I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Củng cố cách giải phương trình tích.
2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng vào giải phương trình tích.
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước, bảng phụ (đề kiểm tra; bài tập)
- HS : Ôn tập nắm vững cách giải phương trình tích
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Ổn định tổ chức lớp(2’):
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(8’)
- HS 1
a) 3(x –5) – 2x(x –5) = 0
(S = {5; 3/2})
-HS2:b, x(2x –9) = 3x(x –5)
(S = {0; 6})
Hoạt động 2 :Luyện tập(33’)
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 8 Tuần 22 Tiết 46 Luyện Tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22 Ngày soạn : ...3./..2../ 2012
Tiết : 46 Ngày dạy : ...4./..2../2012
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Củng cố cách giải phương trình tích.
2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng phân tích đa thức thành nhân tử, vận dụng vào giải phương trình tích.
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước, bảng phụ (đề kiểm tra; bài tập)
- HS : Ôn tập nắm vững cách giải phương trình tích
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Ổn định tổ chức lớp(2’):
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(8’)
- HS 1
a) 3(x –5) – 2x(x –5) = 0
(S = {5; 3/2})
-HS2:b, x(2x –9) = 3x(x –5)
(S = {0; 6})
Hoạt động 2 :Luyện tập(33’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 24 trang 17 SGK
b) x2 – x = -2x + 2
Û x2 – x + 2x – 2 = 0
Û x(x – 1) – 2(x – 1) = 0
Û (x – 1) (x – 2) = 0
Û x – 1 = 0 hoặc x – 2 = 0
* x – 1 = 0 Û x = 1
* x – 2 = 0 Û x = 2
S = {2; 1}
d) x2 –5x + 6 = 0
Û x2 – 2x – 3x + 6 = 0
Û (x2 – 2x) – (3x – 6)= 0
Û x(x – 2) – 3(x – 2) = 0
Û (x – 2) (x – 3) = 0
Û x – 2 = 0 hoặc x – 3 = 0
* x – 2 = 0 Û x = 2
* x – 3 = 0 Û x = 3
S = {2; 3}
- Yêu cầu HS giải
Gợi ý
- Nhóm hạng tử
- Đặt nhân tử chung
- Tách hạng tử
- 5x = - 2x – 3x
- Nhóm hạng tử
- Đặt nhân tử chung
- Hướng dẫn hs nhận xét
=> GV hoàn chỉnh bài làm,chốt KT
- HS đọc đề bài
-nghe GV gợi ý
-2 HS lên bảng làm bài
Cả lớp cùng làm (mỗi nửa lớp làm 1ý)
- HS khác nhận xét
vàsửa bài 2 bạn trên bảng
Nghe gv trình bày
Bài 25 trang 17 SGK
Giải các phương trình :
a) 2x3 + 6x2 = x2+ 3x
Û 2x2(x +3) – x(x +3) = 0
Û (x + 3) ( 2x2 – x) = 0
Û x(x +3)(2x –1) = 0
Û x = 0 hoặc x + 3 = 0 hoặc 2x – 1 = 0
Û x = 0 hoặc x = -3 hoặc x = ½
S = {0; -3; ½ }
b) (3x –1)(x2 +2) =(3x –1) (7x –10) Û (3x –1)(x2 +2) – (3x –1)(7x –10) = 0
Û (3x –1)(x2 +2 – 7x +10) = 0
Û (3x –1)(x2 –7x +12) = 0
Û (3x –1)(x2 –3x –4x +12) = 0
Û (3x-1)[x(x-3) –4(x-3)] = 0
Û (3x –1)(x –3)(x –4) = 0
Û 3x–1 = 0 hoặc x –3 = 0 hoặc x–4= 0
Û x = 1/3 hoặc x = 3 hoặc x = 4
S = {1/3; 3; 4}
Bài tập tương tự
a) (x–1)(x2+5x–2)– (x3–1) = 0
b) x2 + (x +2)(11x – 7)= 4
c) x3 + 1 = x(x + 1)
d) x3 + x2 + x + 1= 0
- Ghi bảng bài tập 25, cho HS nhận xét.
