đạt tiêu chuẩn kĩ thuật không? - GV nhận xét lại và cho điểm kết quả thực hành. - GV hệ thống lại nội dung tiết thực hành. - Y/C HS thu dọn dụng cụ vật liệu thực hành. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 1’ - GV yêu cầu HS về nhà: + Nghiên cứu lại bài đã thực hành. + Nghiên cứu trước nội dung bài 6 SGK * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy: Về kiến thức: .................................................................................................... Về Kĩ năng: ...................................................................................................... Về thái độ: ........................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_phan_dien_dan_dung_tiet_5_9_quang_hu.doc