I) Mục tiêu: Qua bài học , học sinh cần:
1) Kiến thức:
- Hiểu các khái niệm : Tần số , tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê , bảng phân bố tần số và tần suất , bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
2) Kỹ năng:
- Xác định được tần số , tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê.
- Lập được bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp cần phân ra.
3) Về tư duy thái độ:
+Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của bản thân
+Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết ứng dụng trong thực tế.Có tinh thần hợp tác trong học tập
+Giúp các em rèn luyện kĩ năng cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ, nghiêm túc, sáng tạo, tư duy hợp lý và có logic, hăng hái phát biểu xây dựng bài
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1)Chuẩn bị của GV:
Phấn màu , giáo án , bảng phụ , SGK ,thước
2)Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK ; bút viết còn có :
+Kiến thức cũ : Hoïc sinh ñaõ hoïc số liệu thống kê , tần số ôû lôùp 7
+Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động tích cực trong phát hiện chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn , thuyết trình,giảng giải,gợi mở vấn đề,nêu vấn đề .Trong đó phương pháp chính được sử dụng là gợi mở để phát hiện vấn đề.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 10 nâng cao Trình bày mẫu số liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27/2/2011 Ngày dạy:
Bài: Trình bày một mẫu số liệu
Số tiết:1
Tiết: 1
I) Mục tiêu: Qua bài học , học sinh cần:
1) Kiến thức:
- Hiểu các khái niệm : Tần số , tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê , bảng phân bố tần số và tần suất , bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp.
2) Kỹ năng:
- Xác định được tần số , tần suất của mỗi giá trị trong dãy số liệu thống kê.
- Lập được bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp khi đã cho các lớp cần phân ra.
3) Về tư duy thái độ:
+Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của bản thân
+Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết ứng dụng trong thực tế.Có tinh thần hợp tác trong học tập
+Giúp các em rèn luyện kĩ năng cẩn thận, chính xác, tỉ mỉ, nghiêm túc, sáng tạo, tư duy hợp lý và có logic, hăng hái phát biểu xây dựng bài
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1)Chuẩn bị của GV:
Phấn màu , giáo án , bảng phụ , SGK ,thước
2)Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK ; bút viết còn có :
+Kiến thức cũ : Hoïc sinh ñaõ hoïc số liệu thống kê , tần số ôû lôùp 7
+Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động tích cực trong phát hiện chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn , thuyết trình,giảng giải,gợi mở vấn đề,nêu vấn đề.Trong đó phương pháp chính được sử dụng là gợi mở để phát hiện vấn đề.
IV) Tiến trình bài học :
1.Ổn định lớp :
2. Bài mới:
Phần I: Ôn tập
Hoạt động thành phần 1: Bảng phân bố tần số
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi Bảng-trình chiếu
GV : Trong VD1 đơn vị điều tra là gì ? Dấu hiệu điều tra là gì ?
Các số liệu thống kê là gì ?
HS : Mỗi một tỉnh là một đơn vị điều tra . Dấu hiệu điều tra là
năng suất lúa hè thu năm 1988 ở mỗi tỉnh. Các số liệu trong bảng 1 gọi là các số liệu thống kê
GV :Các số liệu thống kê hay còn gọi là các giá trị của dấu hiệu.
GV : Trong bảng 1 giá trị 25 xuất hiện mấy lần ?
HS : 4 lần
GV : Tần số là gì ?
HS : Là số lần xuất hiện của một giá trị
GV : Trong bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau ? là những giá trị nào ?
HS : có 5 giá trị là : 25 ,30, 35 , 40 , 45
GV : Điền vào khung trống ở bảng 1
GV : Xác định tần số của mỗi giá trị đó ?
HS : Lần lượt là : 4 , 7 , 8 , 6 , 5
I. Bảng phân bố tần số-tần suất
VD1: Treo bảng phụ
Khi điều tra “ Năng suất lúa hè thu năm 1988 “ của 30 tỉnh , người ta thu thập được các số liệu ghi trong bảng dưới đây
Năng suất lúa hè thu (tạ\ha) năm 1998 của 30 tỉnh
30 30 25 25 35 45 40 40 35 45
25 45 30 30 30 40 30 25 45 45
35 35 30 40 40 40 35 35 35 35
-Dấu hiệu điều tra là nội dung điều tra
-Số liệu thống kê là những con số khi điều tra thu được
- Các số liệu thống kê hay còn gọi là các giá trị của dấu hiệu
1.Tần số
Gọi x là một trong những giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê
Tần số của giá trị x là số lần xuất hiện của giá trị x
Hoạt động thành phần 2: Tần suất
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi Bảng-trình chiếu
GV : Xác định tần suất của mỗi giá trị khác nhau trong bảng 1 ?
