I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
2. Kỹ năng : Phân loại được dây dẫn điện
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Chuẩn bị cho cả lớp : Một số mẫu dây điện Một số vật cách điện của mạng điện
Bảng phụ : Phân loại dây dẫn điện ( bảng 2.1 SGK )
* Trò: Một số mẫu vật về vật liệu điện của mạng điện như
Dây trần, Dây có bọc Dây lõi nhiều sợi , lõi một sợi .
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày yêu câu nghề điện đối với người lao động ? (HS phải nêu được 4 yêu cầu cơ bản : Về kiến thức , về kỹ năng , về thái độ , về sức khoẻ )
- Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào trong CNH – HĐH hiện nay
98 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Chương trình cả năm - Vũ Văn Phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn:
Tiết 1 Ngày dạy:
Bài 1 : GIỚI THIỆU NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Biết đựơc vị trí , vai trò của nghề điện dân dụng đối với sản xuất và đời sống
- Có được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng
- Biết đưôc một số biện pháp an toàn loa động trong nghề điện dân dụng , có định hướng sau này về nghề nghiệp
2. Kỹ năng : Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn ,
3. Thái độ: Yêu thích bộ môn
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Chuẩn bị cho cả lớp :
- Tranh vẽ vềø nghề điện dân dụng
- Bản mô tả nghề điện dân dụng
* Trò: HS có thể chuẩn bị một số kiến thức về nghề điện mà em biết
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hiện nay điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống Vì vậy nghề điện dân dụng và một số kiến thức cơ bản về nghề yêu cầu mỗi chúng ta cần phải biết được để ai trong mỗi chúng ta đều có kiến thức về nghề điện . vậy nghề điện có vai trò như thế nào và đòi hỏi cần có những kiến thức như thế nào hôm nay các em vào bài mới
KIẾN THỨC CƠ BẢN
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nghề điện dân dụng
I/ Vai trò , vị trí của nghề điện dân dụng trong sản xuất và đời sống :
Nghề điện dân dụng đa dạng , hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất & sử sụng điện năng phục vụ cho sản xuất , sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện . Nghề điện dân dụng đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá hiện đại hoá
II/ Đặc điểm yêu cấu nghề điện :
1/ Đối tượng yêu cầu nghề điện : SGK / 5
2/ Nội dung lao động của nghề :
+ Lắp đặt mạng điệnsản xuất & sinh hoạt
+ Lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sản xuất & sinh hoạt
+ Bảo đưỡng & vận hành sửa chữa các thiết bị điện
3/ Điều kiện làm việc của nghề điện
+ Việc lắp đặt đường dây , sửa chữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường được tiến hành ngoài trời , trên cao lưu động , gần khu vực có điện nên rất nguy hiểm
+ Công tác bảo dưỡng sửa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện thường được tiến hành trong điều kiện môi trường bình thường
4/ Yêu cầu của nghề điện đối với người lao động :
+ Trí thức : Có trình độ văn hoá hết THCS có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực điện , an toàn điện , & các quy trình kỹ thuật khác
+ Kỹ năng : nắm vững các kỹ năng về đo lường , sử dụng và bảo quản lắp đặt các thiết bị điện
+ Sức khoẻ : Có đủ về sức khoẻ , không mắc các bệnh về tim mạch , huyết áp
+ Thái độ: Yêu thích các công việc của nghề
5/ Triển vọng nghề điện SGK / 7
6/ Những nơi đào tạo nghề : SGK / 8
Tìm hiểuvai trò của nghề điện dân dụng :
GV đặt các câu hỏi gợi ý sau :
* Theo em hiểu nghề điện dân dụng có vai trò như thế nào trong đời sống & kỹ thuật ?
