Tuần 19 - 20
Tiết 19 - 20 EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu :
Trẻ em có quyền có một quê hương, có quyền giữ gìn các tục lệ của quê hương mình.
Trẻ em có quyền tham gia ý kiến, có việc làm phù hợp với khả năng của mình, để góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Học sinh có những thía độ, tình cảm :
Yêu mến, tự hào về quê hương mình.
Đồng tình, ủng hộ những người tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, không đồng tình, phê phán những hành vi, việc làm làm tổn hại đến quê hương.
Học sinh có những hành vi, việc làm tích cực tham gia xây dựng quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5 .
Điều 12,13,17 – Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Một số tranh ảnh, bài thơ, bài hát về quê hương.
Một số tranh minh hoạ cho truyện kể Cây đa làng em.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đạo đức 5 kì 2 - Trường Tiểu Học Vĩnh Thái, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 - 20
Tiết 19 - 20 EM YÊU QUÊ HƯƠNG
Ngày dạy:
MỤC TIÊU :
Học sinh hiểu :
Trẻ em có quyền có một quê hương, có quyền giữ gìn các tục lệ của quê hương mình.
Trẻ em có quyền tham gia ý kiến, có việc làm phù hợp với khả năng của mình, để góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Học sinh có những thía độ, tình cảm :
Yêu mến, tự hào về quê hương mình.
Đồng tình, ủng hộ những người tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, không đồng tình, phê phán những hành vi, việc làm làm tổn hại đến quê hương.
Học sinh có những hành vi, việc làm tích cực tham gia xây dựng quê hương.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5 .
Điều 12,13,17 – Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
Một số tranh ảnh, bài thơ, bài hát về quê hương.
Một số tranh minh hoạ cho truyện kể Cây đa làng em.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1:
Hoạt động 1: Thảo luận truyện “Cây đa làng em”
Giáo viên giới thiệu : Mỗi người, ai cũng có quê hương. Quê hương có thể là nơi gắn liền với tuổi thơ, nơi chúng ta hay ông bà, cha me sinh ra. Câu chuyện nào mà cô giáo (thầy giáo) sắp kể nói về tình cảm của bạn đối với quê hương mình.
Giáo viên vừa kể chuyện vừa sử dụng tranh minh hoạ.
Giáo viên kết luận :
Cây đa mang lại bóng mát, vẻ đẹp cho làng , đã gắn bó với dân làng qua nhiều thế hệ. Cây đa là một trong những di sản của làng. Dân làng rất quí trọng cây đa cổ thụ nên gọi là “ông đa”.
Cây đa bị mối, mục nên cần được cứu chữa. Hà cũng yêu quí cây đa nên góp tiền để cứu cây đa quê hương.
Chúng ta cần yêu quê hương mình và cần có những việc làm thiết thực để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Tham gia xây dựng quê hương là quyền và nghĩa vụ của mỗi người dân, mỗi trẻ em.
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài tập 3, SGK.
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một việc làm trong bài tập 3.
Giáo viên kết luận :
Các việc b,d là những việc làm có ích cho quê hương.
Các việc a,c là chưa có ý thức xây dựng quê hương.
Hoạt động 3 : làm bài tập 1 , SGK.
Giáo viên kết luận :
Mỗi người chúng ta đều có một quê hương. Quê hương theo nghĩa rộng nhất là đất nước, Tổ quốc Việt Nam ta. Chúng ta tự hào là người Việt Nam, được mang quốc tịch Việt Nam. Vì vậy, chúng ta cần phải tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước của mình bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng của mình.
Hoạt động 4 : Học sinh làm bài tập 2, SGK.
Giáo viên lần lược đọc từng ý kiến và hỏi
Ai tán thành ?
Ai không tán thành ?
Ai lưỡng lự ?
Giáo viên kết luận :
Các ý kiến a,b là đúng.
Các ý kiến c,d là chưa đúng.
