I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
- Định nghĩa vi phân của hàm số y = f(x) ,cách kí hiệu vi phân .
- Ứng dụng của vi phân vào phép tính gần đúng, công thức gần đúng thường dùng trong vật lí .
Kĩ năng :
- Thành thạo trong việc tìm vi phân của hàm số.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;
Có thái độ học tập tích cực.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 11 - Tiết 73: Vi phân năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI PHÂN
Tiết : 73
Ngày soạn : 16 / 4 / 2008
Ngày dạy : 22 / 4 / 2008 (11B1 ,(11B2)
I. MỤC TIÊU :
Kiến thức :
- Định nghĩa vi phân của hàm số y = f(x) ,cách kí hiệu vi phân .
- Ứng dụng của vi phân vào phép tính gần đúng, công thức gần đúng thường dùng trong vật lí .
Kĩ năng :
- Thành thạo trong việc tìm vi phân của hàm số.
Thái độ : Hình thành thói quen cẩn thận , chính xác ;
Có thái độ học tập tích cực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Học sinh :
HS đã học các qui tắc và tính được đạo hàm của hàm số.
Xem trước bài tập ở nhà.
Giáo viên :
Phương pháp : Nêu vấn đề , định hướng giải quyết vấn đề.
Phương tiện : Thước kẻ , phấn màu .
III.TIẾN TRÌNH BÀI HỌC :
Kiểm tra bài cũ :
1. Nêu các công thức đạo hàm của hàm số hữu tỉ và hàm số lượng giác.
2.Vận dụng tính đạo hàm của hàm số : y =sin2 (khó !)
Bài mới:
Hoạt động 1. Định nghĩa Vi phân.
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
+Hoạt động 1:
Tính f’(x) = ? Từ đó suy ra f’(x) . Dx ?
-Nắm định nghĩa và công thức :
Cho hs y = f(x) xác định trên khoảng (a,b) và có đạo hàm tại x
Giả sử Dx là số gia của x sao cho (x + Dx)
Ta gọi tích f’(x). Dx là vi phân của hs f(x) tại x, ứng với số gia Dx
- Với hàm số y = x , ta có
dy = dx = (x)’. Dx = 1 . Dx = Dx Dx = dx
Vậy có thể viết lại
- Yêu cầu học sinh làm Hoạt động 1/SGK.
- Người ta gọi tích f’(x). Dx là vi phân của hs f(x) tại x, ứng với số gia Dx
- Từ đó GV gọi HS nêu đn vi phân ?
GV nêu cách kí hiệu df(x) = f’(x). Dx
- Chú ý :
GV gọi HS tìm vi phân của hàm số y = x ?
Nhận xét gì về Dx và dx? Viết lại công
thức trên ?
- GV chốt lại công thức cuối cùng là công thức thường dùng
- Ví dụ : d(x4-2x) = (4x3-2)dx
d(cos 3x) = -3sin3xdx
Hoạt động 2. Ứng dụng vi phân vào phép tính gần đúng
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động của Giáo viên
- Theo dõi cách chứng minh SGK và hướng dẫn của giáo viên , suy ra công thức :
f(x0+Dx) » f(x0) +f’(x0). Dx
+Hoạt động 2:
Tính giá trị gần đúng của
Giải : Ta có 8,99 = 9 – 0,01
Xét hs f(x)= ; x0 = 9 ; Dx = -0,01 ;
f’(x) =
Ta có : f(8,99) = f(9-0,01) = f(x + Dx) » f(x0) +f’(x0). Dx = f(9) +f’(9).(-0,01)
Tức là »2,9975
- GV hướng dẫn HS tìm ra công thức tính gần đúng giống như cách trong SGK.
- Điều quan trọng nhất khi áp dụng công thức gần đúng là phải xác định chính xác hs , x0 , Dx ,f’(x) rồi thay vào .
- GV cho HS tính, HS khác nhận xét, bổ sung,
- Gv củng cố, sửa chữa .
IV.CỦNG CỐ VÀ LUYỆN TẬP :
Nhắc lại công thức tính vi phân và công thức tính gần đúng ?
Bài tập củng cố :
Tìm vi phân của các hàm số sau:
a) y =
b) y = tan2x.
V. BTVN VÀ DẶN DÒ :
Làm các bài tập còn lại : 1b , 2b/Trang 171 /SGK.
Xem trước bài mới :Đạo hàm cấp cao.
V. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- 73.doc