HS thảo luận nhóm trả lời vai trò của nghề điện dân dụng
Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu nghề điện
a. Tìm hiểu nội dung lao động nghề điện dân dụng
GV đặt câu hỏi : Theo em nội dung lao động nghề điện dân dụng bao gồm những lĩnh vực nào ? Cho ví dụ
GV cho HS thảo luận nhóm các yêu cầu sau
+ Tìm hiểu nội dung lao động nghề điện dân dụng
à GV chuẩn xác kiến thức :
GV cho HS làm bài tập SGK
b. Tìm hiểu điều kiện lao động của nghề điện
Người thợ điện làm việc trong điều kiện như thế nào ? cho ví dụ ?
c. Tìm hiểu yêu cầu của nghề điện đối với người lao động
Theo em nghề điện có yêu cầu gì đối với người lao động ?
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ 2 HS
Nội dung thảo luận
+ Trí thức
+ Kỹ năng
+ Sức khoẻ
+ Thái độ
d. Tìm hiểu những nơi đào tạo nghề
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời
Những nơi nào đào tạo nghề ?
GV nhận xét & chuẩn xác kiến thức
HS làm việc theo nhóm những nội dung và thống nhất nôi dung bài ghi
HS thảo luận và trả lời được nội dung lao động nghề điện bao gồm những lĩnh vực :
+ Lắp đặt mạng điệnsản xuất & sinh hoạt
+ Lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sản xuất & sinh hoạt
+ Bảo đưỡng & vận hành sửa chữa các thiết bị điện
HS cần trả lời được :
+ Việc lắp đặt đường dây , sửa chữa , hiệu chỉnh các thiết bị trong mạng điện thường được tiến hành ngoài trời , trên cao lưu động , gần khu vực có điện nên rất nguy hiểm
+ Công tác bảo dưỡng sửa chữa và hiệu chỉnh các thiết bị điện thường được tiến hành trong điều kiện môi trường bình thường
HS thảo luận & trả lời theo yêu cầu của GV sau khi thảo luận với bạn
+ Trí thức
+ Kỹ năng
+ Sức khoẻ
+ Thái độ
HS đọc SGK & trả lời câu hỏi của GV
HS khác nhận xét & cả lớp hoàn thiện kiến thức ghi vở
Hoạt động 2 : Củng cố – nhận xét tiết học – dặn dò
Củng cố :
Đặc điểm yêu cầu nghề điện ?
Vị trí vai trò nghề điện ?
Điều kiện làm việc của ngưới thợ điện
Nhận xét tiết học :
GV tổng kết khen thưởng các cá nhân , các nhóm có câu phát biểu đúng , tích cực tham gia các hoạt động thảo luận
Dặn dò :
Chuẩn bị nội dung bài học sau : Sưu tầm các mẫu dây dẫn điện , dây cáp điện
Tuần 2 Ngày soạn: 19/08/09
Tiết 2 Ngày dạy: 20/08/09
Bài 2 : VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
2. Kỹ năng : Phân loại được dây dẫn điện
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Chuẩn bị cho cả lớp : Một số mẫu dây điện Một số vật cách điện của mạng điện
Bảng phụ : Phân loại dây dẫn điện ( bảng 2.1 SGK )
* Trò: Một số mẫu vật về vật liệu điện của mạng điện như
Dây trần, Dây có bọc Dây lõi nhiều sợi , lõi một sợi .
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày yêu câøu nghề điện đối với người lao động ? (HS phải nêu được 4 yêu cầu cơ bản : Về kiến thức , về kỹ năng , về thái độ , về sức khoẻ )
- Nghề điện dân dụng có triển vọng phát triển như thế nào trong CNH – HĐH hiện nay
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dây dẫn điện
GV kiểm tra mẫu vật mà HS chuẩn bị trước và hỏi :
Hãy kể tên các loại dây dẫn điện mà em biết ?
Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 2 HS bài tập phân loại dây dẫn điện ra phiếu học tập cá nhân mà các em đã chuẩn bị sẵn
GV hỏi : Ở nhà em dây dẫn điện trong nhà thường là dây gì ?
