Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 10: Kỹ thuật trồng cây xoài

I/ MỤC TIÊU:

Dạy xong bài này gv cần làm cho hs đạt được:

- Biết được giá trị dinh dưỡng của quả xoài, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài

- Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây xoài.

- Hiểu được cách thu hoạch, bảo quản cây xoài.

- Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả.

II/ CHUẨN BỊ:

- Tranh vẽ có liên quan đến bài học như: các giống xoài, kĩ thuật trồng và nhân giống xoài.

- Các tài liệu và số liệu về phát triển nghề trồng xoài ở địa phương.

III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS:

 1/ Kiểm tra bài cũ: Nêu tóm tắc kĩ thuật trồng cây vải.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 29/06/2022 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ Lớp 9 - Trồng cây ăn quả - Bài 10: Kỹ thuật trồng cây xoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Tiết 19 Bài 10: KĨ THUẬT TRỒNG CÂY XOÀI I/ MỤC TIÊU: Dạy xong bài này gv cần làm cho hs đạt được: Biết được giá trị dinh dưỡng của quả xoài, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài Hiểu được các biện pháp kĩ thuật trong việc trồng và chăm sóc cây xoài. Hiểu được cách thu hoạch, bảo quản cây xoài. Có hứng thú học tập, yêu thích nghề trồng cây ăn quả. II/ CHUẨN BỊ: Tranh vẽ có liên quan đến bài học như: các giống xoài, kĩ thuật trồng và nhân giống xoài. Các tài liệu và số liệu về phát triển nghề trồng xoài ở địa phương. III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HS: 1/ Kiểm tra bài cũ: Nêu tóm tắc kĩ thuật trồng cây vải. 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA HS TRỢ GIÚP CỦA GV HOẠT ĐỘNG 1. Giới thiệu bài học HS có thể tham gia cùng GV để nhận biết nhanh quả xoài là gì. Xoài là một cây ăn quả nhiệt đới trồng rất nhiều ở nước ta. Xoài cho quả, lấy gỗ, che mát, phủ đất Quả xoài chín có màu sắc hấp dẫn, ăn ngon, mùi thơm Hôm nay chúng ta nghiên cứu tiếp về kĩ thuật trồng cây xoài. ( Ghi đầu bài) HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả xoài. HS nghiên cứu SGK, tự tìm thông tin để trả lời. HS báo cáo kết quả về việc trả lời các câu hỏi của GV. ? Xoài có giá trị dinh dưỡng không? Vì sao? GV tổng kết: 1. Giá trị dinh dưỡng của quả xoài: -Đường chiếm 11-12% -Có vitamin A, B2, C. -Axít hữu cơ chiếm 0,2% -Có thể dùng để ăn, chế nước uống, đóng hộp. HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh của cây xoài. HS nghiên cứu SGK, tự tìm thông tin để trả lời. HS báo cáo kết quả về việc trả lời các câu hỏi của GV. HS liên hệ thực tế địa phương để trả lời: Đất nơi chúng ta ở là đất Bazan, hoàn toàn có thể trồng được xoài. ? Để trồng xoài ta cần có hiểu biết gì về cây xoài? Ngày nay người ta đã xác định được những điều cần hiểu biết nêu trên như thế nào? GV tổng kết: 2. Đặc điểm thực vật: -Rễ ăn sâu, chịu hạn tốt. -Rễ to tập trung tầng đất mặt 0-50cm. -Hoa ra từ đầu ngọn cành gồm hoa đực và hoa lưỡng tính. 3. Yêu cầu ngoại cảnh: -Nhiệt độ: 240C-260C ( cây nhiệt đới) -Lượng mưa 1000-1200mm, cần có mùa khô để phân hóa mầm hoa. -Aùnh sáng: đủ sáng. -Đất: không kén đất pH 5,5-6,5 ? Như vậy trên đất Bazan nơi chúng ta ở có trồng được xoài hay không? ? Đất phù sa ven sông như ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo em có thể trồng được xoài hay không? HOẠT ĐỘNG 4. Tìm hiểu kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài. Nước Việt Nam có nhiều giống xoài ngon, đặc biệt và nổi tiếng như: Xoài cát Hoà Lộc ( Cái Bè), xoài thơm (Tiền Giang, Đồng Tháp, cần Thơ), Xoài bưởi (Cái