I. MỤC TIÊU:
1/.Kiến thức:
Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của quả nhãn.
Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản, chế biến quả nhãn.
2/. Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả .
II. CHUẨN BỊ :
_ Tranh vẽ các giống nhãn phổ biến, kỹ thuật trồng và nhân giống.
_ Các số liệu về sự phát triển của cây nhãn ở trong nước và địa phương.
_ Nghiên cứu SGK, SGV về nội dung .
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Phần: Trồng cây ăn quả - Tuần 16: Kỹ thuật trồng cây nhãn - Nguyễn Văn Cường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/11/2008;
Ngày giảng: 9A: 6/12/2008;
9B:1/12/2008.
§8. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHÃN
I. MỤC TIÊU:
1/.Kiến thức:
Biết được giá trị dinh dưỡng của quả nhãn, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của quả nhãn.
Hiểu được các biện pháp kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, bảo quản, chế biến quả nhãn.
2/. Thái độ: Hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả .
II. CHUẨN BỊ :
_ Tranh vẽ các giống nhãn phổ biến, kỹ thuật trồng và nhân giống.
_ Các số liệu về sự phát triển của cây nhãn ở trong nước và địa phương.
_ Nghiên cứu SGK, SGV về nội dung .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới
1/. Ổn định:
2/.Kiểm tra:
_ Nêu các giống cây ăn quả có múi mà em biết ?
_ Nhân giống cây ăn quả phương pháp nào là phổ biến?tại sao?
_ Tại sao phải bón phân theo hình chiếu tán cây và đốn tạo hình cho cây?
GV nhận xét, đánh giá, cho điểm.
3/.Giới thiệu bài mới: SGV
1-2 HS trả lời từng câu hỏi của GV .
HS lắng nghe.
Hoạt động 2: Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn.
I. Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn :
Quả nhãn chứa đường, axit hữu cơ, vitamin, chất khóang được sử dụng ăn tươi, sấy khô long nhãn làm nước giải khát, đồ hộp làm thuốc.
á yêu cầu HS đọc mục I SGK và cho biết giá trị dinh dưỡng của quả nhãn?
_ Quả nhãn được dùng để làm gì?.
_ Chứa đường, axit hữu cơ, vitamin, chất khóang.
_ ăn tươi, sấy khô long nhãn.
_ Làm nước giải khát, đồ hộp.
+ Làm thuốc (hạt, vỏ).
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn
II. Đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn:
1/. Đặc điểm thực vật :
Rễ: rễ cọc và rễ con.
Hoa: hoa xếp thành chùm có 3 loại : hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
2/. Yêu cầu ngoại cảnh:
a/. Nhiệt độ: Thích hợp 21 270C .
b/. Lượng mưa:
1200 mm/năm, độ ẩm 70 80% .
c/. Ánh sáng: Cần đủ ánh sáng.
d/. Đất: không kén đất nhưng đất phù sa là hợp nhất.
_Cây nhãn có đặc điểm thực vật gì?.
_ Cây nhãn cần những yêu cầu ngoại cảnh nào?
HS trình bày từng mục theo yêu cầu của GV .
GV nhận xét cho HS ghi nội dung .
Rễ: rễ cọc và rễ con.
Hoa: có 3 loại : hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
+ Nhiệt độ.
+ Lượng mưa.
+ Ánh sáng.
+ Đất.
HS trình bày theo SGK .
Hoạt động 4: tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn.
III. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn:
1/. Một số giống nhãn phổ biến:
2/. Nhân giống cây:
Phương pháp nhân giống chủ yếu là chiết cành và ghép.
3/. Trồng cây:
a/. Thời vụ phụ thuộc vào khí hậu từng vùng của sinh thái.
b/. Khỏang cách trồng.
c/. Đào hố, bón phân lót.
4/. Chăm sóc:
a/. làm cỏ vun xới.
b/. bón phân thúc.
c/. Tưới nước.
d/. Tạo hình, sửa cành.
e/. Phòng trừ sâu bệnh.
Cho HS quan sát hình 18 SGK .
_ Hãy nêu các giống nhãn mà em biết?
Yêu cầu HS đọc mục III.2 . Lưu ý HS nắm vững những yêu cầu kỹ thuật trong việc chiết cành và ghép.
_ Thời vụ trồng thích hợp vào những tháng nào ở phía Bắc và phía Nam?.
Khi trồng cần lưu ý gì?.
GV nhận xét.
_ Vì sao phải bón phân theo hình chiếu tán cây?.
HS quan sát và nêu theo SGK .
HS lắng nghe GV hướng dẫn.
+ Phía Bắc: Vụ xuân, vụ thu.
+ Phía Nam: đầu mùa mưa.
_ Không làm vở vỏ bầu.
_ Tỉa bớt lá.
_ Không dùng chân giẫm lên gốc cây.
_ Cắm cọc buộc thân cây để gió không làm hỏng gốc
_ Vì cây phát triển đến đâu thì rễ lan đến đó. Vì vậy bón theo hình chiếu tán cây giúp cho cây hút chất dinh dưỡng tốt hơn.
Hoạt động 5: tìm hiểu thu hoạch, bảo quản, chế biến
IV. Thu hoạch, bảo quản, chế biến:
1/.Thu hoạch:
Bẻ hay cắt chùm quả, chú ý không cắt trụi hết cành lá và cắt cuống quá dài.
2/.Bảo quản:
SGK
3/.Chế biến:
Sấy cùi nhãn làm long nhãn bằng lò sấy.
Hãy cho biết thời gian thu họach nhãn vào lúc nào là tốt nhất? Vì sao? .
Hãy nêu cách bảo quản quả nhãn?
Quả nhãn được chế biến như thế nào ?
+ Sáng hoặc chiều, lúc này trời râm mát.
HS đưa ra cách bảo quản. (SGK).
_Sấy khô bằng lò sấy.
Hoạt động 6: Tổng kết bài
_ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
_ Đặt câu hỏi SGK để HS trả lời .
_ về nhà học bài và xem trước bài mới.
_ HS đọc.
_ HS trả lời .
_ HS lắng nghe GV dặn dò.
áGhi nhớ:
_ Quả nhãn chứa nhiều đường, vitamin, khoáng chất được sử dụng để ăn tươi, sấy khô, làm long nhãn, đồ hộp.
_ Cây nhãn được trồng vào vụ xuân và vụ thu (các tỉnh phái Bắc), đầu mùa mưa (các tỉnh phía Nam).
_Trồng cây nhãn phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về khoảng cách, cách trồng, chăm sóc để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
File đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_9_phan_trong_cay_an_qua_tuan_16_ky_thu.doc