I . Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh được củng cố cách tìm nhân tử chung, biết cách đổi dấu để lập nhân tử chung và tìm mẫu thức chung, nắm được quy trình quy đồng mẫu, biết tìm nhân tử phụ.
Kĩ năng: Có kĩ năng quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức.
Thái độ: Nghiêm túc làm bài tập, hợp tác với bạn
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập 18, 19, 20 trang 43, 44 SGK, phấn màu, máy tính bỏ túi.
- HS: Ôn tập quy tắc quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức, máy tính bỏ túi.
- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, so sánh, thảo luận nhóm.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 (chi tiết) - Tiết 27: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Ngày soạn: 15/11/2012
Ngày dạy:…../11/2012
Tiết 27
LUYỆN TẬP.
I . Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh được củng cố cách tìm nhân tử chung, biết cách đổi dấu để lập nhân tử chung và tìm mẫu thức chung, nắm được quy trình quy đồng mẫu, biết tìm nhân tử phụ.
Kĩ năng: Có kĩ năng quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức.
Thái độ: Nghiêm túc làm bài tập, hợp tác với bạn
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập 18, 19, 20 trang 43, 44 SGK, phấn màu, máy tính bỏ túi.
- HS: Ôn tập quy tắc quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức, máy tính bỏ túi.
- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, so sánh, thảo luận nhóm.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)
Quy đồng mẫu thức các phân thức sau:
HS1: ; HS2:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Bài tập 18 trang 43 SGK. (12 phút).
-Treo bảng phụ nội dung.
-Muốn quy đồng mẫu thức ta làm như thế nào?
-Ta vận dụng phương pháp nào để phân tích mẫu của các phân thức này thành nhân tử chung?
-Câu a) vận dụng hằng đẳng thức nào?
-Câu b) vận dụng hằng đẳng thức nào?
-Khi tìm được mẫu thức chung rồi thì ta cần tìm gì?
-Cách tìm nhân tử phụ ra sao?
-Gọi hai học sinh thực hiện trên bảng
Hoạt động 2: Bài tập 19 trang 43 SGK. (18 phút).
-Treo bảng phụ nội dung.
-Đối với bài tập này trước tiên ta cần vận dụng quy tắc nào?
-Hãy phát biểu quy tắc đổi dấu đã học.
-Câu a) ta áp dụng đối dấu cho phân thức thứ mấy?
-Câu b) Mọi đa thức đều được viết dưới dạng một phân thức có mẫu thức bằng bao nhiêu?
-Vậy MTC của hai phân thức này là bao nhiêu?
-Câu c) mẫu của phân thức thứ nhất có dạng hằng đẳng thức nào?
-Ta cần biến đổi gì ở phân thức thứ hai?
-Vậy mẫu thức chung là bao nhiêu?
-Hãy thảo luận nhóm để giải bài toán.
-Đọc yêu cầu bài toán
Muốn quy đồng mẫu thức nhiều phân thức ta có thể làm như sau:
-Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung;
-Tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu thức;
-Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân thức với nhân tử phụ tương ứng.
-Dùng phương pháp đặt nhân tử chung và dùng hằng đẳng thức đáng nhớ.
-Câu a) vận dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương.
-Câu b) vận dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng
-Khi tìm được mẫu thức chung rồi thì ta cần tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu của phân thức.
-Lấy mẫu thức chung chia cho từng mẫu
-Thực hiện.
-Đọc yêu cầu bài toán
-Đối với bài tập này trước tiên ta cần vận dụng quy tắc đổi dấu.
-Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức bằng phân thức đã cho: .
-Câu a) ta áp dụng đối dấu cho phân thức thứ hai.
-Mọi đa thức đều được viết dưới dạng một phân thức có mẫu thức bằng 1.
Vậy MTC của hai phân thức này là x2 – 1
-Câu c) mẫu của phân thức thứ nhất có dạng hằng đẳng thức lập phương của một hiệu.
