I - MỤC TIÊU CỦA BÀI : Giúp HS :
- Hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức.
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại.
+ Nếu a = b thì b = a.
- Hiểu và vận dụng thành thạo qui tắc chuyển vế: Khi chuyển 1 số hạng của 1 đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy đại trà toán 6 - Năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Buổi 1:
QUY TẮC CHUYỂN VẾ – LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU CỦA BÀI : Giúp HS :
- Hiểu và vận dụng đúng các tính chất của đẳng thức.
+ Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại.
+ Nếu a = b thì b = a.
- Hiểu và vận dụng thành thạo qui tắc chuyển vế: Khi chuyển 1 số hạng của 1 đẳng thức từ vế này sang vế kia, ta phải đổi dấu của số hạng đó.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1)– Cho HS phát biểu :
+ Qui tắc dấu ngoặc
+ Tổng 2 số đối nhau = 0
+ Qui tắc chuyển vế
- 1 HS lên bảng giải
- Cả lớp nhận xét.
- Gv đánh giá, cho điểm.
2) – ôn :
+Qui tắc cộng 2số nguyên
+ Qui tắc chuyển vế
- Gọi 2 HS lên bảng giải
- Cả lớp nhận xét.
- Gv đánh giá, cho điểm.
3) – ôn :
+ GTTĐ của 1 số nguyên.
+ Qui tắc chuyển vế.
- Cả lớp nhận xét.
-Gọi 2 HS lên bảng giải
4) – ôn :
+Qui tắc cộng 2số nguyên
+ Qui tắc chuyển vế
- Gọi 1 HS lên bảng giải
- Cả lớp nhận xét.
- Gv đánh giá, cho điểm.
5) – ôn :
+ Qui tắc chuyển vế
+ Qui tắc đổi dấu
- 1 HS lên bảng giải - Gv đánh giá, cho điểm
6) - HS làm như bài 5.
1)– QT bỏ dấu ngoặc
– Cộng 2 số nguyên
Chú ý :
Tổng 2 số đối nhau =0
- Khi chuyển vế 1 số hạng phải đổi dấu.
2) - QT bỏ dấu ngoặc
– Cộng 2 số nguyên
– Khi chuyển vế 1 số hạng phải đổi dấu.
3) – Bỏ dấu giá trị tuyệt đối của số nguyên.
– Khi chuyển vế 1 số hạng phải đổi dấu.
4)Viết tổng của 14;-12;x
- viết đẳng thức thể
hiện tổng trên bằng 10.
– Cộng 2 số nguyên
– Khi chuyển vế 1 số hạng phải đổi dấu.
5) – Khi chuyển vế 1 số hạng phải đổi dấu.
– Nhắc lại qui tắc đổi dấu.
1)Tìm xÎZ, biết :
* 11 - (15+11) = x - (25 -9)
11 – 15 -11 = x – 25 +9
- 15 = x – 16
x = –15 +16
x = 1
2) Tìm xÎZ, biết :
* a) 2-x =17-(-5) b) x -12 =(-9)-15
2-x = 17+5 x -12 = -9-15
2-x = 22 x-12 = -24
x = 2-22 x = -24+12
x = -20 x = -12
3) Tìm aÎZ, biết :
* a) ½a½= 7 b) ½a + 6½= 0
a=7 hoặc a=-7 a + 6 = 0
a = -6
4.a) Viết tổng của 14 ; (-12) ; x
b) Tìm x, biết tổng trên bằng 10
* a) 14 + (-12) + x = 2 + x
b) 2 + x = 10
x = 10 – 2
x = 8
5) Cho a ÎZ. Tìm số nguyên x, biết :
* a) a + x = 7 b) a-x = 25
x = 7 – a - x = 25 – a
x = -25 + a
6) Cho a, b ÎZ, biết :
* a) b + x = a b) b - x = a
x = a - b - x = a – b
x = -a +b
I – ĐỀ KIỂM TRA : ( Phiếu học tập )
1) Tìm số nguyên x , biết :
a) 12 - ( 7 – x ) = 30 - ( - 12 )
b) 80 + ( 5- x ) = 9 + ( - 20 )
c) 3x + ( - 25 ) = - 9 - ( 2x )
2) Tính giá trị của biểu thức :
a) ( 12 - 5x ) – ( x + 3 ) + ( x - 1 ) với x = -1
b) ( 2x + 10 ) + ( 45 – x ) – ( 3x – 23 ) với x = 25
NHÂN 2 SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU
I - MỤC TIÊU CỦA BÀI : Giúp HS :
– Hiểu và thực hiện thành thạo qui tắc nhân 2 số nguyên.
–Tính đúng tích 1 của 2 số nguyên khác dấu.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1) - Muốn so sánh, trước tiên ta phải làm sao ?
- Khi so sánh xảy ra bao nhiêu trường hợp?Kể ra?
2) -Ôn:
+ Nhân 2 số nguyên khác dấu.
+ Tìm thừa số chưa biết.
3) -Ôn:
+ Nhân 2 số nguyên khác dấu.