- Yêu cầu HS hợp tác làm bài theo nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài
-Gọi đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày bài giải
- Cho HS lớp nhận xét cách làm
- GV đánh giá, cho điểm,chốt lại cách làm,KT…
GV gợi ý cách làm các BT tương tự cho HS về nhà làm
- HS nhận xét …
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó chia các nhóm làm bài
- HS nhận xét, sửa bài
Nghe GV trình bày
- HS sửa bài vàovở
Hoạt động 3 : Dặn dò (2’)- Xem lại các bài đã giải.
- Ôn điều kiện của biến để phân thức được xác định, thế nào là hai phương trình tương đương.
- Xem trước bài mới : §5. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần : 23 Ngày soạn : .6.../..2../ 2012
Tiết : 47 Ngày dạy : ..7../..2../2012
§5. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA
ẨN Ở MẪU
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HS nắm vững khái niệm điều kiện xác định của một pt, cách tìm điều kiện xác định (ĐKXĐ) của pt
- HS nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu, cách trình bày chính xác
2. Kĩ năng :- Rèn luyện kỹ năng tìm ĐKXĐ của phương trình và giải phương trình
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ (ghi đề bài ktra, bài tập áp dụng mục 2)
- HS : Ôn tập cách giải ptrình đưa được về dạng bậc nhất; điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (8’)
HS1:Giải PT:a, (x –7).(5x + 2) = 0
(S = {-2/5; 7})
HS2:b, 2.(x –1) + 1 = x –1
(S = {0})
-GV đặt vấn đề vào bài mới
Hoạt động 2:Bài mới(26’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2.1 : Ví dụ (6’)
1/ Ví dụ mở đầu :
Ví dụ : Giải phương trình :
x = 1 không là nghiệm của phương trình vì tại x = 1 thì giá trị của phân thức không xác định
- GV đặt vấn đề như SGK(tr 19)
- Đưa ra ví dụ
- Gọi HS giải bằng phương pháp đã học, cho biết nghiệm của phương trình
- Hỏi x = 1 có là nghiệm của phương trình không? Vì sao?
- Phương trình đã cho và x = 1 có tương đương không?
GV chốt lại như sgk
- Cả lớp giải …
- Đứng tại chỗ nói kết quả:
x = 1
- Trả lời : x = 1 không phải là nghiệm của phương trình, vì tại x = 1 giá trị phân thức không xác định.
- Ph trình đã cho và x = 1 không tương đương vì không có cùng tập nghiệm
- HS nghe GV trình bày.
Hoạt động 2.2 : Tìm điều kiện xác định của một phương trình (10’)
2/ Tìm điều kiện xác định của một phương trình :
- Viết tắt ĐKXĐ
- Ví dụ : Tìm ĐKXĐ của mỗi phương trình sau :
a)
ĐKXĐ là x ¹1 vàø x ¹ -1
b)
ĐKXĐ là x ¹ 2
- Phân thức có giá trị xác định khi nào ?
=>chốt lại: Điều kiện xác định của ptrình như sgk- Cho HS xem ví dụ sgk
- Nêu ?2 yêu cầu HS thực hiện
Gọi hs phát biểu
- Cho HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh và chốt lại a) ĐKXĐ là x ¹1 vàø x ¹ -1(dùng bảng phụ)
b) ĐKXĐ là x ¹ 2
Trả lời:- Phân thức có giá trị xác định khi mẫu thức khác 0
- Đọc ví dụ 1 sgk
- Thực hiện ?2 : HS suy nghĩ cá nhân sau đó trao đổi nhóm cùng bàn =>trả lời:
- HS khác nhận xét
- HS ghi bài vàovở
Hoạt động 2.3 : Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu (10’)
3/ Giải phương trình chứa ẩn ở mẫu :
Ví dụ 2 : Giải phương trình
Û
=> 2(x + 2)(x – 2) = x(2x + 3)
Û 2(x2 – 4) = x(2x + 3)
Û 2x2 – 8 = 2x2 + 3x
Û 2x2– 2x2 – 3x = 8
Û – 3x = 8
Û x = (thoả mãn ĐKXĐ)
Vậy S = {}
Cách giải phtrình chứa ẩn ở mẫu : (SGK trang 21)
- Ghi bảng ví dụ 2
+ Hãy tìm ĐKXĐ của ptrình?
