Giáo án Đại số lớp 11 - Tiết 28, 29, 30: Biến cố và xác suất của biến cố

I. Mục tiêu:

Kiến thức: Học sinh nắm được

*) Khái niệm phép thử .

*) Không gian mẫu , số phần tử của không gian mẫu.

*) Biến cố và các tính chất của chúng.

*) Biến cố không thể và biến cố chắc chắn.

Kỹ năng:

*) biết xác định được không gian mẫu.

*) Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố xung khắc của một biến cố.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi gợi mở. Phấn màu và một số đồ dùng khác

Học sinh: Cần ôn lại một số kiến thức đã học về tổ hợp.

II. Tiến trình dạy học:

*) kiểm tra bài cũ: 1) Xác định số các số chẵn có 3 chữ số.

 2) Xác định số các số lẻ có 3 chữ số khác nhau lớn hơn 497

 3) Gieo một con súc sắc có mấy kết quả ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đại số lớp 11 - Tiết 28, 29, 30: Biến cố và xác suất của biến cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28 - 30 BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ Mục tiêu: Kiến thức: Học sinh nắm được *) Khái niệm phép thử . *) Không gian mẫu , số phần tử của không gian mẫu. *) Biến cố và các tính chất của chúng. *) Biến cố không thể và biến cố chắc chắn. Kỹ năng: *) biết xác định được không gian mẫu. *) Xác định được biến cố đối, biến cố hợp, biến cố xung khắc của một biến cố. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi gợi mở. Phấn màu và một số đồ dùng khác Học sinh: Cần ôn lại một số kiến thức đã học về tổ hợp. Tiến trình dạy học: *) kiểm tra bài cũ: 1) Xác định số các số chẵn có 3 chữ số. 2) Xác định số các số lẻ có 3 chữ số khác nhau lớn hơn 497 3) Gieo một con súc sắc có mấy kết quả ? Hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Biến cố Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu Gieo một con súc sắc có mấy khả năng xảy ra? Gieo một đồng xu có mấy khả năng xảy ra? Có thể đoán được sẽ xảy ra khả năng nào không? Ta thấy khó có thể đoán được kết quả của mỗi lần gieo súc sắc, hoặc gieo đồng xu. Ta gọi việc đó là phép thử ngẫu nhiên. Giới thiệu cho học sinh khái niệm phép thử. Ví dụ: Không gian mẫu của phép thử gieo một con súc sắc là: = { 1, 2,3, 4, 5, 6}. Gieo một đồng xu là: { S, N} H1: Hãy tìm không gian mẫu của phép thử gieo hai đồng xu phân biệt? H2: Tìm không gian mẫu của phép thử T: “Gieo 3 đồng xu phân biệt”? Biến cố: Giáo viên nêu ví dụ 3 H1: Khi gieo một con súc sắc, tìm số khả năng các dấu chấm trên mặt xuất hiện là số chẵn? H2: Khi gieo hai đồng xu tìm các khả năng các mặt xuất hiện đồng khả năng? Giáo viên nêu khái niệm biến cố H3: Xét biến cố B: “ số dấu chấm xuất hiện trên mặt là một số lẻ”; C: “ số dấu chấm xuất hiện trên mặt là số nguyên tố” Hãy viết tập hợp Giáo viên nêu khái niệm biến cố chắc chắn và biến cố không thể. Có 6 khả năng xảy ra Có 2 khả năng xảy ra Không thể đoán được có thể xảy ra khả năng nào nhưng có thể xác định được tập hợp các khả năng. Học sinh nghe và ghi nhận khái niệm và học theo sgk = { SS, SN, NN, NS} = { SSS, SSN,NNS,NSN, NSS, SNN, SNS,NNN} 3 khả năng {2, 4 6} 2 khả năng { SS, NN} = { 1, 3, 5} = { 1, 3, 2, 5} Hoạt động 2: Xác suất của biến cố Định nghĩa cổ điển của xác suất: Ví dụ: Phép thử T: “ Gieo một con súc sắc”.Không gian mẫu có 6 phần tử. Biến cố A: “ Số dấu chấm trên mặt xuất hiện là chẵn, ta có: ΩA ={2, 4, 6} Tỉ số: gọi là xác suất của A. H1: Có thể định nghĩa xác suất ? Giáo viên phát biểu định nghĩa xác suất Ví dụ: Phép thử T: “ Gieo hai con súc sắc”. biến cố A:” số dấu chấm trên mặt xuất hiện của chúng bằng nhau”. Tìm số phần tử của không gian mẫu? Tính xác suất của A Chú ý : 0 P(A) 1; P() = 1; P(Ø) = 0 Thực hiện phiếu học tập số 2 Định nghĩa thống kê của xác suất Ví dụ: Gieo hai đồng xu cân đốí 10 lần ta được 3 lần xuất hiện hai mặt ngửa. Ta nói bién cố A: “xuất hiện hai mặt ngửa” có tần số bằng 3 và có tần suất là: H: Hãy nêu định nghĩa thống kê của xác suất? Học sinh phát biểu định nghĩa. Không gian mẫu có 6 x 6 = 36 phần tử Biến cố A có 6 phần tử P(A) = Phiếu học tập1: Gieo một đồng tiền hai lần. Số phần tử của không gian mẩu là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 2)Gieo một con súc sắc hai lần. A là biến cố: Tổng hai mặt của con súc sắc là 5. Số phần tử của A là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Phiếu học tập2: Gieo một con súc sắc hai lần. A là biến cố: Tổng hai mặt của con súc sắc là 8. Tính xác suất của A A. 0,17 B. 0,22 C.0,19 D. 0, 14 (chính xác đến hàng phần trăm)

File đính kèm:

  • docTiết 28.doc