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân làm bài tập SGK ( Điền vào chỗ trống )
Vậy để biét được dây dẫn điện có vỏ bọc cách điện có cấu tạo như thế nào , hình thái , kích cỡ , màu sắc ra sao ta vào nghiên cứu phần 2
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dây dẫn điện có bọc cách điện :
- GV yêu cầu HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây
- GV cho HS nhắc lại cấu tạo dây dẫn điện có bọc
- GV yêu cầu học sinh suy nghĩ cá nhân trả lới dây dẫn có bọc thường dùng ở đâu ? Vì sao ?
-GV giới thiệu cho HS một số loại dây dẫn : Lõi một sợi và lõi nhiều sợi , nhiều cỡ dây khác nhau có màu sắc khác nhau và hỏi :
- Vì sao người ta chế tạo ra nhiều loại dây dẫn như vậy ?
- GV giới thiệu dây dẫn có màu sắc khác nhau là để phân biệt dây pha và dây trung hoà
GV giới thiệu sơ qua loại dây dẫn trần và nói ngày nay ngưới ta ít dùng dây dẫn trần trong lắp đặt vì không an toàn cho người sử dụng nhưng có hiệu quả trong mạng điện cao thế vì giá thành rẽ à hiệu quả kinh tế cao . Vì mạng cao thế nên trong quá trình truyền tải dưới tác dụng nhiệt của dòng điện nên làm dây dẫn nóng lên toả nhiệt cao . Vậy khi lắp đăït mạng điện trong nhà cần sử dụng dây dãn điện như thé nào cho hợp lý ta sẽ tìm hiểu ở mục 3
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách sử dụng dây dẫn điện :
- Giới thiệu cho HS một số dây dẫn nối với các thiết bị tiêu thụ điện như : Bóng đèn dây tóc , ấm điện , bàn là
- Nêu câu hỏi : Tại sao khi lắp ráp các thiết bị tiêu thụ điện điện người ta thường sử dụng các loại dây dẫn khác nhau ?
Khi sử dụng dây dẫn điện ta cần chú ý những điểm gì ?
GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân
HS suy nghĩ trả lời bài tập điền vào chỗ trống SGK
- Có nhiều loại dây dẫn điện dựa vào lớp vỏ cách điện , dây dẫn điện được chia làm dây dẫn trần và dây dẫn ..
- Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây một lõi , dâylõi , dây lõi một sợi và lõi sợi
1 HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây
HS dưới lớp quan sát và lắng nghe
1 HS lên bảng giới thiệu dây dẫn có bọc cách điện và trình bày cấu tạo của dây
HS dưới lớp quan sát và lắng nghe
HS trả lời theo chỉ định của GV
HS lắng nghe
HS trả lời theo nhận biết cá nhân
HS dưới lớp quan sát
HS quan sát , nhận xét và suy nghĩ trả lời
HS trả lời theo chỉ định của GV
HS trả lời theo nhận biết cá nhân
4. Đánh giá: - Có những loại dây dẫn nào ? Cấu tạo và công dụng của dây dẫn điện có bọc cách điện ? Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý những điểm gì ?
5. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị cho tiết học sau : Một số loại dây cáp điện. Một số vật liệu cách điện theo yêu cầu SGK. Đọc và chuẩn bị nội dung mục II. III SGK. Sưu tầm một số loại dây dẫn mà em đã học trang trí trong một bìa cứng và nêu tên các loại dây dẫn đó
NỘI DUNG GHI BẢNG
I. Dây dẫn điện :
1. Phân loại: - Có nhiều loại dây dẫn điện dựa vào lớp lõi cách điện , dây dẫn điện được chia làm dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện
- Dựa vào số lõi và số sợi của lõi có dây dẫn một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và lõi nhiều sợi
2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện :
- Gồm hai phần : Lõi và lớp vỏ cách điện: + lõi :làm bằng đồng, nhơm
+ vỏ cách điện: gồm một lớp hoặc nhiều lớp, thường làm bằng cao su, chất cách điện tổng hợp (PVC)
3/ Sử dụng dây dẫn điện :
- Chọn dây dẫn phù hợp điều kiện lắp đặt và công suất tiêu thụ của từng thiết bị tiêu thụ điện
Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng
Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài ( dây dẫn có phích cắm điện )
Tuần 3 Ngày soạn: 26/08/09
Tiết 3 Ngày dạy: 27/08/09
Bài 2 : VẬT LIỆU ĐIỆN DÙNG TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được một số vật liệu điện thường dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- Biết cách sử dụng một số vật liệu điện thông dụng
- Nắm được công dụng và tính năng của từng vật liệu
- Biết cách sử dụng một số vật liệu cách điện thông dụng một cách hợp lý
2. Kỹ năng : Phân loại được dây dẫn điện
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Chuẩn bị cho cả lớp : Một số mẫu dây điện Một số vật cách điện của mạng điện
Bảng phụ : Phân loại dây dẫn điện ( bảng 2.1 SGK )
* Trò: Một số mẫu vật về vật liệu điện của mạng điện như
Dây trần, Dây có bọc Dây lõi nhiều sợi , lõi một sợi .
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
Người ta phân loại dây dẫn điện dựa vào những yếu tố nào ?
Trình bày cách sử dụng dây dẫn điện ?
Giải thích vì sao người ta chế tạo ra dây dẫn có nhiều màu khác nhau như vậy?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dây cáp điện
* GV đưa ra một số mẫu dây cáp yêu cầu HS quan sát và phân biệt được sự khác nhau giữa dây dẫn điện & dây cáp
* GV yêu cầu HS quan sát dây cáp & mô tả cấu tạo của dây cáp
* GV hỏi dây cáp thường dùng ở dâu ?
- GV hỏi : Với cấu tạo và phạm vi sử dụng của cáp đối với mạng điện trong nhà như thế nào ?
* GV chuẩn xác kiến thức & cho HS ghi vở
- GV: cho HS tham khảo bảng ký hiệu & đặc điểm của các loại dây cáp điện SGV / 15
Hoạt động 2 : Tìm hiểu vật liệu cách điện
- GV: có thể gơị lại kiến thức cũ Về khái niệm vật liệu cách điện các em đã được học ở lớp 8
Vật liệu cách điện là gì ?
- GV: yêu cầu HS làm bài tập SGK : hãy gạch chéo vào những ô trống để chỉ ra vật liệu cách điện của mạng điện torng nhà
- GV: đưa ra một số vật thật là những vật cách điện trrong nhà yêu cầu HS nhận biết . kể tên ?
- GV: có thể yêu cầu hS giải quyết những vấn đề sau :
+ Tại sao trong lắp mạng điện lại phải dùng những vật liện cách điện?
+ Kể tên một số vật liệu cách điện mà em biết ?