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 : Xử lý tình huống bài tập 4, SGK
Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống trong bài tập 4
Giáo viên kết luận :
Tuấn có thể làm nhiều việc để góp phần xây dựng thư viện như :
Góp sách, báo, truyện cũ hoặc mới.
Vận động các bạn cùng góp sách,báo, truyện.
Giữ trật tự khi đọc sách trong thư viện.
Giữ vệ sinh chung trong thư viện.
Giữ gìn sách, báo, khi mượn thư viện để đọc …
Hằng nên tham gia làm tổng vệ sinh. Lúc khác sẽ xem chương trình phát lại.
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài tập 5, SGK.
Giáo viên mời một số học sinh trình bày trước lớp.
Giáo viên hỏi :
Trong những việc đó, việc nào em đã thực hiện ?Việc nào chưa thực hiện ? Vì sao?
Em dự kiến sẽ làm gì trong thời gian tới để tham gia xây dựng quê hương ?
Giáo viên khen những học sinh đã làm được nhiều việc góp phần xây dựng quê hương và nhăc nhở học sinh trong lốphcj tập các bạn.
Hoạt động 3 : Kể chuyện, đọc thơ, hát về quê hương em
Hoạt động 4 : Triển lãm tranh “Vẽ về quê hương”
Giáo viên mời một số học sinh mang tranh lên treo và giới thiệu với các bạn trong lớp.
Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết cảm xúc của các em khi xem tranh, khi vẽ tranh về quê hương.
Một học sinh kể lại truyện.
Theo từng nội dung, đại diện các nhóm học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Thảo luận nhóm :
Cây đa mang lại lợi ích gì cho dân làng?
Tại sao bạn Hà góp tiền để cứu cây đa?
Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?
Noi theo bạn Ha, chúng ta cần làm gì cho quê hương ?
Các nhóm thaỏ luận.
Đại diện các nhóm trình bày. Cả lớp góp ý kiến bổ sung .
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày kết quả trước lớp.
Cả lớp thảo luận, nhận xét, bổ sung.
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Học sinh giơ tay. Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích rõ lý do : Vì sao tán thành ? Vì sao lưỡng lự ?
Trao đổi cả lớp.
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối :
Sưu tầm các bài thơ,bài hát, các tư liệu về quê hương.
Vẽ tranh về quê hương em.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét,bổ sung.
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
Học sinh thảo luận .
Lưu ý : Hoạt động này có thể tiến hành dưới nhiều hình thức :
Có thể tổ chức thi giữa các tổ theo từng phần :
Thi hùng biện về chủ đề “Quê hương em”.
Thi hát, đọc thơ (hoặc đoán tên các bài hát, bài thơ) viết về quê hương.
Thi trả lời câu hỏi về quê hương.
Có thể tổ chức dưới dạng chơi trò chơi “Phóng viên”.
Học sinh để các tranh đã vễ lên trên bàn.
4.Củng cố, dặn dò :
-
- GV nhận xét tiết học , tuyên dương các học sinh tích cực tham gia xây dựng bài , nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
5.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 21 – 22
Tiết 21 – 22: TÔN TRỌNG UỶ BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG, XÃ
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU :
Gúp học sinh hiểu UBND phường xã là chính quyền cơ sở. Chính quyền cơ sở có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, công bằng, an toàn trong xã hội. Học sinh cần biết về địa điểm UBNDnơi em ở.
Học sinh có thái độ tôn trọng chính quyền cơ sở.
Học sinh có ý thức thực hiện các qui định của chính quyền cơ sở,tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do chính quyền cơ sở tổ chức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 :
Giáo viên kết luận :
UBND phường, xã giải quyết rất nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương.
Hoạt động 2 :
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày ý kiến.
Giáo viên kết luận :
UBND phường, xã làm các việc sau :
Làm giấy khai sinh.
Xác nhận đăng kí kết hôn.
Xác nhận đăng kí nghĩa vụ quân sự.
Làm giấy chứng tử
Đơn xin đi làm …
Chứng nhận các giấy tờ khác theo chức năng.
