A. Yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh các kỹ năng cần có khi tạo lập văn bản
- Muốn tạo được văn bản, cần biết cách liên kết tầm quan trọng của xây dựng bố cục sự mạch lạc của văn bản.
- Rèn kĩ năng xây dựng văn bản.
24 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy chiều môn Ngữ văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giai đoạn I
Tập làm văn
A. Yêu cầu:
- Củng cố cho học sinh các kỹ năng cần có khi tạo lập văn bản
- Muốn tạo được văn bản, cần biết cách liên kết tầm quan trọng của xây dựng bố cục sự mạch lạc của văn bản.
- Rèn kĩ năng xây dựng văn bản.
Buổi 1
Ngày soạn:
Ngày dạy :
* Bài tập 1:
Cho tập hợp câu:
Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh (1) không điện! tôi phải đuổi theo nó vì tôi là tài xế chiếc xe mà ! " (2) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc (3) Thấy vậy một bà thò dầu ra cửa kêu lớn (4) Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhãi đang gắng hết sức chạy theo xe (5) Ông ơi ! không kịp đâu !đừng đuổi theo vô ích ! ( 6) người đàn ông vội gào lên ( 7)
a. Hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lí để có được một văn bản mang tính liên kết chặt chẽ?
b. Theo em có thể đặt đầu đề cho văn bản ở trên được không?
c. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Tự sự C. Miêu tả
B. Biểu cảm D. Nghị luận
d. Viết một đoạn văn từ 6 - 8 dòng để nêu cảm nghĩ của em về văn bản trên?
Bài làm: GV cho học sinh nhắc lại kiến thức cũ đã học ở những tiết trước để làm.
a. Học sinh sắp xếp theo thứ tự sau 3 . 5 . 1 . 4 . 6 . 7 . 2 Đọc văn bản đã xắp xếp ? tại sao có sự sắp xếp đó?
Vì : Câu 3 là câu giới thiệu một hiện tượng quan trọng, khái quát câu chuyện xe khách dầy người lao xuống dốc.
Câu 5 : Xuất hiện một người đàn ông có đặc điểm mập, chạy theo xe (Vì nếu không có sự kiện này sẽ không có các sự việc nối tiếp,
Tiếp theo là câu 1 : Vì xe không dừng lại để dẫn đến ý kiến của một bà trên xe.
Câu 4: Liền với câu 6 ( Lời của bà ta) vì bà ta và khách đều nghĩ ông ta bị lỡ chuyễn xe.
Cuối cùng là câu 7 và câu 2 gây ra một sự vỡ lẽ đến tức cười đồng thời là kết thúc chuyện.
b. Học sinh đặt tiêu đề:
+ Không kịp đâu.
+ Một tài xế mất xe.
c. Phương thức biểu đạt chính là A.
d. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đoạn văn - trình bày - nhận xét.
Đoạn tham khảo: Khi đọc ba câu đầu của câu chuyện ai cũng thương và ái ngại cho người đàn ông đã mập lại phải đuổi theo một chiếc xe đầy người đang xuống dốc ( Chắc là ông ta lỡ xe!) giá chiếc xe phanh lại để chờ ông ta cũng khó . Đằng lại kịch tính của câu chuyện lên cao khi " Chiếc xe cứ lao mỗi lúc môt nhanh". Sự ái ngại đó đã lan ra cả những người ngồi trên xe một bà thò cổ khuyên ông ta đừng chạy nữa. Thật bất ngờ cho bạn đọc khi vỡ lẽ ông ta là tài xế. Thế thì cuội chạy của ông ta là có lí rồi. Thật vừa đáng thương vừa nực cười cho ông tài xế " Lỡ xe"
Bài tập 2: Cho đoạn văn
" Enrico này ! ( 1) con hãy nhớ rằng tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả (2) thật đáng sấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó(3) ".