+Tổng đại số các số nguyên.
1)- Tính tích 2 số nguyên trước
- So sánh xảy ra 3 trường hợp : bẳng, nhỏ hơn, lớn hơn.
2)- Nhân 2 số nguyên khác dấu
+ Nhân 2 giá trị tuyệt đối
+ Dấu là dấu “-‘
-Tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết .
3)- Nhân 2 số nguyên khác dấu
+ Nhân 2 giá trị tuyệt đối
+ Dấu là dấu “-‘
- Tổng đại số các số nguyên.
1) So sánh :
a) (-16). 5 với 0 g (-16). 5 = -80 < 0
b) 12. (-3) với 0 g 12. (-3) = -36 < 0
c) 5. (-6) với 5 g 5. (-6) = -30 < 5
d) (-10). 8 với (-10)g (-10).8=-80< (-10)
2) Điền vào ô trống cho đúng :
a
-5
12
-45
0
b
6
-8
0
-74
a.b
-30
-96
-45
0
3) Tính giá trị của biểu thức :
* a) -7.5+5.(-8) = – 35 – 40 = – 75
b) 5.(-2)+(-9).4 = – 10 – 36 = –46
I – ĐỀ KIỂM TRA : ( Phiếu học tập )
1) Tính : a) 7+4. (-3) b) -3-2. 8 c) –9. 4+32. (-5) d) -7.5 –4.3
2) Tính giá trị của biểu thức : (12–17). x khi x = 2 ; x = 6 ; x = 15
NHÂN 2 SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU
I - MỤC TIÊU CỦA BÀI : Giúp HS :
– Hiểu qui tắc nhân 2 số nguyên cùng dấu.
– Biết vận dụng qui tắc để tính tích 2 số nguyên, biết cách đổi dấu tích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1) - Muốn so sánh, trước tiên ta phải làm sao ?
- Khi so sánh xảy ra bao nhiêu trường hợp?Kể ra?
2) -Ôn:
+Nhân 2 số nguyên cùng dấu.
+Tích của số nguyên với số 0.
3) –Thế x vào biểu thức
– Nhân 2 số nguyên
- 1 HS lên bảng giải và cả lớp nhận xét.
- Gv đánh giá, cho điểm.
1)- Tính tích 2 số nguyên trước
- So sánh xảy ra 3 trường hợp : bẳng, nhỏ hơn, lớn hơn.
2) - Muốn nhân 2 số nguyên cùng dấu :
+Nhân 2 GTTĐ của chúng.
-Tích của số nguyên với số0=0
3) – HS thế x vào biểu thức.
– Muốn nhân 2 số nguyên :
+Nhân 2 GTTĐ của chúng.
+Dấu là dấu “+” nếu chúng cùng dấu.
+Dấu là dấu “+”nếu chúng khác dấu.
1) So sánh :
a) (–7).(–5) với 0® (–7).(–5) = 35>0
b) (–17).5 = –85 và (-5).(–2) = 10
vì –85 < 10 nên (–17).5 < (-5).(–2)
c) (+19).(+6) = 114 và (–17). (–10) = 170
vì 114 <170 nên (+19).(+6)<(–17).(–10)
2) Điền vào chỗ trống :
x
-5
+12
15
0
y
-2
+6
0
45
x.y
10
72
0
0
3) Tính giá trị của biểu thức :
a) (x–4).(x+5) khi x=–3
= (–3–4).(–3+5) =–7.2 =–14
b) (x–2).(6–x) khi x=5
= (5–2).(6–5) = 3.2 = 6
I – ĐỀ KIỂM TRA : ( Phiếu học tập )
1) Tính giá trị của biểu thức :
a) 127 – 18.(5+6) c) 26+7.(4–12)
b) (7–10)+139.5 d) 35–7.(5–18)
2) Tìm số nguyên x, biết :
a) –6.x = 18 c) 2.x–(–3) = 7
b) 13.x = -39 d) –5.x +(–20) =–45
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU CỦA BÀI : Giúp HS :
- Củng cố qui tắc nhân 2 số nguyên và ghi nhớ qui tắc dấu.
- Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân 2 số nguyên, bình phương 1 số nguyên.
- Sử dụng máy tính bỏ túi.
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
1) – Hs phát biểu: QT nhân, cộng 2 số nguyên.
– 2 HS lên bảng làm và cả lớp nhận xét
bài làm của bạn trên bảng.
2)– Phát biểu dấu của tích các số nguyên
– Khi so sánh 2 số nguyên xảy ra bao nhiêu trường hợp ?
( 3 trường hợp : >, <, = )
3)– 1 HS thế giá trị của chữ vào biểu thức và sau đó tính tích của các số nguyên.
– Chú ý bình phương cùa số nguyên âm.
– Cả lớp làm vào tập và cho nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
– GV đánh giá và cho điểm.
