I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu phân tích đa thức thành nhân tử có nghĩa là biến đổi đa thức đó thành tích của đa thức. HS biết PTĐTTNT bằng p2đặt nhân tử chung.
2. Kĩ năng: Biết tìm ra các nhân tử chung và đặt nhân tử chung đối với các đa thức không qua 3 hạng tử
3.Thái độ: Có ý thức học tập.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 năm học 2012- 2013 Tiết 9 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đăt nhân tử chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2, ngày 24 tháng 9 nă 2012.
Tiết 9: §6. PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐĂT NHÂN TỬ CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS hiểu phân tích đa thức thành nhân tử có nghĩa là biến đổi đa thức đó thành tích của đa thức. HS biết PTĐTTNT bằng p2đặt nhân tử chung.
2. Kĩ năng: Biết tìm ra các nhân tử chung và đặt nhân tử chung đối với các đa thức không qua 3 hạng tử
3.Thái độ: Có ý thức học tập.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (5 phút)
Tính nhanh
85.12,7 + 15.12,7
52.143 – 52.39 – 8.26
HS thực hiện
Hoạt động 2. VÍ DỤ (14 phút)
Ví dụ 1: Viết 2x2 – 4x thành tích của những đa thức
GV: Trong ví dụ trên ta viết 2x2 – 4x thành tích 2x(x – 2), viêc biến đổi đó được gọi là phân tích đa thức thành nhân tử
? Thế nào là phân tích đa thức thành nhân tử?
Phương pháp trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung. Còn nhiều phương pháp khác ta sẽ nghiên cứu trong các tiết sau.
? Nhân tử chung trong ví dụ trên là gì?
Ví dụ 2: Hãy phân tích
15x3 -5x2 +10x thành nhân tử?
1 HS lên bảng
GV: Hệ số của nhân tử chung (5) có quan hệ gì với các hệ số nguyên dương của các hạng tử (15; 5; 10)?
? Lũy thừa bằng chữ của nhân tử chung (x) quan hệ thế nào với lũy thừa bằng chữ của các hạng tử?
HS thực hiện:
a) VD1: 2x2 – 4x = 2x.x – 2x.2
= 2x(x – 2)
HS ... là biến đổi đa thức đó thành 1 tích của những đa thức
HS: là 2x
b. VD2: Phân tích
15x3 - 5x2 + 10x = 5x.3x2 – 5x.x + 5x.2
= 5x(3x2 – x + 2)
HS: là ƯCLN của các hệ số nguyên dương của các hạng tử.
HS: Lũy thừa bằng chữ của nhân tử chung phải là lũy thừa có mặt trong tất cả các hạng tử của đa thức, với số mũ là số mũ nhỏ nhất của nó trong các hạng tử
Hoạt động 3. ÁP DỤNG (12 phút)
GV áp dụng làm ?1 (bảng phụ)
3 HS lên bảng
Trong phần c phải làm thế nào để xuất hiện nhân tử chung ?
GV: nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung, ta cần đổi dấu các hạng tử, cách làm đó là dùng tính chất A = -(-A)
Phân tích đa thức thành nhân tử có nhiều ích lợi đó là giải toán tìm x.
Yêu cầu HS làm ?2
Hãy phân tích đa thức 3x2 – 6x thành nhân tử
HS :
a) x2 – x = x(x – 1)
b) 5x2(x - 2y) - 15x(x - 2y)
= 5x(x - 2y)(x - 3)
c) 3(x - y) - 5x(x - y) = (x-y)(3+5x)
HS phần c: phải đổi dấu (y - x) = -(x - y)
HS chữa bài
?2
3x2 – 6x = 0
3x(x – 2) = 0
x = 0 hoặc x = 2
Hoạt động 4. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ (12 phút)
GV 3 em lên bảng giải BT 39/19 (a,d,e) bảng phụ
Gọi HS nhận xét và chữa
GV yêu cầu HS giải BT 40b/19
Hoạt động nhóm
Sau đó chữa và chốt phương pháp
HS
a) 3x - 6y = 3(x-2y)
d) 2/5x (y-1) -2/5y(y-1) = 2/5(y-1) (x-y)
e) 10x(x-y) -8y(y-x)
= 10x(x-y) +8y(x-y)
= 2(x-y)(5x+4y)
HS hoạt động nhóm
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
BTVN: 39,40 (phần còn lại), 41,42/19 sgk
Xem lại các ví dụ và BT đã chữa. Đọc trước bài sau
* Bài 42:
Viết 55n+1 - 55n thành 54 . 55n , luôn chia hết cho 54 với n là số tự nhiên .
File đính kèm:
- Tiet 9.doc