+ Hãy qui đồng mẫu 2 vế rồi khử mẫu
Pt (1) và pt đã khử mẫu có tương đương không? Vậy ta phải dùng kí hiệu gì?
x = có thoả mãn ĐKXĐ không ? Tập nghiệm của pt ?
- Để giải một pt chứa ẩn ở mẫu ta phải làm qua những bước nào
- Cho HS đọc lại cách giải ở SGK trang 21
- HS đứng tại chỗ nêu các bước giải
Không tương đương nên dùng dấu =>
1=>2 hs trả lời
- 1HS đọc ở SGK trang 21
Hoạt động 3 : Củng cố (7’)
Cho hs giải BT:giải pt
=3 (1)
ĐKXĐ :
Khi đó (1) Û
Û 2x + 5 = 3x + 15
Û 2x – 3x = 15 – 5
Û -x = 10 Û x = -10
Vậy : S = {-10}
Hoạt động 7 : Dặn dò (2’)
- Học bài : nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu chú trọng bướ1 và bước 4.
-Làm các bt:27,28/22sgk
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần : 23 Ngày soạn : 6..../..2../ 2012
Tiết : 48 Ngày dạy : .11.../.2.../2012
§5. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA
ẨN Ở MẪU (Tiếp)
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Củng cố cho HS kiến thức về giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
2. Kĩ năng :- Nâng cao kỹ năng: Tìm điều kiện để giá trị của phân thức được xác định, biến đổi phương trình và đối chiếu với ĐKXĐ của phương trình để nhận nghiệm.
- Rèn luyện kỹ năng giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : bảng phụ (ghi đề bài ktra, bài tập áp dụng mục 4)
- HS : Ôn tập cách giải ptrình
- Phương pháp : Nêu vấn đề – Hoạt động nhóm.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(8’)
1/ Nêu các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. (4đ)
2/ Giải các phương trình sau:
( ĐKXĐ : x ¹ 0
Vậy S = {-4})
-Gv nêu vấn đề vào bài mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2 : Áp dụng (13’)
4. áp dụng :
Ví dụ: Giải phương trình
(sgk)
?3 Giải các phương trình:
a) ĐKXĐ là x¹1 và x¹ -1
Suy ra : x(x + 1) = (x + 4) (x – 1)
Û x2 + x = x2 – x + 4x – 4
Û x2 + x – x2 + x – 4x = – 4
Û - 2x = -4
Û x = 2 (thoả mãn ĐKXĐ)
Vậy : S = {2}
b) b) ĐKXĐ là x ¹ 2
Suy ra : 3 = 2x – 1 – x(x – 2)
Û 3 = 2x – 1 – x2 + 2x
Û x2 – 4x + 4 = 0
Û (x –2)2 = 0
Û x –2 = 0
Û x = 2 (loại vì không thoả mãn ĐKXĐ)
Vậy S = f
- Nêu ví dụ 3, cho HS đọc sgk
-GV sử dụng bảng phụ ghi sẵn lời giải vd trong sgk hướng dẫn hs tìm hiểu từng bước
- GV lưu ý HS: phải loại giá trị nào không thoả mãn ĐKXĐ …
-gọi 2 hs lên bảnggiải ?3(mỗi hs làm 1 ý)
-Hướng dẫn hs nhận xét
- GVchốt lại và hoàn chỉnh bài làm
- HS đọc sgk và nghiên cứu từng bước theo hướng dẫn của GV :
- 2HS lên bảng làm bài ?3cả lớp cùng làm (mỗi nửa lớp làm 1 ý)
-1 số HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào vở
Hoạt động 3 : Luyện tập (20’)
Bài 27 c trang 22 SGK
Giải phương trình :
c) (1)
ĐKXĐ : x¹3
Khi đó (1) :
Û = 0
Û x(x+2) – 3(x + 2) = 0
Û (x + 2) (x – 3) = 0
Û x + 2 = 0 hoặc x – 3 = 0
* x + 2 = 0 Û x = -2 (nhận)
* x – 3 = 0 Û x = 3 (loại)
Vậy : S = {-2}
Bài 28(c,d) trang 22 SGK
Giải phương trình :
c) c) (2)
ĐKXĐ của pt là x ¹ 0
Khi đó (2) là :
x3 + x = x4 + 1
Û x3 –x4 +x –1 = 0
Û x3(1 –x) – (1 –x) = 0
Û (1 –x)(x3 –1) = 0
Û 1 –x = 0 hoặc x3 –1 = 0
* 1 – x = 0 Û x = 1 (nhận)
* x3 –1 = 0 Û x = 1 (nhận)
Vậy S = {1}
d) (3)
ĐKXĐ : x ¹ 0 và x ¹ -1
Khi đó (3) là :
x(x+3)+(x+1)(x-2) = 2x(x+1)
Û x2+3x+x2 –2x+x –2 = 2x2+2x
Û 2x2 –2x2 +2x –2x = 2
Û 0x = 2 .