1) Tính :
a) 125.(–24)+24.225=24.(–125+225)=24.100=2400
b) 26.(–125)–125.(–36)=–125.(26–36)
=–125.(–10)=1250
2) So sánh :
a) (–3).1574.(–7).(–11).(–10) với 0
= 3635940
Vậy: (–3).1574.(–7).(–11).(–10) > 0
b) 25–(–37).(–29).(–154).2 với 0
= 25+330484
Vậy: 25–(–37).(–29).(–154).2 > 0
3) Tính giá trị của biểu thức :
a) (–75).(–27).(–x) với x = 4
= (–75).(–27).(–4) = – 8100
b) 1.2.3.4.5.a với a = –10
= 120.(–10) = –1200
2.a.b2 với a = –4 và b = –6
= 2.( –4 ) . ( –6 )2 = –8 . 36 = –288
I – ĐỀ KIỂM TRA : ( Phiếu học tập)
1) Tính :
a) 7 + 5 . ( –8 ) b) –3 . 4 – ( –4 ) . 5
2) Tìm số nguyên x, biết :
a) –4 . x = 16 b) 5 . x = –25.( +6 )
3) Điền vào ô trống :
a)
a
–2
9
–45
b
–5
–4
–10
a – b
–15
23
b)
a
–7
–24
60
b
15
–10
13
a . b
–260
-420
TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN
I - MỤC TIÊU CỦA BÀI : Giúp HS :
– Hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân:giao hoán; kết hợp; nhân với 1; phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
– Tìm được dấu của tích nhiều số nguyên.
– Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất vào tính toán và biến đổi biểu thức.
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
1) – GV hỏi HS :
+QT cộng, nhân 2 sô nguyên.
+Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
2) Thế nào là lũy thừa bậc n của số nguyên a ? ( an = )
n thừa số a
3) – Tính lũy thừa trước .
– Sau đó tính tích các số nguyên và chú ý dấu của các số nguyên âm.
– Viết kết quả dạng lũy thừa 1 số nguyên.
1) Bài 92/95 : Tính :
a) (37–17).(–5) +23.(–13–17) = 20.(–5)+23.(–30)
= –100 –690 = -790
b) (–57).(67–34) –67.(34–57) = –57.33 –67.(–23)
= – 1881 +1541 = – 340
2) Bài 94/95 : Viết các tích dưới dạng lũy thừa :
a) (–5).(–5).(–5).(–5).(–5) = – 3125
b) (–2).(–2).(–2).(–3).(–3).(–3) = (–8).(–27) = 216
3)Viết các tích sau thành dạng lũy thừa 1 số nguyên
a) (–8).(–3)3.(+125) = (–8).(–27).125 = 27000 = (30)3
b) 27. (–2)3.(–7).(+49) = 27.(–8).(–243) = 52488= (42)3
I – ĐỀ KIỂM TRA : ( Phiếu học tập)
1) Tính giá trị của biểu thức :
a) –7ab3+5a2b với a=–2;b=–3 b) –4+x4y–y3(–5) với x=+5;b=–6
2) Tìm số nguyên x, biết :
a) –2x + 4 = 6 b) –15 – 3x = +27– (–9)
LUYỆN TẬP
I - MỤC TIÊU CỦA BÀI : Giúp HS :
- Củng cố các t/ch cơ bản của phép nhân và nhận xét của phép nhân nhiều số, nâng luỹ thừa.
- Biết vận dụng các t/ch vào tính đúng, nhanh giá trị biểu thức, xác định dấu của tích.
Hoạt động của thầy, trò
Ghi bảng
1) Muốn tính nhanh cần dựa vào kết quả nào? (Dựa vào t/c phân phối của phép nhân đ/v phép cộng)
2) – Tính tích trước
– So sánh kết quả tìm được với 0
Hoặc Số chẵn các thừa số âm thì tích dương cho nên tích > 0
3)- Trước tiên thế giá trị của chử vào biểu thức trước.
– Khi tính tích nhớ chú ý số các thừa số âm trong tích.
– Nếu số chẵn (lẻ) các thừa số âm thì tích dương (âm).
1) Bài 142/72: Tính nhanh :
a) 125.(–24)+24.225 =
24.(–125+225) = 24.100 = 2400
b) 26.(–125)–125.(–36) =
–125.(26–36) = –125.(–10) =1250
2) So sánh :
a) (–3).1574.(–7).(–11).(–10) = 3635940 > 0
b) 25–(–37).(–29).(–154).2 = 25+330484 > 0
3) Tính giá trị của biểu thức :
a) (–75).(–27).(–x) với x = 4
= (–75).(–27).(–4) = –8100
b) 1.2.3.4.5.a với a = –10
= 1.2.3.4.5.(–10) = –1200
c) 2ab2 với a = 4 ; b = – 6
= 2.4.( –6 )2 = 8.36 = 288
I – ĐỀ KIỂM TRA : ( Phiếu học tập )
1) Tính : a) –7.5+(–3).(-15) b) –245.36+36.145
2) Tính giá trị của biểu thức :
a) –25.16.(–4).x với x = –8 b) –3.a3.b2 với a = –2 ; b = +9
File đính kèm:
- giáo an.doc