Giáo án dạy lớp 2 tuần 3

Tập đọc

Bạn của Nai Nhỏ

I, Mục đích yêu cầu

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật. Đọc đúng và hiểu một số từ khó.

- Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh.

- Học sinh có ý thức sẵn sàng giúp người.

II, Đồ dùng dạy học: bảng phụ viết câu văn dài cần hướng dẫn đọc.

III, Các hoạt động dạy – học.

1, Giới thiệu bài:

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp 2 tuần 3, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ ngày tháng năm 2006 Tập đọc Bạn của Nai Nhỏ I, Mục đích yêu cầu - Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng, đọc phân biệt giọng kể với giọng nhân vật. Đọc đúng và hiểu một số từ khó. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh. - Học sinh có ý thức sẵn sàng giúp người. II, Đồ dùng dạy học: bảng phụ viết câu văn dài cần hướng dẫn đọc. III, Các hoạt động dạy – học. 1, Giới thiệu bài: 2, Luyện đọc: Tiết 1 - GV đọc mẫu toàn bài. - Yêu cầu HS tìm các từ khó đọc. - Hướng dẫn HS luyện đọc câu dài. - GV treo bảng phụ ghi cau văn luyện đọc “ Con trai bé bỏng của cha,/ con có một người bạn như thế thì cha không phải lo lắng/một chút nào nữa”… - Hướng dẫn HS luyện đọc câu, đoạn, cả bài, đồng thanh. 3, Tìm hiểu bài: ( tiết 2) ? Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu? ? Cha Nai Nhỏ nói gì? * GV tiểu kết. ? Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe về những hành động nào của bạn mình? ? Vì sao cha Nai Nhỏ vẫn lo? ? Bạn của Nai Nhỏ có điểm tốt nào? ? Con thích Nai Nhỏ ở điểm nào nhất? ? Theo con người bạn tốt là người như thế nào? * GV tiểu kết. Lớp theo dõi – 2 HS đọc lại bài: Chặn lối, chạy như , lo, gã sói… HS luyện đọc các từ khó – HS khác nhận xét. HS nối tiếp nhau luyện đọc. HS đọc, 3 HS đọc phần chú giải trong sgk. - Đi chơi cùng bạn. - Cha không cản con… - Lấy vai hích đổ hòn đá to chặn lối đi… - Vì bạn ấy khoẻ thôi thì chưa đủ. - Khoẻ mạnh, thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm… - HS tự trả lời ý kiến của mình trả lời. 4, Luyện đọc lại. - GV hướng dẫn HS đọc theo vai. 5, Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Đạo đức Biết nhận lỗi và sửa lỗi I, Mục tiêu: - Học sinh hiểu khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. - Rèn cho học sinh có thái độ trung thực, dũng cảm nhận lỗi khi có lỗi. - Học sinh ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi. II, Các hoạt động dạy học. 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động: a, Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện “ Cái bình hoa vỡ” - GV kể tóm tắt nội dung truyện ? Nếu Vô - va không nhận lỗi thì điều gì xảy ra? ? Qua câu chuyện, em thất cần làm gì sau khi mắc lỗi? ? Nhận lỗi và sửa lỗi mang lại tác dụng gì? * GV tiểu kết: b, Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ. - yêu cầu các nhóm thảo luận. + Tình huống 1: Lan chẳng may làm gãy bút của Mai. Lan đã xin lỗi bạn. + Tình huống 2: Do mải chơi Tuấn đã xô ngã một em lớp 1, rồi Tuấn chạy đi. - HS theo dõi thảo luạn theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Nhận lỗi và sửa lỗi. - mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Bày tỏ ý kiến về việc làm trong một tình huống, việc làm nào đúng việc làm nào sai. - Việc làm của Lan là đúng vì Lan đã biết nhận lỗi. - Tuấn là người mắc lỗi nên Tuấn phải xin lỗi em và nâng em dậy. * Kết luận : Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. 3, Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học. Toán Kiểm tra I, Mục tiêu: - Kiểm tra đọc, viết số có hai chữ số, số liền trước, số liền sau, giải toán. - Kiểm tra kĩ năng cộng trừ. - Học sinh tự giác làm bài. II, Đề kiểm tra : Thời gian 40 phút ( kể từ khi bắt đầu làm bài) Câu 1: a, Viết các số lớn hơn 35 và bé hơn 48. b, Viết các số từ 50 đến 62. Câu 2: a, Số liền trước của số 99 là số nào? b, Số liền sau của số 79 là số nào? c, Số ở giữa số 41 và số 43 là số nào? Câu 3: Đặt tính rồi tính: 45 + 32 87 – 56 99 –83 76 – 43 31 + 63 28 + 41 Câu 4: Tùng và Thắng có 58 cái kẹo, Thắng có 26 cái kẹo. Hỏi Tùng có bao nhiêu cái kẹo? Câu 5: Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm A B Độ dài đoạn thẳng AB là ……cm hoặc dm. Biểu điểm: Câu 1: 2 điểm – mỗi phần 1 điểm Câu 2: 1,5 điểm – mỗi phần đúng 0,5 điểm Câu 3: 3 điểm – mỗi phép tính đúng 0,5 điểm. Câu 4: 2,5 điểm – viết lời giải đúng: 1 điểm; viết phép tính đúng: 1 điểm; đáp số đúng: 0,5 điểm. Câu 5: 1 điểm. Tiếng việt Luyện đọc: Ôn các bài tập đọc đã học tuần 2. I, Mục đích yêu cầu: - Học sinh luyện đọc trơn các bài tập đọc tuần 2, ngắt nghỉ hơi đúng. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu, biết đọc diễn cảm… - Học sinh có ý thức luyện đọc. II, Các hoạt động dạy học. 1, Luyện đọc: - GV chia lớp làm 2 nhóm để luyện đọc. + HS nhắc lại các bài tập đã học ở tuần 2. - Phần thưởng. - Làm việc thật là vui. - Mít làm thơ. - GV hướng dẫn HS luyện đọc bài: + HS luyện đọc theo nhóm. * Nhóm 1: Những em HS đọc trung bình : Các em luyện đọc to, rõ ràng. đọc đúng tốc độ. * Nhóm 2: Những em HS đọc khá trở lên – các em luyện đọc hay, diễn cảm. - GV theo dõi hướng dẫn các em luyện đọc. + HS thi đọc đúng đọc hay – bầu ra những bạn đọc tốt nhất. - GV nhận xét cho điểm. - Động viên những HS đọc bài hay. 2, Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học. Tuần 3: Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2007 Thể dục Quay phải, quay trái – Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi. I, Mục tiêu: - Học sinh học động tác quay phải, quay trái, chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi. - Rèn kĩ năng thực hiện kĩ thuật động tác. - Học sinh có ý thức tập luyện. II, Nội dung và phương pháp. 1, Mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học. - Khởi động: Xoay các khớp; Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. 2, Cơ bản: + Quay phải: 4 – 5 lần. + Quay trái: 4 –5 lần. - > kết hợp thực hiện động tác quay trái, quay phải cùng một lúc. - GV theo dõi sửa cho HS . - Gọi 1 vài nhóm lên thực hiện động tác. * Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi. - GV gọi tên trò chơi – phổ biến luật chơi. + HS tham gia trò chơi. - GV động viên khuyến khích các em chơi trò chơi. 3, Kết thúc: - Chạy nhẹ nhàng một vòng sân hít thở sâu. - Nhận xét giờ học. Thứ ba, ngày tháng năm 2006 Toán Phép cộng có tổng bằng 10 I, Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng có tổng bằng 10 và đặt tính theo cột dọc, củng cố về xem giờ đúng trên mặt đồng hồ. - Rèn kĩ năng đặt tính theo cột dọc và tính kết quả. - Học sinh có ý thức và hứng thú trong học tập. II, Đồ dùng dạy học: Que tính, mô hình đồng hồ. III, Các hoạt động dạy học. 1, Giới thiệu bài: 2, Phép cộng: 6 + 4 = 10 - Yêu cầu HS Lấy 6 que tính. + GV gài 6 que tính lên bảng gài. - yêu cầu HS Lấy thêm 4 que tính đồng thời GV gài 4 que tính lên bảng gài. - yêu cầu HS gộp và đếm xem có bao nhiêu que tính. - yêu cầu HS viết phép tính. - viết phép tính theo cột dọc. Tại sao con viết như vậy? *GV lưu ý cho HS khi viết: 3, Luyện tập: Bài 1: - Hướng dẫn HS làm bài. Bài 2: - GV hướng dẫn HS làm bài. Bài 3: - yêu cầu HS tính nhẩm và ghi ngay kết quả cuối cùng vào sau dấu =, không phải ghi kết quả trung gian. Bài 4: Trò chơi: Đồng hồ chỉ mấy giờ. - GV hướng dẫn HS chơi trò chơi. HS Lấy 6 que tính để trước mặt. HS Lấy thêm 4 que tính HS đếm đưa ra kết quả 10 que tính HS viết bảng con: 6 + 4 = 10 HS viết: 6 4 10 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục. 6 + 4 = 10 thường gọi là phép tính hàng ngang. 6 thường gọi là phép tính hàng dọc 4 ( đặt rồi tính) 10 HS làm bảng con, 2 HS lên bảng làm bài. HS làm nháp, đổi chéo bài để kiểm tra. HS làm vở - đọc bài làm trước lớp, HS khác nhận xét. HS tham gia trò chơi. 4, Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học. Kể chuyện Bạn của Nai Nhỏ I, Mục đích yêu cầu. - Học sinh kể từng đoạn, toàn bộ nội dung câu chuyện, biết thay đổi giọng kể, biết nhận xét đánh giá bạn kể. - Rèn kĩ năng nghe, nói. - Học sinh có hứng thú kể chuyện. II, Các hoạt động dạy học. A, KTBC: 3 HS nối tiếp nhay kể câu chuyện: Phần thưởng. B, Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn kể chuyện: a, GV tóm tắt nội dung truyện. ? Tại sao lại có cuộc trò chuyện đó? ? Chú Nai Nhỏ nói như thế nào? b, Dựa theo tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn mình? - GV hướng dẫn HS quan sát. + Bức tranh 1 vẽ gì? + Bức tranh 2 vẽ gì? + Bức trạnh 3 vẽ gì? - GV hướng dẫn HS kể lần lượt theo tranh. - GV hướng dẫn HS kể theo vai. - GV động viên khuyến khích các em kể chuyện. + Kể lại toàn bộ câu chuyện. HS theo dõi. Nai Nhỏ muốn xin phép cha cho đi chơi cùng bạn Cha không ngăn cản con… HS quan sát tranh theo nhóm. Bạn của Nai Nhỏ hích vai hòn đá… Nai Nhỏ và bạn gặp lão Hổ… Bạn của Nai Nhỏ lao tới húc Sói cứu Dê non… - HS kể trong nhóm, kể cá nhân trước lớp. – HS khác nhận xét. 3 HS tham gia đóng vai kể lại toàn bộ câu chuyện. HS khác theo dõi – nhận xét bận kể 3 HS kể 3, Củng cố dặn dò: + Con quý nhân vật nào trong truyện? Vì sao? + Nhận xét giờ học. Chính tả: ( T – C) Bạn của Nai Nhỏ I, Mục đích yêu cầu: - Học sinh chép lại đúng, trình bày đẹp đoạn “ Nai Nhỏ xin cha…chơi với bạn” - Rèn kĩ năng viết đúng kĩ thuât, chữ đẹp. - Học sinh có ý thức giữ vở sạch , viết chữ đẹp. II, Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép sẵn đoạn viết. III, Các hoạt động dạy học. 