Vậy S = f
Bài 27 c trang 22 SGK
- Treo bảng phụ ghi đề
- Gọi1 HS lên bảng làm bài
- Cả lớp cùng làm bài
Hướng dẫn HS khác nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài làm
Bài 28(c,d) trang 22 SGK
- Ghi bảng bài tập 28(c,d)
- Gọi hai HS giải ở bảng
- Theo dõi và giúp đỡ HS làm bài
- Thu và chấm điểm bài hoàn thành xuất sắc …
-Hướng dẫn hs nhận xét 2 bài trên bảng
- GV nhận xét, đánh giá chung và chốt lại vấn đề…
- HS đọc đề bài
- HS lên bảng làm bài
- 1 vàiHS khác nhận xét
- HS sửa bài vào vở
- Cả lớp thực hiện ,mỗi nửa lớp làm 1 ý(2HS lên bảng )
- 1 số HS khác nhận xét
- HS sửa bài vào tập,nghe GV chốt lại KT toàn bài
-1 HS nhắc lại các bước giải …
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài: nắm vững cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu chú trọng bước 1 và bước 4,làm trứơc các bài phần luyện tập
- Tiết sau học : LUYỆN TẬP §5.
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tuần : 24 Ngày soạn :13 ..../..2../ 2012
Tiết : 49 Ngày dạy : .14.../...2./2012
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- Củng cố khái niệm hai phương trình tương đương. Điều kiện xác định của phương trình, nghiệm của phương trình.
- Cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu.
2. Kĩ năng :- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng giải ptrình có chứa ẩn ở mẫu và các bài tập đưa về dạng này.
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước, bảng phụ (đề kiểm tra; bài tập)
- HS : Ôn tập nắm vững cách giải phương trình có ẩn ở mẫu.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (8’):
1/ Nêu các bước giải ptrình có chứa ẩn ở mẫu. (4đ)
2/ Giải phương trình : (6đ)
( ĐKXĐ :x 5
S = )
Hoạt động 2 : Luyện tập(33’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 30 trang 23 SGK
Giải các phương trình :
a)
) ĐKXĐ : x ¹ 2
=>1 + 3(x – 2) = 3 – x
Û 1 + 3x – 6 = 3 – x
Û 3x + x = 3 – 1 + 6
Û 4x = 8
Û x = 2 (loại)
Vậy S = Æ
b)
ĐKXĐ : x ¹ -3
Þ 14x(x + 3) – 14x2= 28x+ 2(x + 3)
Û 14x2 + 42x –14x2 = 28x + 2x + 6
Û 12x = 6
Û x = ½ (nhận)
Vậy S = {½}
Bài 30 trang 23 SGK
- Ghi bảng đề bài 30
- Yêu cầu HS giải (gọi 2 HS lần lượt lên bảng)
- Theo dõi, giúp HS yếu làm bài
-Hướng dẫn HS nhận xét 2 bài ở bảng.
- GV nhận xét, cho điểm nếu được.