( Trích mẹ tôi - Những tấm lòng cao cả của ét môn đô - đơ A Mi Xi)
a. Đoạn văn có 3 câu theo em có thể đổi chỗ giữa 2 câu 2 + 3 được không vì sao?
b. Trong đoạn văn có những từ ghép nào? những từ ghép ấy diễn tả lĩnh vực nào trong cuộc sống con người?
c. Nội dung trên nói về vấn đề gì? em có biết những bài ca dao nào cùng có nội dung đó hãy viết ra ít nhất hai bài?
Bài làm: Hướng dẫn học sinh căn cứ sự liên kết văn bản, mạch lạc văn bản để làm câu (a)
a. không thể đổi chỗ giữa hai câu 2 và 3 được vì đổi chỗ nội dung văn bản sẽ rời rạc. Bởi từ " đó" ở câu 3 là dấu hiện liên kết với câu 2.
b. Học sinh nhắc lại khái niệm từ ghép các loại từ ghép và tác dụng để làm .
+. Yêu thương kính trọng cha mẹ, tình cảm thiêng liêng, xấu hổ, nhục nhã chà đạp, yêu thương.
+. Các từ ghép thuộc lĩnh vực thể hiện tình cảm với cha mẹ ở hai tình huống.
- Con ngoan.
- Con chưa ngoan.
c. Nội dung đoạn văn nói về tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ của người con là rất thiêng liêng .
- Người Việt Nam có nhiều bài ca dao cùng nội dung .
VD1: " Công cha ....................cưu mang"
VD2: " Công cha như ............ đạo con"
Làm bài tập 2, 4,6,7,10,12, ở bài 1/ bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7
* Bài tập 3: Trong chuyện “cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn văn sau:
Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim xâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ ráng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn.
Qua đoạn văn, em hãy chỉ rõ vai trò văn miêu tả trong tác phẩm tự sự này.
Buổi 2
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Yêu cầu:
Giúp HS củng cố kiến thức Tiếng Việt
Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu:
Bài tập:
Bài tập 1: Hãy chọn những từ thích hợp lớp học, chiến thắng, hoàn cầu, sách vở điền vào chỗ trống trong câu sau:
Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy .......... là vũ khí của con,.............. là đơn vị của con, trận địa là cả ............ và ............. là nền văn minh nhân loại.
( Trích những tấm lòng cao cả)
Bài tập 2: Điền thêm các tiếng ( Đứng trước hoặc sau) để tạo từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
Ví dụ: nhà : cửa nhà ( Từ ghép đẳng lập) ; nhà ăn ( từ ghép chính phụ)
a. áo:.......................................................................................................
b.Vở:........................................................................................................
c. Nước:...................................................................................................
d. Cười.....................................................................................................
e. Đưa:.....................................................................................................
g. Đen:.....................................................................................................
* Bài tập 3: Có một văn bản tự sự sau:
" Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ Phật nói thêm: " Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm" Vì muốn mẹ sống thật lâu cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra làm nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh .... Ngày nay cúc vẫn được dùng chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu Chi".
a. Phân tích bố cục, sự liên kết của văn bản tự sự trên.
b. Có thể đặt tên cho câu chuyện thế nào?
c. Cảm nghĩ của em sau khi đọc chuyện?
Bài Làm:
a. Học sinh nhớ lại bố cục 3 phần của văn bản để phân tích đ Kết luận chặt chẽ xác định.
P1 Câu 1 giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện.
P2 Từ câu 2 đ 6 nêu diễn biến của câu chuyện
P3 2 câu còn lại : Khẳng định vai trò, giá trị của hoa cúc.
đ Sự liên kết văn bản khá chặt chẽ.
Mở đầu: Vấn đề tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ
Thân truyện: Được phật cho bông cúc, hướng dẫn cách làm thuốc chữa bệnh cho mẹ và nói cách để mẹ sống được nhiều năm hơn.
- Hành động hiếu thảo của cô bé : Qua việc xử lý hoa cúc - thuốc chữa bệnh cho
mẹ.
