A. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh cần:
+ Hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a0) là một đường thẳng luôn cắt trục trung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax nếu b 0 hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
+ Về kĩ năng, yêu cầu HS vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định 2 điểm thuộc đồ thị.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Bảng phụ vẽ hình 6 sgk, bảng giá trị 2 hàm số y = 2x và y = 2x + 3 ở ?2.
HS: Ôn tập đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax và cách vẽ, thước kẽ, êke, bút chì.
C- LÊN LỚP:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số 9 - Trường THCS Nguyễn Huệ - Tiết 23: Đồ thị của hàm số y = ax + b, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 23 Ngày soạn:24/11/2007 Ngày giảng:26/11/2007
§3. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax + b (a ≠ 0)
A. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh cần:
+ Hiểu được đồ thị của hàm số y = ax + b (a0) là một đường thẳng luôn cắt trục trung tại điểm có tung độ là b, song song với đường thẳng y = ax nếu b 0 hoặc trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0.
+ Về kĩ năng, yêu cầu HS vẽ đồ thị hàm số y = ax + b bằng cách xác định 2 điểm thuộc đồ thị.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: Bảng phụ vẽ hình 6 sgk, bảng giá trị 2 hàm số y = 2x và y = 2x + 3 ở ?2.
HS: Ôn tập đồ thị hàm số, đồ thị hàm số y = ax và cách vẽ, thước kẽ, êke, bút chì.
C- LÊN LỚP:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. KIỂM TRA.(5 ph)
GV gọi 1 HS lên kiểm tra:
+ Thế nào là đồ thị hàm số y = f(x) ?
+ Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là gì ?
+ Nêu cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0).
+Đồ thị hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng
(x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ.
+ Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là 1 đường thẳng đi qua gốc toạ độ.
+ cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0):
Cho x = 1 Þ y = a.
Þ A(1; a) thuộc đồ thị hàm số y = ax
Þ đường thẳng OA là đồ thị hàm số y = ax
Hoạt động 2.(15 ph)
1. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax + b (a 0)
GV: Cho HS làm ?1. sgk.
GV: em có nhận xét gì về vị trí của các điểm A, B, C. Tại sao ?
?1. Giải:
GV yêu cầu HS làm ?2. sgk.
HS: lên bảng điền vào 2 dòng cuối.
x
-4
-3
-2
-1
-0,5
0
0,5
1
2
3
4
y= 2x
-8
-6
-4
-2
-1
0
1
2
4
6
8
y= 2x+3
-5
-3
-1
1
2
3
4
5
7
9
11
.
GV hỏi:Với cùng giá trị của biến x, giá trị tương ứng của hàm số y = 2x và y = 2x + 3 quan hệ như thế nào?
(hoặc với cùng hoành độ x, tung độ của các điểm trên đồ thị của hàm số y = 2x và trên đồ thị của hàm số y = 2x + 3 có gì khác nhau?)
HS: Với cùng giá trị của biến x, giá trị của hàm số y = 2x + 3 hơn giá trị tương ứng của hàm số y = 2x là 3 đơn vị.
GV: Có thể kết luận như thế nào về đồ thị của hàm số y = 2x và y = 2x + 3.?
HS: Đồ thị của chúng song song với nhau.
GV: Đường thẳng y = 2x + 3 cắt trục tung ở điểm nào ?
HS:Với x = 0 thì y = 2x + 3 = 3. Vậy đường thẳng y = 2x + 3 cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3
GV: nêu tổng quát về đồ thị y = ax + b và chú ý (như sgk)
Tổng quát: (sgk)
Chú ý: Đồ thị hàm số y = ax + b (a0) còn được gọi là đường thẳng y = ax + b; b được gọilà tung độ gốc của đường thẳng.
Hoạt động 3.(15 ph)
2. CÁCH VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax + b (a0)
GV: Khi b = 0 thì hàm số có dạng y = ax (a ≠ 0) Muốn vẽ đồ thị của hàm số này ta làm thế nào?
HS: Vẽ đường thẳng đi qua gốc toạ độ O và điểm A(1; a).
GV: Ta đã biết đồ thị của hàm số y = ax + b (a0) là đường thẳng, vậy muốn vẽ đường thẳng y = ax + b , ta phải làm thế nào? Nêu các bước cụ thể?
+HS thảo luận theo nhóm, phân công trả lời.
+GV chốt lại như sgk.
+/ Khi b = 0 thì hàm số có dạng y = ax (a ≠ 0).
Đồ thị của hàm số y = ax là đường thẳng đi qua gốc toạ độ O(0; 0) và điểm A(1; a).
+/ Vẽ đồ thị hàm số y = ax + b: Gồm 2 bước:
Bước1: Cho x = 0 thì y = b, ta được điểm P(0;b) thuộc trục tung Oy.
Cho y = 0 thì x = -, ta được điểm Q(-;0) thuộc trục hoành Ox.
Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm P và Q, ta được đồ thị của hàm số y = ax + b.
GV: yêu cầu HS hoạt động nhóm làm ?3.
Đại diện nhóm 1 lên làm câu a/
Đại diện nhóm 2 lên làm câu b/
GV và HS lớp nhận xét.
?3. Giải:
a/ y = 2x – 3.
Cho x = 0, y = -3: điểm M(0; -3)
Cho y = 0, x = 1,5: điểm Q(1,5; 0)
Đồ thị của hàm số y = 2x – 3 là đường thẳng MQ.
b/ y = - 2x + 3.
Cho x = 0, y = 3: điểm P(0; 3)
Cho y = 0, x = 1,5: điểm Q(1,5; 0)
đồ thị của hàm số y = -2x + 3 là đường thẳng PQ.
3/ Củng cố – luyện tập (5 ph)
Hướng dẫn HS hoạt động nhóm giải bài tập 15 sgk (trang 51)
16/ (sgk)
a/ + vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm O(0; 0) và M(1; 1), ta được đồ thị của hàm số y = x.
+ vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm B(0; 2) và F(- 1; 0), ta được đồ thị của hàm số y = 2x + 2.
b/ Tìm toạ độ của điểm A:
D- RÚT KINH NGHIỆM: ....
..
------------&----------------------
File đính kèm:
- T23.doc