A.Mục đích – yêu cầu:
1. Về kiến thức:
• HS nắm vững được các phép toán: Hợp, giao, hiệu của hai tập hợp, phần bù của tập hợp con.
• Nắm được các tính chất của các phép toán tập hợp.
2. Về kỹ năng:
• Thành thạo kỹ năng vận dụng các phép toán để giải các bài toán về tập hợp.
3.Về tư duy- thái độ:
• Tích cực tham gia xây dựng bài.
• Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
• Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLTK,
• Học sinh: SGK, dụng cụ học tập,
C.Tiến trình lên lớp:
3 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 cơ bản Tiết 4 các phép toán tập hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:20/08/2009
Tiết 4 CÁC PHÉP TOÁN TẬP HỢP
A.Mục đích – yêu cầu:
Về kiến thức:
HS nắm vững được các phép toán: Hợp, giao, hiệu của hai tập hợp, phần bù của tập hợp con.
Nắm được các tính chất của các phép toán tập hợp.
2. Về kỹ năng:
Thành thạo kỹ năng vận dụng các phép toán để giải các bài toán về tập hợp.
3.Về tư duy- thái độ:
Tích cực tham gia xây dựng bài.
Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, TLTK, …
Học sinh: SGK, dụng cụ học tập,…
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức lớp:
Thứ
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
Học sinh vắng
10B
10C
10D
2. Kiểm tra bài cũ:
CH1: Có những cách cho tập hợp nào? Lấy ví dụ về những cách cho đó.
CH2: Cho A Ì B và xÎA. Kết luận đúng hay sai?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1.
I. GIAO CỦA HAI TẬP HỢP
Ví dụ 1. Cho là ước của 12} ; là ước của 18}
a) Viết tập A và tập B theo cách liệt kê các phần tử.
b) Liệt kê các phần tử của tập C là ước chung của 12 và 18.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Liệt kê các phần tử của A và B.
H2: Chứng tỏ rằng A ≠ B.
H3: Liệt kê các ước chung của 12 và 18.
H4: Nhận xét về tập C?
Gợi ý trả lời H1
A={1, 2, 3, 4, 6, 12}
B={1, 2, 3, 6, 9, 18}
Gợi ý trả lời H2.
Có 4 phần tử thuộc A nhưng không thuộc B.
Gợi ý trả lời H3.
C={1, 2, 3, 6}
C gồm các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B.
Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A, vừa thuộc B được gọi là giao của A và B.
Viết C = A Ç B
Vậy A Ç B = {x/ xÎA và xÎB}
Ví dụ 2. Cho A={1, 2, 3}, B = {3, 4, 7, 8}; C={3; 4}
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a) AÇB = C; b) AÇC = B; c) BÇC=A; d) A = B.
HOẠT ĐỘNG 2.
II. HỢP CỦA HAI TẬP HỢP
Ví dụ 3. Trong ví dụ 1, hãy liệt kê các phần tử của tập hợp C là các ước của 12 hoặc 18?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Xác định tính chất của các phần tử thuộc C?
H2: Liệt kê các phần tử thuộc C.
H3: Nhận xét về mối liên hệ giữa các phần tử của C?
Gợi ý trả lời H1.
nếu là ước của 12 hoặc là ước của 18.
Gợi ý trả lời H2.
C={1, 2, 3, 4, 6, 9, 12, 18}
Gợi ý trả lời H3.
Một phần tử thuộc C thì thuộc A hoặc thuộc B.
Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A hoặc thuộc B được gọi là hợp của A và B.
Viết
Vậy { hoặc }
Ví dụ 4. Cho hai tập
Xác định A È B?
HOẠT ĐỘNG 3.
III. HIỆU VÀ PHẦN BÙ CỦA HAI TẬP HỢP
Ví dụ 5. Giả sử A là tập hợp các học sinh giỏi của lớp 10E là
A={An, Minh, Bảo, Cường, Vinh, Hoa, Lan, Tuệ, Quý}
B là tập hợp các học sinh của tổ 1 lớp 10E là
B={An, Hùng, Tuấn, Vinh, Lê, Tâm, Tuệ, Quý}
Xác định tập hợp C gồm các học sinh giỏi của lớp 10E không thuộc tổ 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
H1: Hãy xác định ?
H2: Xác định tập hợp C?
Gợi ý: các phần tử của C thuộc A nhưng không thuộc B.
Gợi ý trả lời H1.
={An, Vinh, Tuệ, Quý}
Gợi ý trả lời H2.
C={Minh, Bảo, Cường, Hoa, Lan}
Tập hợp C gồm các phần tử thuộc A nhưng không thuộc B gọi là hiệu của A và B.
Viết C = A\B.
Vậy A\B = {x/ xÎA và x ÏB}
A
B
A\B
A
B
Khi B Ì A thì A\B gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu CAB.
Chú ý: CAB. chỉ tồn tại khi B Ì A.
Ví dụ 6. Hãy xác định tính đúng sai của mỗi câu sau:
4. Củng cố: HS phải nắm vững
Các phép toán tập hợp: Giao, hợp, hiêu, phần bù.
Các tính chất.
5. Dặn dò:
Về nhà xem lại bài đã học.
Làm bài tập SGK trang 15.
Xem trước bài CÁC TẬP HỢP SỐ.
File đính kèm:
- Cac phep toan Co ban.doc