Kết thúc : Vai trò của cúc trong y học thuốc chữa bệnh cho con người đ Mạch
lạc
ý xuyên suốt toàn văn bản là thuốc chữa bệnh cho mẹ. Nó càng rõ nét khi hợp sự xuất hiện của hoa cúc.
b. Học sinh xác định nội dung chính của văn bản để đặt tiêu đề:
Tiêu đề phải phù hợp với nội dung.
+ Vì sao hoa cúc có nhiều cánh.
+ Tình con với mẹ.
+ Cúc là thuốc chữa bệnh.
c. Cảm nghĩ ( Học sinh tự làm)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết từ 6 đ 8 câu thể hiện bố cục liên kết chặt chẽ mạch lạc.
- Dành thời gian cho học sinh viết.
- Chữa bài hoàn chỉnh.
Bài 4: Có bạn cho rằng nhỏ nhẹ là từ láy, có bạn lại cho đó là từ ghép. Em hãy cho biết ý kiến của mình và giải thích.
Bài 5: Em hãy tìm các từ láy có vần âp và vần um ở tiếng đầu.
Bài 6: b Xác định và phân loại các từ láy tượng thanh, tượng hình và biểu thị tạng thái trong các từ láy sau đây: lo lắng, lôm côm, lủng củng, lấp lửng, bồn chồn, khấp khển, ha hả, rì rào, lô nhô, vui vẻ, bỗ bã, lóc cóc, ùng oàng.
Buổi 3
Văn biểu cảm
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Yêu cầu:
Học sinh nắm 2 cách biểu cảm chính.
+ Trực tiếp : Là phương thức trữ tình bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ thầm kính bằng những từ ngữ trực tiếp.
+ Gián tiếp: Là cách biểu hiện cảm xúc thông qua phong cảnh , một câu chuyện hay là 1 suy nghĩ nào đó.
* Tình cảm trong văn biểu cảm phải là tình cảm đẹp, nhân áim, vị tha, .... góp phần nâng cao phẩm giá con người và làm phong phú tâm hồn con người.
Bài tập:
Bài tập 1:
" Kết thúc văn bản " Cuộc chia .... búp bê" của Khánh Hoài có chi tiết nào làm em bất ngờ? cảm nhận của em về giá trị biểu hiện của chi tiết bất ngờ đó.
* Bài làm: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt nội dung văn bản. Tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ .
Khi mẹ quát chia đồ chơi. Anh em Thành Thuỷ chia như thế nào? kết thúc Thuỷ có hành động gì?
? Vậy chi tiết bất ngờ là chi tiết nào?
a. Chi tiết bất ngờ: Thuỷ lựa chọn cách để lại con em nhỏ bên cạnh em vệ sĩ để chúng không bao giờ phải xa nhau.
b. Hướng dẫn học sinh trình bày cảm nhận theo gợi ý.
? Điều đó gợi lên lòng khao khát gì trong Thuỷ?
? Gợi cho người đọc điều gì?
? Qua đó chúng ta nghĩ gì về việc làm của người lớn?
Học sinh dựa vào gợi ý viết bài: Với các ý sau:
+ Cách lựa chọn của Thuỷ thể hiện niềm mong ước muốn em nhỏ luôn cạnh vệ sĩ để chúng không phải xa nhau qua đó thể hiện niềm khát khao Thuỷ và Thành không phải xa nhau và sẽ được đoàn tụ trong mái ấm gia đình hạnh phúc.
+ Cách lựa chọn ấy còn gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm với Thuỷ một em bé giàu lòng vị tha thương anh, thương cả những con búp bê . Mình chịu chia lìa chứ không để búp bê phải chia tay. Mình chịu thiệt để anh luôn có vệ sĩ và em nhỏ canh giấc ngủ đêm đêm
+ Chi tiết đó còn gợi cho người đọc suy nghĩ về sự chia tay của Thành + Thuỷ là không nên có đó cũng chính là lời nhắc nhở với những bậc làm cha mẹ đừng vì lí do nào đó mà chia tay dẫn đến mái ấm gia đình tan vỡ trẻ thơ bất hạnh.