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn tập chép. - GV treo bảng phụ chép sẵn đoạn viết - GV đọc đoạn chép ? Đoạn chép này kể về ai? ? Vì sao cha Nai Nhỏ yên lòng cho con đị chơi xa? - Hướng dẫn HS viết từ khó. - Hướng dẫn HS chép bài. - GV đọc lại bài cho HS soát lỗi - Chấm bài – nhận xét. 3, Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Điền vào chỗ trống ng hay ngh? …ày tháng; …ỉ ngơi;…ười bạn; Bài 3: - yêu cầu HS làm vở. - gọi một số HS làm bài HS theo dõi – 2 HS đọc lại đoạn chép. - Bạn của Nai Nhỏ. Vì bạn của Nai Nhỏ thông minh, khoẻ mạnh. HS viết bảng con: khoẻ, nhanh nhẹn. HS nhìn bảng chép bài vào vở HS soát bài. HS làm vở – 1 HS lên bảng làm bài. HS tự làm bài 3 – 4 HS đọc bài làm của mình HS khác nhận xét. 3, Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. Thứ 4 ngày tháng năm 2006 Tập đọc Danh sách học sinh tổ 1, lớp 2A Năm học 2003 – 3004 I, Mục đích yêu cầu - Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng hơi, đọc đúng và hiểu một số từ, nắm được những thông tin cần thiết trong bản danh sách. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu. - Học sinh có ý thức học tập. II, Đồ dùng dạy học: Danh sách HS chép từ sổ điểm. III, Các hoạt động dạy học: 1, Giới thiệu bài: 2, Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài. ? Bản danh sách có mấy cột? Hãy đọc tên từng cột? - Hướng dẫn HS tìm từ khó - GV hướng dẫn HS đọc từng dòng trong bản danh sách. - Hướng dẫn HS thi đọc - GV động viên những em HS đọc tốt. 3, Tìm hiểu bài: ? Bản danh sách gồm những cột nào? - Gọi 5 HS đọc bài. - Tên HS trong danh sách được xếp như thế nào? - Hướng dẫn HS thực hành sắp xếp tên của các bạn trong tổ theo thứ tự bảng chữ cái. 4, Luyện đọc lại. - yêu cầu HS đọc theo từng cặp. Lớp theo dõi – 2 HS đọc lại bài. Có 5 cột – 3 HS đọc Nguyễn Vân Anh, Hoàng Định Công HS luyện đọc HS nối tiếp nhau đọc từng dòng 3 – 5 HS thi đọc toàn bài HS trả lời Mỗi HS đọc 2 hàng ngang Theo thứ tự bảng chữ cái: 2 HS lên bảng xếp tên, lớp làm nháp. HS luyện đọc 5, Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học. Toán Phép cộng có dạng : 26 + 4; 36 + 24 I, Mục tiêu - Học sinh biết thực hiện phép cộng có tổng là số tròn chục dạng : 26 + 4; 36 + 24, giải toán có lời văn. - Rèn kĩ năng cộng có nhớ, giải toán. - Học sinh có ý thức, hứng thú trong học tập. II, Đồ dùng dạy học: Que tính, bảng cài III, Các hoạt động dạy học . A, KTBC : 2 HS lên bảng – lớp làm bảng con Đặt tính rồi tính: 2 + 8; 3 + 7; 7 + 3; 4 + 6 B, Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Phép cộng 26 + 4: - GV nêu bài toán: Có 26 que tính, thêm 4 qua tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Hướng dẫn thực hiện phép cộng: 26 + 4. - GV vừa thao tác vừa yêu cầu HS làm theo: - Lấy 2 bó que tính, mỗi bó 1 chục que gài vào cột chục, gài 6 que tính rời vào cột bên cạnh, sau đó 2 vào cột chục, 6 vào cột đơn vị. - Thêm 4 que tính : Lấy 4 que tính gài xuống dưới 6 que tính – 6 que tính gộp với 4 que tính là 10 que tính ( 1 chục) 1 chục với 2 chục là 3 chục hay 30 que tính. Viết 0 vào cột đơn vị, viết 3 vào cột chục ở tổng. Vởy 24 + 4 bằng 30. - yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính – lớp làm bảng con – yêu cầu HS nêu cách cộng. 3, Giới thiệu phép cộng: 36 + 24 - gọi HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính. - gọi nhiều HS nhắc lại cách tính . 