Hoạt động 3 :
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vu cho từng nhóm học sinh.
Giáo viên kết luận :
Cần phải đăng kí tạm trú để giúp chính quyền quản lý nhân khẩu.
Em nên giúp mẹ treo cờ.
Nhắc nhở bạn không được làm như vậy.
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 :
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh.
Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày ý kiến.
Giáo viên kết luận :
Hành vi b,c,d là hành vi đúng.
Hoạt động 2 :
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 4. Giáo viên có thể cho từng phiếu gợi ý từng tình huống. Ví dụ :
Bố cùng em đến UBND phường . Em và bố chào chú bảo vệ, gửi xe rồi đi vào phòng làm việc. Bố xếp hàng giấy tờ. Đến lượt, bố em được gọi đến và hỏi cần làm việc gì. Bố em trình bày lí do. Cán bộ phường ghi giấy tờ vào sổ và hẹn ngày đến lấy giấy khai sinh.
Giáo viên kết luận về cách ứng xử phù hợp trong tình huống.
Hoạt động 3 : Ý kiến của chúng em.
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh đóng vaigóp ý kiến cho các cán bộ của UBND phường, xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như : sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1/6, tết Trung thu cho trẻ em ở địa phương.
Học sinh thảo luận truyện “Đến Uỷ ban nhân dân Phường”
Học sinh đọc truyện.
Học sinh thảo luận theo các câu hỏi sau :
Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
UBND phường làm các công việc gì?
Học sinh làm bài tập 2, SGK.
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh làm bài tập 1, SGK
Các nhóm thảo luận.
Đại dện nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
Học sinh làm bài tập 3, SGK
Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh làm bài tập 4, SGK
Các nhóm chuẩn bị đóng vai.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
Từng nhóm chuẩn bị.
Từng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận. Giáo viên cùng cả lớp chọn nhóm tốt nhất.
Củng cố,dặn dò :
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Tuần 23 - 24
Tiết 23 – 24 EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh biết quốc tịch của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Học sinh có những hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và sự phát triển kinh tếcủa Tổ quốc Việt Nam.
Học sinh có thái độ quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống và con người Việt Nam, về nền văn hoá và lịch sử dân tộc Việt Nam.
Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5.
Tranh ảnh, băng hình về tổ quốc Việt Nam.
Băng cas-set bài hát “Việt Nam quê hương tôi”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Phân tích thông tin ở trang 28, SGK.
Giáo viên treo một số tranh ảnh về cầu Mỹ Thuận, Thành phố Huế, phố cổ Hội An, Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long, yêu cầu học sinh quan sát và hỏi :
Các em có nhận ra cac hình ảnh có trong thông tin vừa đọc không?
Ai có thể giới thiệu cho các bạn rõ hơn về các hình ảnh này?
Giáo viên giới thiệu bổ sung thêm, nếu cần thiết.
Lưu ý : Giáo viên cần khuyến khích học sinh nêu những hiểu biết của các em về đất nước mình, kể cả về những khó khăn của đất nước hiện nay.
Giáo viên kết luận :
Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quí và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
Đất nước ta còn nghèo, vì vậy chúng ta phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
Hoạt động 2 :
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
Giáo viên tóm tắt lại :
Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam,là danh nhân văn hoá thế giới.
Văn Miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta.
Ao dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống đẹp của dân tộc ta.
Lưu ý : Hoạt động này có thể tổ chức cách khác. Giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm, phát cho mỗi học sinh một tờ giấy khổ lớn trên có hình đất nước và một số tranh ảnh nhỏ.
Trong một khoản thời gian nhất định, các nhóm phải thảo luận, lựa chọn các tranh ảnh về đất nước Việt Nam và dán xung quanh hình Tổ quốc. Sau đó các nhóm sẽ lên giới thiệu những hiểu biết của các em về các tranh ảnh đó. Cuối cùng giáo viên kết luận và khen các nhóm làm nhanh, làm đúng.
Hoạt động 3 :
Giáo viên mời đại diện mỗi nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc sự kiện.