Bài tập 2: Trình bày cảm nghĩ của em về bài ca dao:
" Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ"
Ai vô xứ Huế thì vô......"
* Bài làm: Giáo viên gợi ý bình giảng lại bài ca dao để học sinh nắm được nội dung trong SGK trên cơ sở đó học sinh làm bài.
+ Cả bài ca dao nói về cảnh đẹp xứ Huế.
+ C1: Nói về con đường dài từ Bắc vào Trung hai chữ quanh quanh gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu ....
+ Câu 2: Nêu ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên đường vô xứ Huế " Non xanh nước biếc" vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp có màu xanh bất tận của non, có màu biếc mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ hùng vĩ, chữ tình.
+ Non xanh nước biếc được so sánh như tranh hoạ đồ gợi trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc về quê hương đất nước xinh đẹp mến yêu.
+ Câu cuối : Là lời chào chân tình, một tiếng lòng vẫy gọi vô xứ Huế là đến với một miền quê đẹp đáng yêu " Non xanh nước ........đồ"
+ Bài ca dao là viên ngọc trong kho tàng ca dao là bài ca về tình yêu và niềm tự hào quê hương đất nước.
Làm bài tập: 6 , 7 , 8 , 9 , 10 , 12 , 13 , 16 ( Bài 5 / bài tập trắc nghiệm ngữ văn 7)
Bài tập 3: Cho bài thơ:Mây và Bông
Trên trời mây trắng như bông
ở giữa cánh đồng bông trắng như mây.
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
Hãy chỉ rõ sự kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong bài thơ.
Qua những phương tiện ấy, tác giả đã biểu đạt được tư tưởng, tình cảm gì?
Gợi ý:
trong bài thơ có cách biểu cảm trực tiếp thông qua từ ngữ (lời gọi), đồng thời cũng sử dụng cách biểu cảm gián tiếp thông qua việc miêu tả cảnh thu hoạch bông trong một thời gian và không gian nhất định. Dựa và gợi ý ấy, các em lần lượt chỉ ra cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp qua các từ ngữ, hình ảnh của bài thơ.
Tư tưởng, tình cảm được bộc lộ trong bài thơ rất kín đáo. Do đó, mỗi người đọc có thể có những cảm nhận riêng. Nhưng cố gắng hướng vào các ý sau:
Niềm vui khi chứng kiến cảnh lao động hăng say, dù vất vả nhưng đầy chất thơ
Thái độ ca ngợi vẻ đẹp của người lao động.
Thích thú vì phát hiện ra được sự hoà hợp giữa thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người.
buổi 4
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A. Yêu cầu:
- HS nắm được cách làm bài văn biểu cảm
- Rèn kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học.
B. Bài tập:
Bài tập 1:
Cảm nghĩ của em về bài ca dao:
" Công cha như núi ngất trời
...................................................
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
Bài làm :
Giáo viên hướng dẫn nắm lại nội dung + nghệ thuật của bài ca dao.
Trên cơ sở đó học sinh trình bày cảm xúc suy nghĩ của mình.
+ Bài ca dao : Nói về công lao của cha mẹ đối với con cái.
đ Công cha nghĩa mẹ được so sánh với núi ngất trời, nước ngoài biển đông tạo 2 hình ảnh cụ thể, vừa hình tượng vừa ca ngợi công cha nghĩa mẹ với tất cả tình yêu sâu nặng.
đ Câu ca dao nhắc mỗi chúng ta nhìn lên núi cao, trời rộng, nhìn ra biển đông hãy suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ.
+ Câu 3 một lần nữa nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ qua hình ảnh ẩn dụ tượng trưng " núi cao, biển rộng mênh mông"
+ Câu 4: Tác giả dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt " Cù lao chín chữ" để nói công lao to lớn của cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo ... vất vả khó nhọc nhiều bề. Vì vậy con cái phải " Ghi lòng" tạc dạ. Biết hiếu thảo ...