- Hai HS lần lượt lên bảng, cả lớp làm vào vở(mỗi nửa lớp làm 1 ý):
-1 số HS lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 31 trang 23 SGK
Giải các phương trình :
a)
) ĐKXĐ : x ¹ 1
Û x2 + x + 1 – 3x2 = 2x(x – 1)
Û -2x2 +x +1 = 2x2 – 2x
Û -4x2 + 4x – x + 1 = 0
Û 4x(1 – x) + (1 – x) = 0
Û (1 –x)(4x + 1) = 0
* 1 – x = 0 Û x = 1 (loại)
* 4x + 1 = 0 Û x = -1/4 (nhận)
Vậy S = {-1/4}
b)
) ĐKXĐ : x ¹ 1; x ¹ 2 ; x ¹ 3
Û 3(x – 3) + 2(x – 2) = x – 1
Û 3x – 9 + 2x – 4 = x – 1
Û 3x + 2x – x = -1 + 9 + 4
Û 4x = 12
Û x = 3 (loại)
S = Æ
Bài 31 trang 23 SGK
- Ghi bảng bài tập 31, cho HS nhận xét.
- Yêu cầu HS hợp tác làm bài theo nhóm
- Theo dõi, giúp đỡ HS yếu làm bài
-gọi đại diện 2 nhóm lên bảng giải
-GV đưa đáp án lên bảng phụ cùng thang điểm cho các nhóm chấm chéo bài nhau và cùng chấm bài 2 nhóm trên bảng
-Cho các nhóm báo cáo điểm nhóm mình
- Đánh giá, cho điểm bài 2 nhóm trên bảng,nhận xét chung,chốt lại toàn bộ KT…
- Các nhóm cùng dãy giải một ý của bài:
-Đại diện 2 nhóm lên bảng giải
- HS các nhóm khacs chấm chéo bài theo phân công của GV
-Báo cáo điểm của nhóm mình
-Nghe gv trình bày
sửa bài …
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà(2’)
- Xem lại các bài đã giải,làm các BT còn lại.
- Xem trước bài mới :
§6. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần : 24 Ngày soạn : ..13../..2../ 2012
Tiết : 50 Ngày dạy : ..18../..2../2012
§6. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH
LẬP PHƯƠNG TRÌNH
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HS nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng :- HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp (dạng tìm 2 số).
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề bài tập, các bước giải)
HS : Ôn tập cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(8’)
1/ (ĐKXĐ : x 1
Vậy S = Æ)
2/ 2x + 4(36 –x) = 100 ( S = {22})
GV đặt vấn đề vào bài mới
Hoạt động 2:Bài mới(25’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2/1 : Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chưá ẩn (8’)
1/ Biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chưá ẩn :
Ví dụ: Gọi x (km/h) là vận tốc ôtô.
Quãng đường ôtô đi trong 2 giờ là 2x (km)
Thời gian ôtô đi hết quãng đường 40km là (giờ)
- Nêu ví dụ như SGK , cho thêm ví dụ khác.
- Cho HS thực hiện ?1 và ?2
- Nhận xét, sửa sai bài làm trên bảng phụ.
=>GV chốt lại vấn đề
- HS chú ý nghe
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó hợp tác làm bài theo nhóm nhỏ các nhóm cùng dãy thực hiện một ? (2 đại diện làm ở bảng phụ)
- 2HS làm ?1 và ?2
- HS khác nhận xét
- Nghe GV trình bày
Hoạt động 2.2 : Ví dụ (17’)
2/ Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập phtrình :
Ví dụ : (bài toán cổ)
(SGK trang 24)
a) Phân tích:
Số con Số chân
Gà x 2x
Chó 36 –x 4(36-x)
b) Giải:
+ Gọi x (con) là số gà.
Điều kiện x nguyên dương và x < 36
+ Khi đó số chó là 36 – x (con)
Số chân gà là 2x chân
Số chân chó là 4(36-x) chân
Tổng số chân là 100 nên ta có phương trình :
2x + 4(36 – x) = 100
+ Giải phương trình ta được
x = 22 (con)
+ Ta thấy x = 22 thoả mãn các điều kiện của ẩn.