4, Luyện tập Bài 1: - yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính. Bài 2: + Gọi HS đọc yêu cầu toàn bài. + Thu một số vở chấm bài – nhận xét. Bài 3: - Hướng dẫn HS làm bài - HS thao tác trên que tính và trả lời: 26 que tính thêm 4 que tính là 30 que tính. HS làm theo giáo viên. HS lấy 4 que tính – làm theo GV sau đó nhắc lại 26 cộng 4 bằng 30. 26 6 cộng bằng 10, viết 0 nhớ 1, 4 2 thêm 1 là 3, viết 3 30 36 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1 24 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 60 6, viết 6 - 2 HS nhắc lại – lớp làm nháp. 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm vở cả hai nhà nuôi được số con gà là: 22 + 18 = 40 ( con gà) HS nêu cách làm rồi làm bài 5, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học. Luyện từ và câu Từ chỉ sự vật – Câu hiểu: Ai là gì? I, Mục đích yêu cầu - Học sinh làm quen với các từ chỉ sự vật, làm quen với kiểu Ai? hoặc cái gì? con gì? là gì? - Rèn kĩ năng tìm từ, đặt câu theo mẫu. - Học sinh có ý thức học tập. II, Các hoạt động dạy học. 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu bài - yêu cầu HS quan sat tranh - gọi HS đặt tên cho từng bức tranh - yêu cầu HS đọc các từ trên. * GV chốt ý: Các từ trên là các từ chỉ người, vạt, cay cối, con vật. Bài 2: + Từ chỉ sự vật chính là những từ chỉ người, vật, cây cối, con vạt. - gọi HS lên bảng thi tìm từ nhanh. GV nhận xét cho điểm. Bài 3: - GV viết cấu trúc của câu giới thiệu. + GV đặt 1 câu mẫu. Bạn Hoa chăm chỉ học tập. - gọi HS đặt câu * Trò chơi: Đặt câu theo mẫu. - cách chơi: HS 1 nêu vế thứ nhất VD: Mẹ Lan…HS2 nói tiếp vế 2 VD: là cô giáo 3, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học HS quan sát tranh vẽ trong sgk - bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía… 2 nhóm HS lên bảng làm bài: gạch chân vào các ô không phải là từ chỉ sự vật HS đọc HS đọc câu mẫu HS nối tiếp nhay đặt câu HS tham gia chơi trò chơi. Toán * Luyện tập I, Mục tiêu - Củng cố phép cộng có tổng bằng 10 ( là số tròn chục), giải toán . - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính, giải toán. - Học sinh có ý thức học tập. II, Các hoạt động dạy học . 1, Luyện tập: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 17 + 23 54 + 16 12 + 38 61 +19 25 + 15 46 + 14 - Gọi 3 HS lên bảng làm bài – lớp làm bảng con. - gọi 2 HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính của phép tính : 61 + 19. Bài 2: Tổ Một trồng được 27 cây, tổ Hai trồng được 33 cây. Hỏi hai tổ trồng được bao nhiêu cây? - HS đọc + xác định bài toán: + Bài toán cho biết gì? Tổ Một trồng : 27 cây Tổ Hai trồng : 33 cây Bài toán hỏi gì? Cả hai tổ trồng:…..cây? - Gọi 1 HS lên bảng làm bài – lớp làm vở. Số cây hai tổ trồng được là: 17 + 33 = 50 ( cây) Đáp số: 50 cây - Thu vở chấm bài – nhận xét. Bài 3: Viết 5 phép cộng có tổng là số tròn chục. Mẫu : 11 + 19 = 30 - HS nối tiếp nhau nêu phép cộng của mình. HS nhắc lại cách cộng có tổng bằng 10. 2, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học Đạo đức* Luyện tập: Biết nhận lỗi và sửa lỗi I, Mục tiêu: - Học sinh biết khgo có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi, dũng cảm, trung thực khi nhận lỗi và sửa lỗi. - Rèn kĩ năng quan sát, thực hành. - Học sinh có ý thức học tập. II, Đồ dùng dạy học. Nội dung câu chuyện : Ai ngoan sẽ được thưởng. III, Các hoạt động dạy học 1, Luyện tập a, Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện: “ Ai ngoan sẽ được thưởng” - GV kể tóm tắt nội dung chuyện + Con thất bạn Tộ là người như thế nào? + Con đã học được gì ở bạn Tộ? *GV tiểu kết: b, Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ - GV hướng dẫn HS + 1 nhóm nêu ý kiến- 1 nhóm bày ý kiến. - GV theo dõi – nhận xét. c, Hoạt động 3: + Trò chơi tiếp sức – Tìm ý kiến đúng. - GV gọi tên trò chơi – phổ biến luật chơi – hướng dẫn HS tham gia chơi. HS lắng nghe, 1 –2 HS kể lại - Bạn Tộ đã dũng cảm nhận lỗi HS trình bày ý kiến của mình các nhóm HS trình bày. HS tham gia trò chơi HS liên hệ bản thân và những người trong gia đình những trường hợp nhận lỗi và sửa lỗi. 3, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học Thể dục* Ôn quay phải – quay trái – đứng nghiêm, nghỉ Trò chơi: Diệt các con vật có hại I, Mục đích yêu cầu - Học sinh ôn các động tác : quay phải – quay trái – đứng nghiêm, nghỉ – trò chơi: Diệt các con vật có hại. - Rèn kĩ năng thực hiện các động tác đều, đẹp. - Học sinh có ý thức luyện tập. II, Địa điểm – phương tiện: Sân trường – còi. III, Các hoạt động dạy học 1, Mở đầu: - ổn định lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. - Khởi động : Xoay các khớp Giậm chân tại chỗ 2, Cơ bản: + Ôn : quay phải, quay trái: 3 – 5 lần. đứng nghiệm, nghỉ: 3 – 5 lần - GV theo dõi sửa cho HS - gọi từng tổ lên biểu diễn các động tác – bầu tổ tập đẹp nhất. - GV động viên khuyến khích các em. *Trò chơi: Diệt các con vật có hại. - GV gọi tên trò chơi – phổ biến luật chơi – gọi một số HS lên chơi thử. + HS tham gia chơi. 3, Kết thúc: Thả lỏng Nhận xét giờ học . Thứ năm, ngày tháng năm Tập viết Bài 3: Chữ hoa B I, Mục đích yêu cầu - Học sinh viết đúng mẫu chữ hoa B ( cỡ vừa và nhỏ) viết đúng, đẹp câu ứng dụng: Bạn bè sum họp. - Rèn kĩ năng viết đúng kĩ thuật, đều đẹp. - Học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II, Đồ dùng dạy học: mẫu chữ hoa B. III, Các hoạt động dạy học A, KTBC: HS viết bảng con: Ă, Â B, Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn viết chữ hoa: - GV treo mẫu chữ ? Chữ B gồm có mấy nét? ? Đó là những nét nào? - GV vừa nêu qui trình viết vừa tô chữ mẫu trong khung chữ. - hướng dẫn HS viết bảng con - GV theo dõi sửa cho HS - GV giới thiệu + giải thích cụm từ: Bạn bè sum họp. - hướng dẫn HS quan sat – nhận xét: + Độ cao con chữ, vị trí dấu thanh + khoảng cách giữa các chữ. - hướng dẫn HS viết chữ Bạn. + hướng dẫn viết vở. - GV theo dõi uốn nắn cho HS. - Thu vở chấm bài – nhận xét. HS quan sát – nhận xét - có 3 nét - Nét thẳng lượn cong phía dưới 3 nét, cong phải, uốn lượn 2 đầu. HS quan sát lắng nghe 3 HS nhắc lại qui trình viết HS viết bảng con HS đọc cụm từ HS nhận xét – trả lời HS viết chữ Bạn vào bảng con HS viết vở theo hiệu lệnh của GV 3, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học Toán Luyện tập I, Mục tiêu. - Củng cố phép cộng có tổng bằng 10 ( tính nhẩm,tính viết) giải toán. - Rèn kĩ năng cộng có nhớ, giải toán đơn vị đo độ dài dm, cm. - Học sinh có ý thức học tập. II, Các hoạt động dạy học : A, KTBC: 2 HS lên bảng – lớp làm bảng con. B, Bài mới: 1, Luyện tập. Bài 1: - yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm Bài 2: - yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính. Bài 