HS : Lần lượt là 13,3 (%) , 23,3 (%) , 26,7 (%) , 20 (%) , 16,7 (%)
GV : Nhìn vào cột tần suất ta thấy được giá trị x chiếm bao nhiêu phần trăm của tổng đơn vị điều tra
GV : Bảng 2 gọi là bảng phân bố tần số và tần suất
Nếu bỏ cột tần số ta được bảng phân bố tần suất.
Nếu bỏ cột tần suất ta được bảng phân bố tần số
2.Tần suất
Định nghĩa : số
f = =.100(%)
gọi là tần suất của giá trị x
trong đó
x là một trong những giá trị khác nhau trong bảng số liệu thống kê
n là tần số của giá trị x
n là tập hợp các đơn vị điều tra
Năng suất lúa ( tạ \ha)
Tần số
Tần suất(%)
25
30
35
40
45
4
7
8
6
5
13,3 (%) 23,3 (%) 26,7 (%)
20 (%)
16,7 (%)
Cộng
30
100(%)
Bảng phân bố tần số và tần suất
Hoạt động thành phần 3: Bảng phân bố tần suất và tần số ghép lớp
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi Bảng-trình chiếu
GV : Từ bảng số liệu thống kê ta có thể phân thành các lớp để thuận lợi cho việc phân tích , xử lý số liệu. Các lớp ghép là do mình quy định sao cho phù hợp
GV : Treo bảng phụ
GV : Có bao nhiêu số liệu thuộc vào lớp 1 ?
HS : Có 6
GV : Tính tần suất của lớp 1 ?
HS : f =
GV : Tính tần số , tần suất các lớp còn lại ?
GV : ghi vào bảng phụ
GV : Từ bảng 4 ta thấy số HS có chiều cao từ 150 -156cm chiếm 16,7% tổng số HS nên số quần áo cần may thuộc cỡ tương ứng với lớp đó chiếm 16,7% số lượng quần áo cần may.Nếu lớp học trên đại diện được cho toàn trường thì có thể áp dụng kết quả đó để may quần áo cho học sinh toàn trường.
II. Bảng phân bố tần suất và tần số ghép lớp
Cho bảng số liệu sau :
158 167 163 168 162 154 161 164 164
150 159 158 158 165 166 163 151 173
164 156 163 163 170 159 164 172 160
152 165 155 160 169 161 160 161 152
Chiều cao của 36 học sinh ( đơn vị : cm)
Ta phân lớp số liệu trên như sau :
Lớp 1 gồm những số đo chiều cao từ 150cm đến dưới 156 cm , kí hiệu là [150 ;156) ;
Lớp 2 gồm những số đo chiều cao từ 156 cm đến dưới 162 cm , kí hiệu là [156 ;162) ;
Lớp 3 gồm những số đo chiều cao từ 162 cm đến dưới 168 cm , kí hiệu là [162 ; 168) ;
Lớp 4 gồm những số đo chiều cao từ 168 cm đến 174 cm , kí hiệu là [168 ;174] ;
Bảng phân bố tần số và tần suất ghép lớp
Lớp số đo chiều cao(cm)
Tần số
Tần suất(%)
[150 ;156)
[156 ;162)
[162 ; 168)
[168 ;174]
6
12
13
5
16,7
33,3
36,1
13,9
Cộng
36
100(%)
Hoạt động thành phần 4: Củng cố
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Ghi Bảng-trình chiếu
GV : Treo bảng phụ
GV : Gọi HS lên bảng trình bày sửa chữa bổ sung nếu cần
Ví dụ :
Cho bảng số liệu thống kê sau :
Tiền lãi ( nghìn đồng ) của mỗi ngày trong 30 ngày được khảo sát ở một quầy bán báo
Cho bảng số liệu sau :
81 74 31 58 67 63 30 73
51 52 93 85 47 57 85 64
37 65 63 82 77 46 53
44 92 53 77 42 57 55
Hãy lập bảng phân bố tần suất ghép lớp với các lớp như sau :
[29,5 ;40,5),[40,5 ;51,5) ,[51,5 ;62,5),[62,5 ;73,5),
[73,5 ;84,5),[84,5 ;95,5)
Bảng phân bố tần suất ghép lớp
Lớp tiền lãi ( nghìn đồng )
Tần suất(%)
[29,5 ;40,5) [40,5 ;51,5)
[51,5 ;62,5) [62,5 ;73,5)
[73,5 ;84,5)
[84,5 ;95,5)
10
17
23
20
17
13
Cộng
100(%)
4.Cũng cố hướng dẫn về nhà
Làm bài 1 , 2 ,3 , 4 SGK ĐS 10 / trang 114,115
File đính kèm:
- trinh bay mau so lieu 10 nc.docx