HS làm việc theo nhóm
HS làm việc theo nhóm quan sát & mô tả cấu tạo của dây cáp điện
HS trả lời theo gợi ý của GV
HS tìm hiểu thông tin từ thực tế ; yêu cầu thảo luận nhóm trả lời dược các ý GV nêu ra
HS làm bài cá nhân
HS trả lời theo gợi ý của GV
Hs trả lời theo nhận biết cá nhân
4. Đánh giá:
- GV củng cố kiến thức bằng cách nêu các câu hỏi cuối bài
- Hãy mô tả cấu tạo dây dẫn điện & dây cáp điện
- So sánh sự giống nhau & khác nhau của cáp điện & dây dẫn điện
5. Hoạt động nối tiếp:
GV yêu cầu mỗi HS làm một bản sưu tập dây cáp . dây dẫn , những vật liện cách điện trong mạng điện trong nhà
Yêu cầu HS mô tả được cấu tạo một số vật mẫu trong bản sưu tập đó
Gv dặn Hs chuẩn bị bài tiếp theo
NỘI DUNG GHI BẢNG
II/ Dây cáp điện :
1/ Cấu tạo : Gồm : Lõi cáp ; vỏ cách điện & vỏ bảo vệ
- Lõi : làm bằng đồng hoặc nhơm
- Vỏ cách điện : làm bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp
- Vỏ bảo vệ : chế tạo phù hợp với mơi trường lắp đặt : chịu nhiệt , chịu mặn, chịu ăn mịn
2/ Cách sử dụng :
Với mạng điện torng nhà cáp thường dùng để lắp đặt đường dây hạ áp dẫn điện từ lưới điện phân phối gần nhất đến mạng điện trong nhà
III/ Vật liệu cách điện:
+ Vật liện cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua. vật liệu cách điện cĩ điện trở suất lớn khoảng 108-1013Wm
- ví dụ : sứ, thuỷ tinh, nhựa, cao su
Tuần 4 Ngày soạn: 14/09/09
Tiết 4 Ngày dạy: 15/09/09
Bài 3 : DỤNG CỤ TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: - Biết đựơc công dụng ; phân loại của một số đồng hồ đo điện
- Biết cách sử dụng đồng hồ đo điện
- Nắm được tầm quan trọng của đồng hồ đo điện trong mạng điện trong nhà
- Biết đọc được chỉ số trên đồng hồ đo
2. Kỹ năng : Biết mắc các đồng hố đo trong mạng điện
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Tranh vẽ một số đồng hồ đo. Một số ampekế, vonkế, công tơ điện, đồng hồ vạn năng. Bảng phụ: Phân loại dây dẫn điện ( bảng 2.1 SGK )
* Trò: Chuẩn bị bài học
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
- Hãy mô tả cấu tạo dây dẫn điện & dây cáp điện
- So sánh sự giống nhau & khác nhau của cáp điện & dây dẫn điện
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động : Tìøm hiểu đồng hồ đo điện
Tìm hiểu công dụng của đồng hồ đo
+ Để đo CĐDĐ người ta dùng dụng cụ nào ?
+ Để đo điện trở người ta dùng dụng cu đo nào ?
+ Để đo hiệu điện thế người ta dùng dụng cụ đo nào ?
Vậy các dụng cụ trên có tên gọi là gì ?
Có công dụng như thế nào ?
GV yêu cầu HS làm bài tập SGK theo nhóm
Hãy tìm trong bảng 3.1 những đại lượng đo của đồng hồ đo điện vá đánh dấu (x) vào ô trống
Cường độ dđ
X
Cường độ sáng
Điện trở mạch điện
X
Điện năng tiêu thụ
x
Đường kính dây dẫn
Điện áp
x
CS tiêu thụ
X
GV đặt câu hỏi để cho HS thấy tại sao trên vỏ biến áp thường lắp ampekế & vônkế
Công tơ điện đựơc lắp ở mạng điện trong nhà với mục đích gì ?