Vậy số gà là 22 con
=> số chó là: 36 –22 = 14 (con)
Tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình
(sgk)
- Nêu ví dụ (bài toán cổ –GK)
- Nói : Các em đã giải được bài toán này bằng pp số học.
- Trong bài này ta sẽ giải bằng pp đại số bằng cách lập ptrình. - Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể lập ra được pt từ đề bài toán?
- Ta cần phân tích kỹ đề bài toán
- Nêu các đối tượng có trong bài?
- Các đại lượng có liên quan đến gà và chó ? Đề bài yêu cầu tìm gì ?
- Hãy gọi một trong hai đại lượng đó là x, cho biết x cần điều kiện gì ? Tính đối tương còn lại ?
- Tính số chân gà? Biểu thị số chó? Tính số chân chó?
- Tìm mối liên quan giữa các dữ liệu trên ?
- Cho HS tự giải phương trình …
- x = 22 có thoả điều kiện của ẩn không ? Trả lời ?
- Qua ví dụ, em hãy cho biết : Để giải bài toán bằng cách lập phương trình, ta cần tiến hành những bước nào?
- GV đưa ra “tóm tắt” trên bảng phụ
- Cho HS thực hiện ?3
- GV ghi lại tóm tắt bài giải
GV : Tuy ta thay đổi cách chọn ẩn nhưng kết quả vẫn không thay đổi.
- Một HS đọc to đề bài (sgk)
+ Tóm tắt : Số gà + Số chó = 36
Số chân gà + Số chân chó = 100 chân.
Tìm số gà? Số chó?
- HS chú ý nghe
- Đáp: 2 đối tượng : gà và chó.
Số lượng con, Số lượng chân.
- Tìm số gà, số chó
- Chọn ẩn là gà; ĐK: x (con) ; x nguyên dương và x < 36
Số chó là 36 – x (con)
- Số chân gà là 2x (chân)
Số chân chó là 4(36 –x) (chân)
- Mối liên quan : Tổng số chân gà là 100
- Ta được pt : 2x + 4(36 – x) = 100
2x + 144 – 4x = 100
-2x = -44
x = 22
- x = 22 thoả mãn điều kiện
Vậy số gà là 22 con ; số chó là 14 con
- HS nêu tóm tắt các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình như sgk.
- HS lần lượt nhắc lại và ghi bài
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó thảo luận tìm cách giải ?3
- HS trình bày miệng …
Hoạt động 3:Củng cố(8’)
Bài 34 trang 25SGK
Giải Gọi tử của phân số đã cho là x ; Điều kiện : x Z , x -5
- Khi đó mẫu là : x + 3
- Tử sau khi thêm : x + 2 ; Mẫu sau khi thêm : x + 3 + 2 = x + 5
- Ta có pt : 2(x + 2) = x + 5
2x + 4 – x = 5
x = 1 (nhận)
Vậy tử là 1 và mẫu là 3 => phân số cần tìm là
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài : nắm vững cách giải bài toán bằng cách lập phương trình .
-làm BT 35,36/25,26sgkvà43,44,45/14SBT
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần : 25 Ngày soạn : .20.../...2./ 2012
Tiết : 51 Ngày dạy : .21.../..2../2012
§7. GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH
LẬP PHƯƠNG TRÌNH (tiếp)
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức :
- HS nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng :
- HS biết vận dụng để giải một số dạng toán bậc nhất không quá phức tạp (dạng chuyển động đều).
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : thước kẻ; bảng phụ (ghi đề kiểm tra, bài tập)
- HS : Ôn tập cách giải ptrình đưa được về dạng bậc nhất; Các bước giải bài toán bằng cách lập phtrình.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ (8’)
1/ Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (3đ)
2/ Lớp 8A có tất cả 39 HS, biết rằng số HS
nam gấp đôi số HS nữ. Hỏi lớp 8A có tất cả
bao nhiêu HS nam?Bao nhiêu HS nữ ? (7đ)
(Đáp số:nữ :13;nam:26)
Hoạt động 2 :Bài mới
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 2.1 : Ví dụ
Ví dụ : (SGK trang 27) Giải :
+ Gọi x (h) là thời gian xe máy đi từ HN đến lúc gặp nhau.