-Ta cần biến đổi ở phân thức thứ hai theo quy tắc đổi dấu A = -(-A)
-Mẫu thức chung là y(x-y)3
-Thảo luận nhóm và trình bày lời giải bài toán.
Bài tập 18 trang 43 SGK.
a) và
Ta có: 2x+4=2(x+2)
x2 – 4=(x+2)(x-2)
MTC = 2(x+2)(x-2)
Do đó:
b) và
Ta có: x2 +4x+4 = (x+2)2
3x+6=3(x+2)
MTC = 3(x+2)2
Do đó:
Bài tập 19 trang 43 SGK.
a) ;
Ta có:
x2 -2x = x(x-2)
MTC = x(x+2)(x-2)
Do đó:
b) ;
MTC = x2 – 1
c) ,
MTC =
4. Củng cố: (5 phút)
Chốt lại các kĩ năng vừa vận dụng vào giải từng bài toán trong tiết học.
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)
-Xem lại các bài tập vừa giải (nội dung, phương pháp).
-Ôn tập quy tắc cộng các phân số đã học. Quy tắc quy đồng mẫu thức.
-Xem trước bài 8: “Phép cộng các phân thức đại số” (đọc kĩ các quy tắc trong bài).
RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 15/11/2012
Ngày dạy:…../11/2012
Tiết 28 LUYỆN TẬP (TT)
I . Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh được củng cố cách tìm nhân tử chung, biết cách đổi dấu để lập nhân tử chung và tìm mẫu thức chung, nắm được quy trình quy đồng mẫu, biết tìm nhân tử phụ.
Kĩ năng: Có kĩ năng quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức.
Thái độ: Nghiêm túc làm bài tập, hợp tác với bạn
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập 18, 19, 20 trang 43, 44 SGK, phấn màu, máy tính bỏ túi.
- HS: Ôn tập quy tắc quy đồng mẫu thức của nhiều phân thức, máy tính bỏ túi.
- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, so sánh, thảo luận nhóm.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)
Quy đồng mẫu thức các phân thức sau:
HS1: ; HS2:
3.Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Gọi 2 HS phân tích hai mẫu thành nhân tử
Gọi 1 HS tìm MTC
Gọi HS khác nhận xét
Gọi lần lượt 2 HS khác tìm nhân tử phụ của mỗi mẫu
Gọi lần lượt 2 HS nhân cả tử của mỗi phân thức với nhân tử phụ
Tương tự
Lần lượt hai HS phân tích thành nhân tử
1 HS tìm MTC
2HS tìm nhân tử phụ
2 HS nhân cả tử của mỗi phân thức với nhân tử phụ
Tương tự
QUY ĐỒNG MẪU CÁC PHÂN THỨC SAU:
a)
Ta có: x2 +2x +1 = ( x+1)2
5x2 – 5 = 5( x – 1)2
MTC: 5(x + 1)2(x-1)2
Nhân tử phụ của x2 +2x + 1 là 5(x-1)2
Nhân tử phụ của 5x2 – 5 là (x+1)2
b)
Ta có: ;=
MTC:- 6(x+2)(x-2)
Nhân tử phụ của x+2 là -6( x-2)
Nhân tử phụ của 2x – 4 là -3(x+2)
Nhân tử phụ của 6 – 3x là 2(x+2)
Vậy =
=
Củng cố: Cho làm lại thêm một số bài đã cho về nhà chưa sửa được
Hướng dẫn-Dặn dò : Xem lại cách quy đồng mẫu các phân thức
Xem lại cách cộng hai phân số cùng mẫu, cộng hai phân số khác mẫu đã học ở Lớp 6
RÚT KINH NGHIỆM :
Ngày soạn: 15/11/2012
Ngày dạy:…../11/2012
Tiết 29:
§5. PHÉP CỘNG CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ.
I . Mục tiêu:
Kiến thức: Học sinh nắm vững quy tắc cộng các phân thức đại số, nắm được tính chất của phép cộng các phân thức.
Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng quy tắc cộng các phân thức đại số.
Thái độ: Chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi các quy tắc; các bài tập ? ., phấn màu.
- HS: Ôn tập quy tắc cộng các phân số đã học. Quy tắc quy đồng mẫu thức.
- Phương pháp cơ bản: Nêu và giải quyết vấn đề, hỏi đáp, so sánh, thảo luận nhóm.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:KTSS (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Quy đồng mẫu hai phân thức và
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Cộng hai phân thức cùng mẫu. (10 phút)
-Hãy nhắc lại quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu.
-Quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu cũng tương tự như thế
-Hãy phát biểu quy tắc theo cách tương tự.
-Treo bảng phụ nội dung ?1
-Hãy vận dụng quy tắc trên vào giải.
Hoạt động 2: Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau. (24 phút)
-Ta đã biết quy đồng mẫu thức hai phân thức và quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức. Vì vậy ta có thể áp dụng điều đó để cộng hai phân thức có mẫu khác nhau.
-Treo bảng phụ nội dung ?2
-Hãy tìm MTC của hai phân thức.
-Tiếp theo vận dụng quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu để giải.
-Qua ?2 hãy phát biểu quy tắc thực hiện.
-Chốt lại bằng ví dụ 2 SGK.
-Treo bảng phụ nội dung ?3
-Các mẫu thức ta áp dụng phương pháp nào để phân tích thành nhân tử.
-Vậy MTC bằng bao nhiêu?
-Hãy vận dụng quy tắc vừa học vào giải bài toán.
-Phép cộng các phân số có những tính chất gì?
-Phép cộng các phân thức cũng có các tính chất trên:
Giao hoán
Kết hợp
-Treo bảng phụ nội dung ?4
-Với bài tập này ta áp dụng hai phương pháp trên để giải
-Phân thức thứ nhất và phân thức thứ ba có mẫu như thế nào với nhau?
-Để cộng hai phân thức cùng mẫu thức ta làm như thế nào?
-Hãy thảo luận nhóm để giải bài toán
-Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số, ta cộng các tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.
-Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.
-Đọc yêu cầu ?1
-Thực hiện theo quy tắc.
-Lắng nghe giảng bài
-Đọc yêu cầu ?2
Ta có
-Thực hiện
-Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau, ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được.
-Lắng nghe
-Đọc yêu cầu ?3
-Áp dụng phương pháp đặt nhân tử chung để phân tích.
6y-36=6(y-6)
y2-6y=y(y-6)
MTC = 6y(y-6)
-Thực hiện
-Phép cộng các phân số có những tính chất: giao hoán, kết hợp.
-Đọc yêu cầu ?4
-Phân thức thứ nhất và phân thức thứ ba cùng mẫu
-Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.
-Thảo luận nhóm và trình bày lời giải
1/ Cộng hai phân thức cùng mẫu.
Quy tắc: Muốn cộng hai phân thức có cùng mẫu thức, ta cộng các tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.
Ví dụ 1: (SGK).
?1
2/ Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau.
?2
Ta có
Quy tắc: Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau, ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được.
Ví dụ 2: (SGK).
?3
6y-36=6(y-6) ; y2-6y=y(y-6)
MTC = 6y(y-6)
Chú ý: Phép cộng các phân thức có các tính sau:
a) Giao hoán:
b) Kết hợp:
?4
4. Củng cố: (3 phút)
-Phát biểu quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức.
-Phát biểu quy tắc cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau.
5. Hướng dẫn học ở nhà, dặn dò: (2 phút)
-Quy tắc: cộng hai phân thức cùng mẫu thức, cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau.
Duyệt ngày 17/11/2012
TT
Vũ Thị Thắm
-Vận dụng vào giải các bài tập 21, 22, 25 trang 46, 47 SGK.
-Tiết sau luyện tập. (mang theo máy tính bỏ túi).
RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- TUAN 14(.DS8)doc.doc