3: - GV hướng dẫn tương tự như bài 2. Bài 4: Gọi HS đọc yêu cầu bài - hướng dẫn HS làm bài - Thu vở chấm bài – nhận xét. Bài 5: - HS quan sát hình vẽ và gọi tên . *GV củng cố đơn vị đo đội dài. 3 HS nêu – nối tiếp nhau nêu kết quả từng phép tính. - Lớp làm vở – 2 HS lên bảng làm bài. HS làm nháp 2 HS đọc Lớp làm vở – 1 HS lên bảng làm bài. Số HS cả lớp có là: 14 + 16 = 30 ( học sinh) Đáp số: 30 học sinh Đoạn thẳng AO, OB, AB 2, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học Tập đọc Gọi bạn I, Mục đích yêu cầu : - Học sinh đọc trôi cả bài, ngắt nghỉ hợi đúng, đọc đúng và hiểu một số từ, bước đầu biết đọc diễn cảm. - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc hiểu cho học sinh, học thuộc lòng. - Học sinh có ý thức học tập. II, Đồ dùng dạy học: bảng phụ chép sẵn bài thơ. III, Các hoạt động dạy học : A, KTBC: Gọi 2 HS đọc bài: Danh sách học sinh tổ 1 lớp 2A. B, Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Luyện đọc: - GV đọc mẫu toàn bài - yêu cầu HS tìm các từ khó đọc - GV hướng dẫn HS ngắt nhịp Từ xa xưa/thuở nào Trong rừng xanh/ sâu thẳm - GV hướng dẫn HS luyện đọc 3, Tìm hiểu bài: ? Đôi bạn Bê Vàng và Bê Trắng sống ở đâu? ? Câu nào cho em biết đôi bạn ở bên nhau từ rất lâu? - giải thích từ: hạn hán. ? Trời hạn hán thì cây cỏ ra sao? ? Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ? ? Vì đi lang thang nên chuyện gì đã xảy ra với Bê Vàng? ? Khi Bê Vàng quên đường về Bê Trắng đã làm gì? ? Đến bây giờ Bê Trắng vẫn gọi bạn như thế nào? ? Theo em vì sao đến tận bây giờ Bê Trắng vẫn gọi bạn? *GV tiểu kết. 4, Học thuộc lòng. - GV treo bảng phụ viết sẵn bài thơ. - xoá dần bài thơ. - Nhận xét cho điểm. - Lớp theo dõi, 2 HS đọc lại bài. - Xa xưa, thuở nào, sâu thẳm… HS luyện đọc từ khó - HS luyện đọc, HS khác nhận xét. - HS luyện đọc từng dòng thơ, khổ thơ, cả bài. - rừng xanh sâu thẳm. - Tự xa xưa thuở nào. - suối cạn cỏ héo khô. - vì sao trời hạn hán, thiếu nước. - Bê Vàng bị lạc, không tìm được đường về. - Bê Trắng thương bạn chạy khắp nơi tìm bạn. - Bê! Bê! - Vì Bê Trắng thương bạn. - HS đọc lại từng khổ thơ, cả bài. HS học thuộc. HS thi học thuộc lòng. 5, Củng cố dặn dò Nhận xét giờ học . Tự nhiên xã hội Hệ cơ I, Mục đích yêu cầu : - Học sinh nhận biết vị trí và tên gọi của một số cơ của cơ thể, biết được cơ nào cũng có thể co duỗi được. - Học sinh có kĩ năng quan sát thực hành. - Học sinh có ý thức rèn luyện giúp cơ phát triển và săn chắc. II, Đồ dùng dạy học: Bộ tranh hệ cơ và bộ thẻ chữ có ghi tên một số cơ. III, Các hoạt động dạy học : A, KTBC: Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. B, Bài mới: 1, Giới thiệu bài: 2, Các hoạt động. a, Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ: - hướng dẫn HS quan sát hình vẽ + Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể - GV treo hình vẽ hệ cơ - gọi HS lên bảng vừa chỉ vào hình vẽ vừa nói tên các cơ. *Kết luận: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ…nhờ cơ mà ta có thể thực hiện được mọi cử động. b, Hoạt động 2: Thực hành co duỗi . - yêu cầu HS quan sát h.2 sgk - HS HS thực hành - gọi HS trình diễn trước lớp. *Kết luận: khi cơ co sẽ ngắn hơn và chắc hơn, khi duỗi ra cơ sẽ dãn ra dài hơn và mềm