Điều kiện x > 2/5 (24’ = 2/5h)
Tgian ôtô đi là x – 2/5 (h)
Quãng đường xe máy đi đựoc : 35x(km)
Quãngđường đi của ôtô là 45(x-2/5) (km)
Theo đề bài ta có ph trình :
35x + 45(x –2/5) = 90
Û 35x +45x – 18 = 90
Û 80x = 108
Û x = 108: 80
Û x = 27/20
+ x = 27/20 thoả mãn các điều kiện của ẩn. Vậy tgian để 2 xe gặp nhau từ lúc xe máy khởi hành là 27/20 (h) tức là 1g21’.
- Đưa đề bài lên bảng phụ.
- Trong toán chuyển động có những đại lượng nào ?
- Công thức liên hệ giữa chúng?
- Bài toán có bao nhiêu đối tượng chuyển động ? Cùng hay ngược chiều?
- Các đại lượng có liên quan? (đã biết? Chưa biết ? Cần tìm?)
- Gọi HS trả lời và lập bảng
- Chọn ẩn là gì? Điều kiện của ẩn?
- Tgian ôtô đi từ NĐ đến chỗ gặp nhau?
- Vận tốc của xe máy và ô tô đã biết => quãng đường đi của mỗi xe theo x ?
- Căn cứ vào chỗ nào để lập phương trình?
- GV có thể vẽ sơ đồ đoạn thẳng cho HS dễ thấy.
- Yêu cầu HS tự lập ptrình và giải (gọi một HS lên bảng)
- GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu làm bài.
- Chấm bài một vài HS
- Cho HS nhận xét ở bảng.
- Đánh giá, cho điểm.
- Một HS đọc to đề bài (sgk)
- Có 3 đại lượng: Quãng đường, vận tốc, thời gian.
Công thức : s = vt; t = … ; v = …
1 hs trả lời
- Hai đối tượng chuyển động : ôtô và xe máy; chuyển động ngược chiều.
- Đã biết : qđ HN-NĐ; vtốc mỗi xe, tgian & qđg` đi mỗi xe
- HS lập bảng…
Chọn x (h) là thời gian xe máy đi
ĐK : x > 2/5
x – 2/5 (do 24’ = 2/5h)
- Quãng đường xe máy đi: 35x ; của ôtô đi là 45(x – 2/5)
- Do 2xe ngược chiều đến chỗ gặp nhau nên tổng quãng đường 2xe đi chính bằng qđường HN-NĐ
- HS lập pt và giải (một HS thực hiện ở bảng, HS khác làm vào vở)
- HS nộp bài theo yêu cầu GV
- HS khác nhận xét bài làm ở bảng
- HS tự sửa sai (nếu có)
Hoạt động 2.2 : Luyện tập
?4 (SGK trang 28)
tóm tắt (điền vào ô của bảng)
Vtốc Qđg` Tgian
Xmáy 35 s s/35
Ôtô 45 90-s (90-s)/45
Ptrình:
- HS giải phương trình:
Þ 9s – 630 + 7s = 63.2
Û 16s = 126 + 630
Û s = 756/16 = 189/4
Vậy qđường xe máy đi là 189/4 km
Tgian từ lúc xe máy khởi hành đến lúc gặp nhau là :
189/4 : 35 = 27/20 h = 1g21’
?5 (SGK trang 28)
- Nêu bài tập ?4 (sgk)
- Yêu cầu HS thực hiện tại chỗ
- Cả lớp cùng làm bài
- Lập phương trình bài toán ?
- Yêu cầu HS thực hiện tiếp ?5
Gọi một HS giải ở bảng
- Cho HS nhận xét.
- GV đánh giá bài làm và nhận xét của HS. Nói thêm: cách chọn nào cũng có cùng kết quả như nhau. Tuy nhiên, ta cần khéo chọn ẩn số để đưa đến việc giải phương trình được dễ dàng.