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận công dụng của đồng hồ đo điện
b. Tìm hiểu phân loại đồng hồ đo
GV yêu cầu Hs làm bài tập điền đại lượng cần đo trong SGK
GV cho Hs quan sát một số ký hiệu của đồng hồ đo điện SGK
GV yêu cầu Hs gấp sách lại và làm việc cá nhân ra phiếu học tập
Nội dung phiếu ghi
Đồng hồ đo
Đại lượng cần đo
Kí hiệu
GV cho HS chấm chéo
à Hoàn thiện kiến thức
GV yêu cầu HS đọc & giải thích các ký hiệu ghi trên công tơ điện
GV phát mỗi nhóm một đồng hồ vạn năng & yêu cầu HS giải thích các ký hiện ghi trên mặt đồng hồ
HS vận dụng kiến thức cũ trả lời
: Dùng Ampekế
Dùng vôn kế
Đồng hồ đo điện
HS thảo luận nhóm làm bài tập SGK
HS thảo luận nhóm trả lời bài tập
HS trả lời theo nhận biết cá nhân
HS nhận phiếu cá nhân và làm bài tập vào phiếu theo nhân biết cá nhân
4. Đánh giá:
- Gợi ý HS nhớ phần ghi nhớ và làm bài tập cuối bài nếu còn thời gian
Hoạt động nối tiếp:
- HS vế nhà học bài và chuẩn bị cho bài học sau
- Nhờ có đồng hồ đo điện người ta có thể biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện
NỘI DUNG GHI BẢNG
I/ Đồng hồ đo điện :
1. Công dụng của đồng hồ đo điện: Phán đoán được nguyên nhân hư hỏng , những sự cố kỹ thuật ,
hiện tượng làm việc không bình thường của mạng điện & đồ dụng điện
+ Trên vỏ biến áp thường đặt vôn kế & ampekế là để kiểm tra trị số định mức của các thiết bị
+ Công tơ điện được mắc trong nhà với mục đích là đo điện năng tiêu thụ
Tuần 5 Ngày soạn:
Tiết 5 Ngày dạy:
Bài 3 : DỤNG CỤ TRONG LẮP ĐẶT
MẠNG ĐIỆN (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đựơc công dụng ; phân loại của một số dụng cụ cơ khí
- Biết cách sử dụng các dụng cụ cơ khí
- Nắm được tầm quan trọng của dụng cụ cơ khí
2. Kỹ năng : Biết sử dụng các loại dụng cụ cơ khí.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: - GV nghiên cứu kỹ nội dung SGK & SGV
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học
- Tranh vẽ một số dụng cụ cơ khí
* Trò: Chuẩn bị bài học, phiếu ghi sẵn bài tập bảng 3-5
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
- Đồng hồ đo điện có công dụng gì ?
- Công tơ điện có công dụng gì trong mạng điện trong nhà
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động : Tìm hiểu dụng cụ cơ khí
GV treo bảng phụ có ghi nội dung bảng 3.4 và yêu cầu HS điền công dụng & tên dụng cụ vào chỗ trống trong bảng sau
Tên dụng cụ
Hình vẽ
Công dụng
Thước
SGK
?
SGK
?
Panme
SGK
?
SGK
?
Búa
KSGK
?
GV đặt câu hỏi :
Thước dùng để làm gì ?
Kìm dùng để làm gì ?
HS làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi trên
Bài tập bảng 4.5
Câu
Đ-S
Từ sai
Từ đúng
1
Đo điện trở phải dùng oát kế
2
Ampekế mắc song song với mạch điện cần đo
3
Đồng hồ vạn năng có thể đo dược cả điện áp & điện trở của mạch điện
4
Vôn kế được mắc nối tiếp với vật dẫn cần đo
4. Đánh giá:
- GV cho HS trả lời câu hỏi theo nội dung phần ghi nhớ
-Đồng hồ đo điện có công dụng gì ?
-Hiệu quả làm việc phụ thuộc vào yéu tố nào ?
5. Hoạt động nối tiếp:
-Dặn dò HS chuẩn bị cho bài học sau
II/ Dung cụ cơ khí :
+ Dụng cụ cơ khí gồm : Kìm , búa , khoan tua vít , thước .