Giáo viên kết luận :
2/9/1945 là ngày chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên nôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ đó, ngày 2/9 được lấy làm ngày Quốc khánh nước ta.
7/5/1954 : ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
30/4/1975 : ngày giải phóng miền Nam. Quân giải phóng chiếm Dinh Độc lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Ai Chi Lăng : thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh.
Sông Bạch Đằng : gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Là người Việt Nam, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc .
Hoạt động 4 : Nghe băng bài hát “Việt Nam – quê hương tôi”
Giáo viên yêu cầu : Bây giờ cô sẽ mời cả lớp cùng nghe băng và cho biết :
Tên bài hát là gì?
Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Giáo viên tiếp tục : vậy qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra được điều gì?
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 :
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
Giáo viên kết luận :
Việt Nam là thành viên của ASEAN, Tổ chức các nước nói tiếng Pháp, Liên Hợp Quốc (trong đó có UNESCO, UNICEF).
Việt Nam sống trong một mái nhà chung, trong cùng một thế giới chung, cùng tham gia thực hiện các công ước Quốc tế, ví dụ : Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc.
Việt Nam không thể phát triển đơn độc. Luôn có sự phụ thuộc, hỗ trợ cùng phát triển giữa các dân tộc, giữa các nền văn hoá dù răng có ngôn ngữ khác nhau, có đặc điểm địa lý khác nhau. Do đó, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức Quốc tế.
Hoạt động 2 :
Giáo viên nêu yêu cầu : Các em hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch “Việt Nam – điểm hẹn của thiên niên kỉ” và giới thiệu với khách du lịch và các học sinh khác trong lớp về chủ đề : văn hoá, kinh tế, lịch sử , danh lam thắng cảnh, con người Việt Nam, trẻ em Việt Nam, việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam, …
Giáo viên và cả lớp nhận xét, bổ xung.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Phóng viên”.
Lưu ý : Hoạt động 3 có thể tiến hành cách khác như :
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm học sinh (có thể bốc thăm nhiệm vụ ), mỗi nhóm là một Công Ty hoạch định sự phát triển của đất nước và chương trình hành động trong những năm tới theo từng chủ đề về Việt Nam.Các chủ đề có thể là văn hoá, kinh tế, con người, môi trường, giáo dục, thực hiện Quyền trẻ em và Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em ở Việt Nam.
Hoạt động 4 :
Học sinh đọc các thông tin trong SGK, trang 28.
Một số học sinh lên bảng giới thiệu từng bức tranh, ảnh.
Học sinh đọc lại thông tin một lần nữa và thảo luận 2 câu hỏi trang 29, SGK.
Học sinh trả lời các câu hỏi :
Nước ta còn có những khó khăn gì?
Em có suy nghĩ gì về những khó khăn đó của đất nước? Chúng ta có thể làm gì để góp phần giải quyết những khó khăn đó?
Học sinh làm bài tập 1, SGK.
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày trước lớp : nói và giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam.
Học sinh thảo luận nhóm bài tập 2, SGK.
Học sinh thảo luận nhóm.
Các nhóm khác hỏi,nhận xét, bổ xung.
Học sinh nghe băng và thảo luận
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối :
Tìm hiểu một thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây.
Sưu tầm các bài hát bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam
Học sinh làm bài tập 3, SGK.
Học sinh làm bài tập cá nhân.
Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh
Một số học sinh lên trình bày, cả lớp chất vấn, trao đổi, nhận xét.
Học sinh làm bài tập 4, SGK.
Học sinh chuẩn bị .
Một số học sinh lên đóng vai “hướng dẫn viên du lịch” giới thiệu trước lớp.
Một số học sinh trong lớp đóng vai phóng viên báo TNTP hoặc Đài truyền hình Việt Nam và phỏng vấn các học sinh trong lớp về các câu hỏi nêu ra trong bài tập 5.
Từng nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến,thảo luận. Giáo viên cùng lớp chọn nhóm làm tốt nhất.
Hát về Tổ quốc em
Học sinh trình bày các bài hát, bài thơ về quê hương, đất nước Việt Nam.
4.Củng cố, dặn dò :
-GV tổng kết bài: Ai cũng có quê hương . Đó là nơi ta gắn bó từ thủa ấu thơ , nơi nuôi dưỡng con người lớn lên vì vậy ta phải yêu quê hương , làm việc có ích để quê hương ngày càng phát triển.
- Cho HS nghe bài hát “Quê hương” ( lời thơ của Đỗ Trung Quân )
- GV nhận xét tiết học , tuyên dương các học sinh tích cực tham gia xây dựng bài , nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.
5.Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 26 - 27
TIẾT 26 – 27 EM YÊU HOÀ BÌNH
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Học xong bài này học sinh sẽ :
Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh, ảnh về cuộc sống của nhân dân các vùng có chiến tranh (I-rắc, Áp-ga-nix-tan, Kô-sô-vô, …) .
Tranh, ảnh,băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh của thiếu nhi của nhân dân Việt Nam và thế giới.
Bài hát “Trái đất này là của chúng mình”.
Giấy màu : trắng, vàng, đỏ, đen, xanh nước biển, xanh hoà bình.
Giấy to, bút màu.
Điều 38 – Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Thảo luận phân tích thông tin.
Mục tiêu : Học sinh hiểu được những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
Cách tiến hành :
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em các vùng có chiến tranh, về sự tàn phá của chiến tranh.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm ( theo màu săc phiếu mà học sinh đã bốc một cách ngẫu nhiên ) :
Màu trắng : nhóm Châu Âu
Màu vàng : nhóm Châu Á
Màu đỏ : nhóm Châu Mĩ
Màu đen : nhóm Châu Phi
Màu xanh nước biển : nhóm Châu Úc
Màu xanh da trời : nhóm Châu Nam Cực
Giáo viên kết luận : Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát, đau thương, chết chóc, bệnh tật,đói nghèo, thất học, … Vì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 2 : Làm bài tập 1, SGK
Mục tiêu : Học sinh biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
Cách tiến hành :
Giáo viên lần lược đọc từng ý kiến trong bài tập 1 và yêu cầu học sinh ngồi theo 3 khu vực, tuỳ theo thái độ của từng học sinh đốii với ý kiến đó : tán thành, không tán thành, lưỡng lự.
Giáo viên kết luận : các ý kiến a,d là đúng, các ý kiến b,c là sai. Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và cũng có trách nhiệmtham gia bảo vệ hoà bình.
Chuyển ý : Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ hoà bình ?
Hoạt động 3 : Làm bài tập 2, SGK
Mục tiêu : Học sinh hiểu được những biểu hiện của tinh thần hoà bình trong cuộc sống hàng ngày
Cách tiến hành :
Giáo viên kết luận : Việc bảo vệ hoà bình cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày, trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa các dân tộc, quốc gia này với các dân tộc, quốc gia khác như các thái độ, việc làm : a,b,c,d,đ,g,h,i,k trong bài tập 2.
Hoạt động 4 : Củng cố
Mục tiêu : Củng cố lại cho học sinh những nội dung chính của bài học.
Cách tiến hành :
Giáo viên hỏi : Vậy qua các hoạt động trên, các em có thể rút ra bài học gì ?
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 : Xem các tranh, ảnh, bài báo, băng hình về hoạt động bảo vệ hoà bình.
Mục tiêu : Học sinh biết được về các hoạt động bảo vệ hoà bình của trẻ em, của nhân dân Việt Nam và thế giới.
Cách tiến hành :
Giáo viên nhận xét, giới thiệu thêm một số tranh,ảnh, băng hình, nếu có, và kết luận :
Để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hạot động.
Chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2 : Vẽ cây hoà bình
Mục tiêu : Giúp học sinh củng cố lại nhận thức về giá trị của hoà bình và những việc làm để bảo vệ hoà bình.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm và hướng dẫn các nhóm vẽ cây hoà bình ra giấy to
Giáo viên khen các tranh vẽ của học sinh và kết luận :
Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song đê có được hoà bình, mỗi người, mỗi trẻ em chúng ta cầc phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và cách ứng xử hàng ngày, đồng thời cần tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 3 : Múa hát, đọc thơ và triển lãm tranh về chủ đề “Yêu hoà bình”
Mục tiêu : Giúp học sinh bày tỏ lòng yêu hoà bình, ghét chiến tranh.
Cách tiến hành :
Giáo viên nhận xét và nhắc nhở học sinh tích cực tham gia các hoạt động vì hoà bình.
Khởi động : Học sinh hát bài “ Trái đất này là của chúng mình”.
Thảo luận :
Bài hát nói lên điều gì ?
Để trái đất mãi tươi đẹp, yên bình, chúng ta cần phải làm gì?
Bài Đạo đức ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng thảo luận về điều đó.
Học sinh trả lời các câu hỏi :
Em nhìn thấy những gì trong tranh ?
Nội dung nói lên điều gì?
Học sinh đọc các thông tin trang 38, 39 SGK
Các nhóm thảo luận.
Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Sau mỗi ý kiến, các nhóm thảo luận vì sao lại tán thành, không tán thành hoặc lưỡng lự đối với các ý kiến này.
Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh.
Một số học sinh trình bày ý kiến trước lớp. Cả lớp trao đổi,nhận xét.
Một số học sinh trình bày. Giáo viên ghi tóm tắt thành 2 ý trên bảng.
Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình.
Trẻ em củng có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
Học sinh đọc câu ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động tiếp nối :
Học sinh sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới, sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện … về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề “Yêu hoà bình”.
Học sinh làm việc cá nhân.
Trao đổi trong nhóm nhỏ.
Học sinh trình bày trước lớp và giới thiệu các tranh, ảnh, băng hình, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em đã sưu tầm được.
Học sinh hiểu được ý nghĩa của tranh vẽ :
Rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh. Lấcc việc làm, cách ứng xử thể hiện tinh thần hoà bình trong sinh hoạt cũng như trong cách ứng xử hàng ngày.
Hoa, quả và lá cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình đã mang lại cho trẻ em nói riêng và mọi người nói chung.
Các nhóm vẽ tranh.
Từng nhóm giới thiệu tranh của mình.
Các nhóm khác hỏi và nhận xét.
Học sinh treo tranh và giới thiệu tranh của mình trước lớp.
Học sinh trình bày các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm về chủ đề “ Yêu hoà bình”.
TUẦN 28 - 29
TIẾT 28 – 29: EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU :
Học sinh có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở nước ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK Đạo đức 5.
Tranh, ảnh, băng hình, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở địa phương và ở Việt Nam.
Mi-crô không dây để chơi trò chơi Phóng viên.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Khởi động :
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TIẾT 1 :
Hoạt động 1 : Phân tích thông tin
Mục tiêu : Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản nhất về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này.
Cách tiến hành :
Giaó viên yêu cầu học sinh đọc các thông tin trang 41,42 SGK.
Giáo viên hỏi : Ngoài những thông tin trong SGK, em nào còn biết gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ?
Giáo viên giới thiệu thêm với học sinh một số tranh, ảnh, băng hình về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nước, ở Việt Nam và ở địa phương.
Giáo viên kết luận :
Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.
Từ khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có nhiều hoạt động vì hoà bình, công lí và tiến bộ xã hội.
Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm bài tập 2, SGK.
Mục tiêu : học sinh có thái độ và suy nghĩ đúng về tổ chức Liên Hợp Quốc.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 2, SGK.
Giáo viên kết luận : Các ý kiến c,d là đúng.
Các ý kiến a,b,đ là sai.
TIẾT 2 :
Hoạt động 1 : Trò chơi phóng viên.
Mục tiêu : Giúp học sinh tiềm hiểu về tên của một số cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam, về hoạt động của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam và địa
File đính kèm:
- nguyen tran bich ngoc.doc