+ Hai tiếng "con ơi " với dấu chấm than là tiếng gọi thân thương thấm thía lắng sâu vào lòng người đọc.
+ Bài ca dao là bài học về đạo làm con vô cùng sâu sa, thấm thía....
Bài tập 2:
Cảm nghĩ của em về dòng sông quê hương?
* Bài làm:
GV: giúp học sinh lập dàn ý theo bố cục 3 phần.
HS: Dựa vào dàn ý làm bài.
- Dàn ý: MB: + Giới thiệu dòng sông quê hương.
+ Lí do bày tỏ cảm nghĩ về dòng sông.
TB: + Cảm xúc về dòng sông.
- Đẹp, hiền hoà, sức chảy, màu nước.
- Cảnh vật trên sông, cảnh vật đôi bờ.
+ Cảm xúc về dòng sông gắn bó với cuộc sống con người Q.hương
+ Dòng sông gợi nhớ kỷ niệm.
KB: Khẳng định tình cảm, ấn tượng sâu đậm về dòng sông.
- Viết bài hoàn chỉnh.
- Sửa chữa ( Kiểm tra)
- Trình bày trước lớp - nhận xét - bổ xung.
Bài tập 3:
Cho đề văn:
Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao sau:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà đâm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”
Phần thân bài nên triển khai theo trình tự nào? Vì sao?
Tìm giá trị nội dung và những nét nghệ thuật cần đề cập tới tròn quá trình nêu cảm nghĩ về bài ca dao
Tìm những hình ảnh trong bài ca dao có thể gợi liên hệ tới những tác phẩm khác trong quá trình nêu cảm nghĩ. Liệt kê một số tác phảm sẽ liên hệ.
Lập dàn ý hoàn chỉnh cho đề văn trên
Gợi ý:
Đây là một tác phẩm trữ tình, Căn cứ vào thể loại này, em sẽ tìm được trình tự triển khai phần Thân bài thích hợp.
Về nội dung, cần khai thác chủ đề: Nỗi nhớ quê hương của một changd trai xa quê, Về nghệ thuật điệp ngữ, cách dùng từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, giản dị.
một số hình ảnh có thể gợi liên hệ tới các tác phẩm khác: nỗi nhớ quê của người đi xa, hình ảnh người tát nước bên đường. Dựa vào ý trên để tìm các tác phẩm có thể liên hệ (chủ yếu là ca dao).
Trên cơ sở các bài tập 1,2,3, bổ sung thêm phần Mở bài và Kết bài để hoàn thành dàn ý.
Rút kinh nghiệm:
Giai đoạn I I
Buổi 5
Ngày soạn:
Ngày dạy:
A. Yêu cầu:
- Giúp HS củng cố về kiến thức về từ ngữ.
- Rèn kĩ năng làm bài tập tiếng việt
B. Bài tập:
Bài 1: Từ láy là gì?
A. từ có nhiều tiếng có nghĩa
B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu
C. Từ có các tiếng giống nhau về thành phần.
D. Từ có trùng hợp với âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa.
Bài 2: Trong những từ sau từ nào không phải là từ láy?
A. xinh xắn.
B. Gần gũi.
C. Đông đủ.
D. Dễ dàng.
Bài 3: Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ:
A. Mạnh mẽ.
B. ấm áp.
C. Mong manh.
D. Thăm thẳm.
Bài 4: Hãy sắp xếp các từ láy sau vào bảng phân loại: Long lanh, khó khăn, vi vu, nhỏ nhắn ngời ngời, bồn chồn, hiu hiu, linh tinh, loáng thoáng, lấp lánh, thăm thẳm.
Từ láy toàn bộ
Từ láy bộ phận
Bài 5: Đặt câu với mỗi từ sau?
a. Lạnh lùng:............................................
b. Lạnh lẽo: ............................................
c. Nhanh nhảu:........................................
d. Nhanh nhẹn: .......................................