+ Hiệu quả của công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn & sử dụng đúng dụng lao động
III/ Vận dụng :
NỘI DUNG GHI BẢNG
Bài tập 3-5 SGK
Tuần 6 Ngày soạn:
Tiết 6 Ngày dạy:
THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đựơc chức năng của một số đồng hồ đo điện
- Biết cách sử dụng một số đồng hồ đo điện
- Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
- Làm việc cẩn thận an toàn
2. Kỹ năng : Biết sử dụng các loại đồng hồ đo. Rèn kĩ năng lắp các dụng cụ đo vào mạch
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: - GV nghiên cứu kỹ nội dung SGK & SGV
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học
- Phiếu ghi sẵn bài tập bảng, đồng hồ đo điện, vôn kế , am pe kế
* Trò: Chuẩn bị bài học, phiếu ghi sẵn bài tập bảng 3-5
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
- Đồng hồ đo điện có công dụng gì ?
- Công tợ điện có công dụng gì trong mạng điện trong nhà
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1: Chuẩn bị và nêu yêu cầu bài thức hành :
GV chia nhóm thực hành
Chì định nhóm trưởng . Giao nhiệm vụ cho các nhóm trưởng
Gv nêu mục tiêu , yêu cầu bài thực hành & nội quy thực hành
GV cần nêu rõ những tiêu chí đánh giá kết quả thực hành thất cụ thể để định hướng hoạt động cho Hs . kết quả thực hành của 1 Hs hoặc một nhóm Hs được đánh gía theo các yêu cầu sau :
* Kết quả thực hành ( đo R hoặc A)
* Thực hiện đúng quy trình
* Thái độ thực hành , đảm bào an toàn & vệ sinh
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng hồ đo điện :
GV giao cho các nhóm : Công tơ điện , vôn kế , am pe kế
+ GV giao nhiệm vụ thực hành cho các nhóm . Định thời gian cho các nhóm tiến hành thí nghiệm
GV phát phiếu học tập cho Hs yêu cầu HS giải thích các ý nghĩa của ký hiệu trên mắt đồng hồ đo điện
GV kết thục hoạt động 2 để chuyển sang nội dung của phần thức hành
HS lắng nghe và nhận nhiệm vụ
Nhóm trưởng phân công trong nhóm
HS lắng nghe
HS làm việc theo nhóm những nội dung sau :
+ Đọc và ghi những ký hiệu trên mặt đồng hồ đo
+ Chức năng của đồng hồ đo điện là gì ?
+ Tìm hiểu chức năng của các núm điều chình
+ Đo điện áp nguồn thực hành
4. Đánh giá:
- Chức năng của đồng hồ đo điện là gì ?
5. Hoạt động nối tiếp:
- Tiếp tục tìm hiểu đồng hồ đo điện, tìm hiểu đồng hồ vạn năng
- Tiết sau thực hành tiếp
NỘI DUNG GHI BẢNG
I/ Dụng cụ , vật liệu & thiết bị :
II/ Nội dung & trình tự thực hành :
1/ Tìm hiểu đồng hồ đo điện :
+ Tìm hiểu các ký hiệu
+ Chức năng
+ Tìm hiểu đại lượng đo và thang đo
+ Cấu tạo bên ngoài
Tuần 7 Ngày soạn:
Tiết 7 Ngày dạy:
THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN (TT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết đựơc chức năng của một số đồng hồ đo điện
- Biết cách sử dụng một số đồng hồ đo điện
- Đo điện năng tiêu thụ của mạch điện
- Làm việc cẩn thận an toàn
2. Kỹ năng : Biết sử dụng các loại đồng hồ đo. Rèn kĩ năng lắp các dụng cụ đo vào mạch
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: - GV nghiên cứu kỹ nội dung SGK & SGV
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học
- Phiếu ghi sẵn bài tập bảng, đồng hồ đo điện, vôn kế , am pe kế
* Trò: Chuẩn bị bài học
III. Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp :
Kiểm tra bài cũ:
- Chức năng của đồng hồ đo điện là gì ?
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động: Sử dụng đồng hồ đo điện :
GV cho Hs thực hành : Đo điện năng tiêu thụ bằng công tơ điện
- Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ 4.2 và trả lời câu hỏi :
+ Mạch điện có bao nhiêu phần tử ? kể tên những
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_chuong_trinh_c.doc