- HS đọc đề bài
- HS suy nghĩ cá nhân sau đó hợp tác theo nhóm và lập bảng
- HS làm ?5
- Nhận xét : Chọn ẩn là qđường đi của xe máy –> ptrình phức tạp hơn, phải làm thêm phép tính nữa mới có kết quả.
Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà(2’)
- Học bài: nắm vững cách giải bài toán bằng cách lập phương trình .
Làm bài tập:37=>40/30+31sgk
Tiết sau : LUYỆN TẬP §6
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
Tuần : 25 Ngày soạn : 20..../...2./ 2012
Tiết : 52 Ngày dạy : .25.../.2.../2012
§6 : LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU ::
1. Kiến thức :
- Củng cố cách giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng :
- Luyện tập cho HS giải bài toán bằng cách lập phương trình qua các bước : Phân tích bài toán, giải (qua ba bước đã học).
3. Thái độ : Hăng say phát biểu, làm bài tích cực , tính toán chính xác.
II/ CHUẨN BỊ :
- GV : Thước kẻ; bảng phụ (ghi đề kiểm tra, bài tập)
- HS : Ôn tập cách giải phương trình đưa được về dạng bậc nhất; Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Ổn định tổ chức lớp(2’)
8a
8b
Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ(8’)
1/ Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình (3đ)
2/ chữa bài 37/30sgk
Đáp số:quãng đường AB dài 175 km
Vận tốc trung bình của xe máy là 2.175/7 = 50(km/h)
Hoạt động 2 : Luyện tập(33’)
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Bài 42 trang 31 SGK
· Gọi x là số cần tìm.ĐK :
xÎ N; x > 9
- Ta được : 2x2 = 2000 + x.10 + 2
- Theo đề bài ta có phương trình :
· 2000 + 10x + 2 = 153x
Û 153x – 10x = 2002
Û x = 2002 : 143 = 14 (nhận)
Vậy số cần tìm là 14
Bài 42 trang 31 SGK
- Đưa đề bài lên bảng phụ.
- Gọi 1 HS đọc và phân tích đề
- Chọn ẩn số?
- Nếu viết thêm một chữ số 2 vào bên trái và một chữ số 2 vào bên phải thì số mới biểu diễn như thế nào?
- Lập phương trình và giải?
-gọi một HS lên bảng
- Cho HS lớp nhận xét
- GV hoàn chỉnh bài ở bảng
Một HS đọc to đề bài (sgk)
1số hs trả lời câu hỏi
1hs lên bảng giải ,cả lớp cùng làm
Nhận xét bài ở trên bảng,
hs đối chiếu, sửa chữa, bổ sung …
Bài 43 trang 31 SGK
- Gọi tử số của phân số là x
- Điều kiện xÎ N ,x £ 9;x¹4
- Mẫu số là x – 4
- Ta có phương trình :
hay
Û 10x – 40 + x = 5x
Û 6x = 40 Û x = 20/3
(không thoả mãn đk)
- Vậy không có phân số nào có tính chất đã cho
Bài 43 trang 31 SGK
- Nêu bài tập 43 (sgk)
- Để tìm được phân số, cần tìm gì? Trả lời câu a?
- Nếu gọi tử là x thì x cần điều kiện gì?
- Đọc câu b và biểu diễn mẫu
- Đọc câu c và lập ptrình?
- Giải phương trình bài toán ?
- Đối chiếu với điều kiện bài toán và trả lời?
=>gv chốt lại từng bước làm
1HS đọc đề bài
-ta phải tìm tử của ps
- Điều kiện xÎ N ,x £ 9;x¹4
.......................
1 số hs trả lời từng bước giải
Nghe gv trình bày
Hoạt động 3 : Củng cố
- Cho HS nhắc lại các bước giải bài toán bằng cách lập ptrình
- GV nhấn mạnh cần thực hiện tốt 2 bước 1 và 4
- HS nhắc lại các bước giải
- HS ghi nhớ
Hoạt động 4 : Dặn dò(2’)
- Xem lại các bài đã giải. Làm các bài tập từ 44=>48/31,32 sgk
-Làm 6 câu hỏi ôn tập chương III/32,33 sgk
- Tiết sau : Ôn tập chương III
Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy
File đính kèm:
- Dai so8tuan 22.doc