Bè), xoài tượng, Xoài voi, xoài gòn, Xoài Thanh Ca, Xoài trứng, xoài hôi (Yên Châu) có mùi hôi nhựa thông v.v Đối với xoài phương pháp nhân giống bằng ghép, chiết là phổ biến và hiệu quả nhất. Vùng trồng xoài lớn nhất nước ta hiện nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. HS đọc SGK, nhớ lại 2 bài trước cộng với nhận biết bản thân để thảo luận trả lời các ý GV nêu ra. ªGV cho HS quan sát hình 22 SGK về một số giống xoài, và yêu cầu HS nêu thêm những giống xoài khác mà các em biết. h.22 ª GV yêu cầu HS nêu 1 số phương pháp nhân giống xoài phổ biến ở địa phương. GV yêu cầu HS xem thông tin ở SGK để bổ sung kiến thức. ª Dựa trên các bài học trước và SGK, yêu cầu HS nêu lên kĩ thuật trồng cây xoài. GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi Phần III. Mục 3a. GV yêu cầu HS nắm được: + Khoảng cách mỗi cây trồng. + Đào hố, bón phân lót? ª Về việc chăm sóc, HS cần thấy các việc: + Làm cỏ, vun xới + Bón phân thúc. + Tưới. + Tạo hình, sửa cành. + Phòng trừ sâu bệnh. HOẠT ĐỘNG 5. Tìm hiểu kĩ thuật thu hoạch, bảo quản. HS tham gia với kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản xoài ở địa phương. GV phân tích cho HS hiểu được các yêu cầu khi thu hoạch, các biện pháp bảo quản phù hợp khi vận chuyển. HOẠT ĐỘNG 6. Tổng kết - Dặn dò. HS trả lời. Đọc ghi nhớ. ( 1-2 HS) GV nêu các câu hỏi củng cố từng phần. GV đánh giá mức độ đạt của bài học; nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. Xem trước bài 11: kĩ thuật trồng cây chôm chôm. TÀI LIỆU THAM KHẢO: QUI TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY XOÀI DONA 1. Khoảng cách các cây trồng: 6m x 6m, 8m x 8m hay 10m x 10m. Tuỳ theo đặc trưng đất và biện pháp canh tác. 2. Chuẩn bị hố trồng: - 80cm x 80cm, sâu 75cm. - Khi đào để riêng lớp đất mặt 30cm một bên. - Bón lót: lượng phân cho mỗi hố: 10kg phân hữu cơ hoặc 1-2kg phân vi sinh, 0,2-0,3kg phân Super Lân, trộn đều với đất mặt. - Trên vườn cũ đã trồng cây dùng 50g Basudin 10H hoặc Vibasu và 300g vôi trộn đều với đất mặt + phân lót để lấp đầy hố. Sau đó tưới đầy nước để phân phân hủy nhanh. - Hố trồng phải chuẩn bị trước khi trồng từ 5 đến 10 ngày. Phải tưới nước nhiều lần để phân và thuốc ngấm vào đất rồi mới trồng cây. 3. Trồng cây: - Dùng dao sắc cắt bỏ túi nylon, xem xét bộ rễ, cắt bỏ phần rễ cái, rễ con ra khỏi đáy bầu. Đừng làm bể bầu đất. - Đào 1 lỗ nhỏ giữa hố trồng, sâu hơn chiều cao túi nylon một chút. Đặt cây vào giữa hố, dùng tay vun đất và ấn nhẹ quanh gốc, sao cho đất mặt hố cao hơn đất bầu khoảng 3 - 4cm. cắm cọc và buộc thân cây vào để tránh gió lay. Dùng lá dừa, phên tre để che nắng hướng Đông và Tây, nhưng phải đảm bảo độ thông thoáng trên 60%. ( thời gian che khoảng 30 ngày). Tưới nước cho cây thường xuyên để bảo đảm độ ẩm cho cây phát triển vững vàng khỏe mạnh. - Thời điểm trồng thích hợp là tháng 4 - 11 dương lịch. 4. Chăm sóc xoài trong năm đầu tiên: a)Tưới nước: thường xuyên cho cây khoẻ mạnh. b)Bón phân cho mỗi cây: 1kg NPK (15-15-15) hoặc 1kg NPK (16-16-8) cộng thêm 200 - 300g lân. Cói thể chia ra làm 6 đến 12 lần bón /năm. Dùng que vạch 1 vòng quanh gốc cách gốc 20-30cm, rải phân đều và lấp đất mỏng. c) Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu bệnh nư: Thánh thư, cháy lá, đốm lá, bồ hóng, nấm hồng và đặc biệt chú ý sâu đục thân bọ cánh cứng làm cho xoài xì mủ. Phòng trị: làm vệ sinh cỏ rác, tiêu hủy cành lá bị bệnh. Phun Bordeux 1%, copper-Zinc, Copper-B, Zineb, daconil.

File đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_9_trong_cay_an_qua_bai_10_ky_thuat_tro.doc