Buổi 6
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Yêu cầu:
Giúp HS củng cố lại kiến thức văn biểu cảm.
Rèn ký năng làm văn biểu cảm, cảm thụ tác phẩm.
Bài tập:
Bài tập 1:
Cảm nghĩ của em về bài " Nam quốc sơn hà"
* Bài làm: Hướng dẫn học sinh làm dàn ý và viết hoàn chỉnh.
* Dàn ý: MB: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.( Trong cuộc kháng chiến chống nhà Tống năm 1076)
- Bài thơ được mệnh danh là bài thơ thần.
- Lý Thường Kiệt viết để khích lệ động viên tướng sĩ quyết chiến, quyết thắng giặc Tống
TB: Hai câu thơ đầu:
- Tuyên bố chủ quyền của Đại Việt.
- Khẳng định núi sông nước Nam là đất nước ta, nước có chủ quyền do Nam đế tự trị.
- Hai chữ " Nam đế" biểu hiện niềm tự hoà từ tôn của dân tộc ......
- Hai chữ " Thiên thư" biểu thị niềm tin thiêng liêng về sông núi nước Nam chủ quyền bất cả xâm phạm điều đó được sách trời ghi
Câu 3: là câu hỏi cũng là lời kết tội lũ giặc xâm lược.....
Giọng thơ vừa căm thù vừa khinh bỉ một nối nói hàm xúc đanh thép .
Câu cuối: Sáng ngời một niềm tin với sức mạnh chính nghĩa tinh thần quyết chiến giặc sẽ bị thất bại.
- Ba chữ " Thủ bại hư" đặt cuối bài làm giọng thơ vang lên mạnh mẽ .
KB: - Bài thơ là khúc tráng ca anh hùng cho thấy tài thao lược của Lý Thường Kiệt.
- Mang ý nghĩ lịch sử như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Đại Việt.
- T/C yêu nước, niềm tự hoà dân tộc thấm sâu mỗi tâm hồn chúng ta.
- Viết hoàn chỉnh.
Bài tập 2: " Sài Gòn vẫn trẻ tôi thì đương già. Bà trăm năm so với năm ngàn........giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này "
" Tôi yêu Sài Gòn da diết ......... Tôi yêu trong nắng sớm........nhiều cây xanh che chắn. (Sài Gòn toi yêu - Minh Hương)
1. Hai đoạn chính viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
2. Tác giả đã giới thiệu Sài Gòn bằng cách nào? Cái hay của cách giới thiệu ấy. người viết đã bộc lộ tình yêu của mình với Sài Gòn như thế nào?
Bài làm
Gợi ý: 1. Đáp án C.
2. Tác giả giới thiệu Sài Gòn một cách độc đáo, hay và hấp dẫn. Minh Hương nhân hoá Sài Gòn như một con người lạ lùng kết hợp cách so sánh và diễn đạt theo kiểu đối lập " Sài Gòn vẫn trẻ tôi thì đương già" . Biết tìm ra con số độc đáo " Ba trăm năm so với ngàn năm tuổi của đất nước" để khẳng định cái trẻ chung năng động của Sài Gòn. Một hình ảnh so sánh độc đáo mà hợp lý . Sài Gòn vẫn trẻ lại so sánh tiếp để giới thiệu . Sài Gòn vẫn trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà " Trẻ hoài" là cách nói dễ thương của Nam bộ. Song nó lại kèm theo một điều kiện đó là thái độ của con người biết cách tưới tiêu chăm bón trân trọng giữ gìn. Hình ảnh ẩn dụ về Sài Gòn " Đô thị ngọc ngà" thể hiện tình yêu và niềm tự hào của nhà văn đối với mảnh đất mình đang sống.
+ Đoạn văn bbộc lộ tình yêu với Sài Gòn thật nồng nàn, say đắm đây cũng chính là đoạn văn biểu cảm kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp điệp từ " Tôi yêu" làm rõ cho câu đầu tiên của đoạn " Tôi yêu Sài Gòn da diết" yếu tố tự sự.