hơn. c, Hoạt động 3: Thảo luận. ? chúng ta làm gì để cơ được săn chắc? GV chốt ý: Các con nên ăn uống đầy đủ, tập thể dục thường xuyên… - HS quan sát. - HS trả lời – HS khác nhận xét. - HS quan sát 1 HS lên bảng – HS khác nhận xét. HS nhắc lại HS quan sát – làm động tác giống hình vẽ HS sờ nắn và mô tả các cơ ở cánh tay khi co, khi duỗi. - HS lên bảng vừa làm động tác vừa nói về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co và duỗi HS nhắc lại. - Tập thể dục thể thao… 3, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học . Thứ sáu, ngày tháng năm 2006 Tập làm văn Sắp xếp câu trong bài – Lập danh sách học sinh. I, Mục đích yêu cầu : - Học sinh biết sắp xếp các bức tranh theo đúng nội dung câu chuyện, biết sắp xếp các câu thành câu chuyện hoàn chỉnh, lập được danh sách các bạn trong nhóm theo mẫu. - Rèn kĩ năng nói, viết. - Học sinh có ý thức học tập. II, Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập 1. III, Các hoạt động dạy học : A, KTBC: gọi 3 HS đọc lại bản tự thuật về mình. B, Bài mới 1, Giới thiệu bài: 2, Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - yêu cầu HS quan sát tranh -gọi HS nói lại nội dung 4 bức tranh. - gọi 1,2 HS kể lại câu chuyện “ đôi bạn” Bài 2: - HS đọc yêu cầu bài - gọi 2 đội chơi, mỗi đội 2 HS lên bảng - gọi HS dưới lớp nhận xét. - gọi HS nhận xét và yêu cầu HS đọc lại câu chuyện sau khi đã sắp xếp hoàn chỉnh. Bài 3: - gọi HS đọc yêu cầu bài. - Bài này giống vớu bài tập đọc nào đã học. - yêu cầu HS làm bài tập sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. 2 HS đọc – lớp theo dõi. HS quan sát – thảo luận về thứ tự các bức tranh. HS trả lời – HS khác nhận xét. 4 HS nói và nhận xét thứ tự đúng 1 – 4 – 3 – 2 - HS kể 2 HS đọc HS lên bảng thực hiện - Nhận xét về thứ tự các câu b – d – d – c 3 HS đọc lại câu chuyện. 2 HS đọc Bản danh sách học sinh tổ 1 – lớp 2A HS làm vở – 2 HS đọc bài – HS khác nhận xét. 3, Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học . Toán 9 cộng với một số: 9 + 5 I, Mục tiêu: - Học sinh biết thực hiện phép cộng 9 + 5, lập bảng cộng 9, giải toán có liên quan. - Rèn kĩ năng cộng có nhớ dạng 9 cộng với một số, giải toán. - Học sinh có ý thức học tập. II, Đồ dùng dạy học: bảng gài que tính. III, Các hoạt động dạy học 1, Giới thiệu bài: 2, Bài mới: a, Giới thiệu phép cộng 9 + 5 - yêu càu HS lấy 9 que tính lấy thêm 5 que tính - yêu cầu HS thực hiện trên que tính - yêu cầu HS nêu cách tính của mình - GV cài thẻ 9 que tính - GV cài thẻ 5 que tính. ? Tại sao em lại tác 5 que tính thành 1 và 4 *GV viết: 9 + 5 = 14- > cách viết này gọi là cách viết như thế nào? - gọi HS lên bảng đặt tính và thực hiện tính. 5 + 9 = 14 b, Lập bảng cộng 9: - yêu cầu HS nêu các phép tính qua 10. - yêu cầu HS đọc thuộc bảng cộng 9 c, Luyện tập Bài 1: Tính nhẩm. - Tính nhẩm là như thế nào/ 9 + 2 = 12; 3 + 9 = 12 Bài 2: - yêu cầu HS làm bảng con Bài 3: 9 + 4 + 2 = 15 yêu cầu HS nhận xét 9 + 2 +4 = 15 Bài 4: - yêu cầu HS làm bài - Thu một số vở chấm bài – nhận xét. - HS lấy 9 que tính để trước mặt thêm 5 que tính HS thực hiện bằng nhiều cách nhiều HS nêu Lấy 9 que tính Lấy thêm 5 que tính - > 5 que tính thành 4 và 1 9 với 1 là

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan