Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 19, Bài: An toàn giao thông, lựa chọn đường đi an toàn - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU:

- HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.

- Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường

 - Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường.

 - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn.

- Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV : Tranh trong SGK, SGK

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 4 - Tuần 19, Bài: An toàn giao thông, lựa chọn đường đi an toàn - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Ngày soạn : 2 / 1/ 2016 Ngày dạy: 8/ 1/ 2016 ĐẠO ĐỨC AN TOÀN GIAO THÔNG LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN I.MỤC TIÊU: - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn. - Biết căn cứ mức độ an toàn của con đường để có thể lập được con đường đảm bảo an toàn đi tới trường . - Lựa chọn đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lí do an toàn hay không an toàn. - Có ý thức và thói quen chỉ khi đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Tranh trong SGK, SGK - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động - Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào ? - Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Tìm hiểu con đường an toàn. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận câu hỏi sau: Con đường an toàn là con đường như thế nào ? - Gọi đại diện một số nhóm trình bày - GV kết luận: Con đường an toàn là con đường thẳng và bằng phẳng, mặt đường có kẻ phân chia các làn xe chạy, có các biển báo hiệu giao thông , ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông và vạch đi bộ ngang qua đường. * Chọn con đường an toàn đi đến trường. - GV dùng sơ đồ về con đường từ nhà đến trường có hai hoặc 3 đường đi, trong đó mỗi đoạn đường có những tình huống khác nhau: - GV chọn 2 điểm trên sơ đồ, gọi 1,2 HS chỉ ra con đường đi từ A đến B đảm bảo an toàn hơn. Yêu cầu HS phân tích có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì? - GV kết luận 3. Thực hành: - GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định được phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn. - Gọi 2 HS lên giới thiệu - GV nhận xét, đánh giá - GVKL: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp các em phải lựa chọn con đường đi cho an toàn. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học - Về nhà chia sẻ với người thân cách lựa chọn đường đi an toàn - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - Các nhóm thảo luận và trình bày - HS nêu - Lắng nghe - HS chỉ theo sơ đồ Bệnh viện Trường học(B) Uỷ ban Chợ Nhà (A) Sân vận động - Lắng nghe - HS chỉ con đương an toàn từ nhà mình đến trường. - Lắng nghe - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 19 TUẦN 20 Ngày soạn : 9 / 1/ 2016 Ngày dạy: 15/ 1/ 2016 ĐẠO ĐỨC AN TOÀN GIAO THÔNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ I.MỤC TIÊU: - HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh , rạch nên giao thông đường thuỷ thuận lợi và có vai trò quan trọng. - HS biết tên gọi các loại phương tiện giông thông đường thủy -HS biết các biển báo giao thông trên đường thuỷ( 6 biển báo hiệu giao thông) để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thuỷ. - HS nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thủy thường thấy và tên gọi của chúng -Thêm yêu quý tổ quốc vì biết điều đó có điều kiện phát triển giao thông đường thủy - Có ý thức khi đi trên đường thuỷ cũng phải đảm bảo an toàn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV : Mẫu 6 biển giao thông đường thủy Tranh trong SGK - HS: SGk III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỊC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Nêu điều kiện con đường an toàn và con đường kém an toàn - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm-Khám phá: * Tìm hiểu về giao thông đường thủy - Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được? - GV giảng: Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này đến tỉnh khác , nơi này đến nơi khác, vùng này đến vùng khác. Tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành một mạng lưới giao thông trên mặt nước, nối thôn xã này với thôn xã khác, tỉnh này với tỉnh khác. Mạng lưới giao thông này gọi là giao thông đường thủy Người ta chia giao thông đường thủy thành hai loại: Giao thông đường thủy nội địa và giao thông đường biển. * Phương tiện giao thông đường thủy nội địa. - GV yêu cầu HS kể tên các loại phương tiện giao thông đường thủy ? - GV cho HS xem tranh các loại phương tịên giao thông đường thủy. Yêu cầu HS nói tên từng loại phương tiện. * Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa - Trên mặt nước cũng là đường giao thông. Trên sông, trên kênh, cũng có rất nhiều tàu thuyền đi lại ngược, xuôi, loại thô sơ có, cơ giới có; như vậy trên đường thuỷ có thể có tai nạn xảy ra không? - GV : Trên đường thuỷ cũng có tai nạn giao thông, vì vậy để đảm bảo giao thông đường thủy, người ta cũng phải có các biển báo hiệu giao thông để điều khiển sự đi lại. + Bạn nào đã nhìn thấy biển báo hiệu giao thông đường thủy, hãy vẽ lại biển báo đó cho các bạn + GV treo tất cả các 6 biển báo hiệu giao thông đường thủy và giới thiệu: 1.Biển báo cấm đậu: + GV hỏi nhận xét về hình dáng, màu sắc , hình vẽ trên biển. 2.Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi lại . + GV hỏi nhận xét về hình dáng, màu sắc , hình vẽ trên biển. 3.Biển báo cấm rẽ phải hoặc rẽ trái. 4.Biển báo được phép đỗ. 5.Biển báo phía trước có bến phà. - GV nhận xét, chốt lại 3. Thực hành: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: + Giao thông đường thủy được chia làm mấy loại ? Đó là những loại nào ? + Kể tên các biển báo giao thông đường thủy mà em biết. 4. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học - Về nhà chia sẻ với người thân về các biển báo giao thông đường thủy mà em biết. - 2 HS lên bảng trả lời - Lắng nghe - Người ta có thể đi trên mặt sông, trên hồ lớn, trên các kênh rạch - HS theo dõi, lắng nghe - HS: thuyền, ca nô, xuồng, ghe - HS xem tranh và nói. - HS kể có thể xảy ra giao thông - HS phát biểu và vẽ lại - Hình: vuông - Màu: viền đỏ, có đường chéo đỏ. - Hình vẽ: Giữa có chữ P màu đen. -Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đậu ở khu vực cắm biển. - HS nêu - HS quan sát, suy nghĩ, trả lời - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - Lắng nghe KÍ DUYỆT TUẦN 20

File đính kèm:

  • docgiao_an_dao_duc_lop_4_tuan_19_bai_an_toan_giao_thong_lua_cho.doc