Bài tập 3: Cảnh trong bài Buổi chièu ở Phủ Thiên Trường trông ra với cảnh trong đoạn trích Chiều hôm nhớ nhà của bà Huyện Thanh Quan ở phần đọc thêm, cảnh nào cụ thể gần gũi hơn, cảnh nào trừu tượng hơn? Vì sao?
Bài tập 4: Em hãy cho biết:
Bài thơ Nam quốc sơn hà làm theo luật bằng hay luật trắc? Vì sao?
Bài thơ này được ngắt nhịp như thế nào?
Bài thơ này được gieo vần bằng hay vần trắc? Ví sao?
Bài tập 5: Dựa vào bài thơ và bức tranh trong sách giáo khoa, em hãy viết một đoạn văn nói lên cảm nghĩ của mình đối với vua Trần Nhân Tông.
Buổi 7
Ngày soạn :
Ngày dạy :
A. Yêu cầu:
- HS củng cố về văn biểu cảm
- Rèn kĩ năng cảm thụ tác phầm văn học và cách làm bài văn biểu cảm.
B. Bài tập:
Bài tập 1:
Cảm nhận về bài " Một thứ quà lúa non Cốm" của Thạch Lam.
Gợi ý:
+ Thạch Lam là thành viên của Tự lực văn đoàn một tổ chức văn hoá lớn ông bắt đầu viết chuyện từ rất sớm thành công ở thể chuyện ngắn và có tài miêu tả tâm trạng lời văn gợi cảm giàu chất thơ. Tập bút ký " Hà Nội 36 phố phường" là tác phẩm xuất sắc và độc đáo viết về văn hoá ẩm thực Việt Nam một nét đẹp của Hà Nội " Ngàn năm vạn vật" được tác giả viết với tất cả tấm lòng trân trọng thành kính, thiêng liêng.
+ Đoạn 1: thể hiện tài quan sát tinh tế một sự cảm nhận tài hoa, một cách viết nhẹ nhàng, đầy chất thơ hương vị cốm là sự nhuần thấm các hương thơm của lá sen trên hồ do cơn gió mùa hạ đem lại . Là " Các mùi thơm mát" của bông lúa như thế nào........
+ Nguyên liệu làm ra cốm là " các chất quý trong sạch của trời:" được hình thành mộth cách linh diệu lúc đầu " Một giọt sữa trắng thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ" sau được nắng thu làm cho " Giọt sữa dần dần đọng lại"
đ Trái tim của tác giả như đang rung động trước màu xanh và hương thơm dịu ngọt của bông lúa nếp non trên cánh đồng quê.
+ Đoạn 2: nhà văn tiếp tục cảm nhận đánh giá miêu tả những nét đẹp của cốm ông gọi cốm là " Quà riêng biệt" thức dâng của những cánh đồng cốm mang hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam cốm làm quà siêu tết với sự vương vít của tơ hồng nhà văn dùng bao lời hay ý đẹp so sánh miêu tả cặp bạn bè " Tốt đôi"
" Nếu con lòng dạ đổi thay
Cốm này lệ mối hồng này long tai.
+ Tình duyên bền đẹp của lứa đôi như " Hồng cốm tốt đôi" sắc màu hương vị của hồng Cốm là sự hoà hớp tuyệt vời màu xanh tươi......... bền lâu"
+ Cách so sánh của tác giả không chỉ sắc sảo tài hoa mà còn thể hiện phong cách ẩm thực sành điệu.
+ Đoạn 3: Nhà văn vừa tiếp tục ca ngợi vẻ đẹp và giá trị của cốm vừa nhắn nhủ mọi người về cách thưởng thức cách ăn cốm " Cốm không phải...... ngẫm nghĩ"
+ ý tưởng và cảm xúc của tác gải tập trung chủ yếu ở cụm từ " ăn cốm ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ " vì cốm chứa trong nó sự tinh tuý của hương sen mang theo mùi ngan ngác của hoa sen của đàm nước và được chào mời bởi cô gái làng vòng với đôi tay mềm mại ........
đ Tác giả viết rất gợi cảm để nói lên mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen + cốm tựa như 2 linh hồn lương tựa vào nhau làm tôn lên hương sắc thanh quý cái lộc của trời cho.
Bài tập 2: Cảm nhận của em về đoạn thử đầu trong bài “Tiếng gà gáy trưa” của Xuân Quỳnh
* Gợi ý:
Tác giả Xuân Quỳnh viết bài thơ trong thời kì chống Mĩ
+ Văn bản được in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” 1968
+ Khổ thơ gợi trong lòng người đọc bao cảm xúc
- Tiếng gà nhảy ổ của nhà ai bên xóm cất lên...”cục... cục tác cục ta” trỏ lên bình dị thân thiết đối với người lính trên đường hành quân ra mặt trận
đoạn thơ: “ Trên đường hành quân xa
Cục, cục tác cục ta”
Giọng thơ nhẹ nhàng, tiếng gà thành tiếng hậu phương chào đón, vẫy gọi
+ đoạn thơ: “Nghe xao ...tuổi thơ”
- Gợi niềm cảm xúc sâu xa của người chiến sĩ
- Nghe tiếng gà người lính cảm thấy nắng trưa “xao động” dường như có làn gió mát thổi qua tâm hồn.
- tiếng gà truyền cho người chiến sĩ niềm vui. Tinh thần và nghị lực mới làm dịu nắng trưa, xua tan mệt mỏi giúp họ có thêm sức mạnh chiến đấu.
Qua điệp từ “nghe” Xuân Quỳnh nói lên bao điều tốt đẹp, mở ra liên tưởng đáng yêu: Tiếng gà là tiếng gọi quê hương mang nặng tình hậu phương
Dựa vào gợi ý GV hướng dẫn Hs làm bài hoàn chỉnh.
Bài tập 3: Cảm nhận về 2 câu thơ tức cảnh của vua Trần Nhân Tông
“Xã tắc hưởng hồi lao thạnh mà
Sơn hà thiên cổ điện kim âu”
ôn tập: Giai đoạn 3
Văn chứng minh
I.Yêu cầu:
- Học sinh hiểu đươc văn chứng minh là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định và làm sáng tỏ vấn đề đó là đúng,là chân lý để thuyết phục người đọc, người nghe.
- Hs phân biệt 2 kiểu bài chứng minh
+ Chứng minh 1 vấn đề chính trị, xã hội
+ Chứng minh 1 vấn đề văn học nghị luận.
Dẫn chứng là bản chất, là tinh thần của bài văn chứng minh.
- Lời văn chứng minh trong sáng chặt chẽ
II. Chuẩn bị
GV: Nghiên cứu soạn giáo án
HS: ôn tập
III. Tiến trình lên lớp
ổn định
ôn tập
Buổi 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài tập1: Lập dàn ý: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – (HCM)
GV: Khái quát cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý
Đề: Yêu cầu chứng minh
Vấn đề chứng minh: lòng yêu nước của nhân dân ta
Dàn ý:
MB: Nêu luận điểm
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Khẳng định “Đó là 1 truyền thống quý báu”
Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng
Thân bài (Quá khứ, hiện tại)
Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh quân xâm lược kháng chiến
+ Những trang sử vẻ vang của thời đại bà Trưng, bà Triệu
+ Chúng ta tự hào, ghi nhớ...
Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
+ Các lứa tuổi từ cụ già -> nhi đồng
+ Đồng bào khắp mọi nơi
Kiều bào - đồng bào
Nhân dân miền ngược – miền xuôi
Khẳng định ai cũng 1 lòng yêu nước
+ Các giới, các tầng lớp XH...
Khẳng định những cử chỉ cao
File đính kèm:
- Giao an day chieu van 7.doc