1
I.1 Văn học dân gian:
1. Truyện dân gian:
- Truyền thuyết: thể hiện giá trị nhân đạo qua thái độ đánh giá công tâm của quần chúng nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử: đồng tình, ngợi ca những người tốt; lên án, phê phán những kẻ ác.
+ Con Rồng, cháu Tiên
+ Bánh chưng, bánh giầy
+ Thánh Gióng
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
+ Sự tích Hồ Gươm
- Cổ tích: thể hiện rõ giá trị nhân đạo qua sự ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; đồng tình với những mơ ước, khát vọng chính đáng của họ; thể hiện tinh thần lạc quan và niềm tin vào chính nghĩa, vào lẽ phải ở đời (ở hiền gặp lành, ác giả ác báo). Đây là những truyền thống tư tưởng xuyên suốt trong văn học Việt Nam từ dân gian đến hiện đại. Vì vậy, ta cần nắm chắc nó để so sánh với các tác phẩm văn xuôi hiện đại.
+ Sọ Dừa
+ Thạch Sanh
+ Em bé thông minh
+ Cây bút thần
+ Ông lão đánh cá và con cá vàng- Ngụ ngôn: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó về cuộc sống. Có thể dùng làm đề cho các bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
+ Ếch ngồi đáy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Đeo nhạc cho mèo
+ Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Truyện cười:
+ Treo biển
+ Lợn cưới áo mới
2. Thơ ca dân gian:
- Ca dao, dân ca: ca dao thể hiện thế giới tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người dân lao động bằng giọng điệu ngọt ngào, tha thiết, bằng những hình ảnh vừa bình dị, thân thuộc vừa sâu sắc. Chính vì thế, ca dao đã được các tác giả đời sau vận dụng vào trong sáng tác của mình về cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Nhờ đó, các tác phẩm vừa mang hình bóng, giá trị, bề dày truyền thống dân tộc vừa thể hiện được không khí của thời đại. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Con cò (Chế Lan Viên), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
+ Những câu hát tình cảm gia đình: “Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao biển rộng mênh mông / Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.
+ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ / Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn / Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn / Hỏi ai gây dựng nên non nước này”.
+ Những câu hát than thân: “Thân em như trái bần trôi / Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”.
+ Những câu hát châm biếm:
20 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy ôn thi vào 10 năm học 2008 – 2009 trường THPT chuyên nguyễn tất thành Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÂY Là GIáO áN Hỗ TRợ CHO CáC BạN Có NHU CầU ĐI DạY THÊM Để ÔN THI CHO HọC SINH VàO LớP 1O
1.tổNG ÔN Lí THUYếT TOàN Bộ CáC TáC PHẩM CấP ii (Từ LớP 6 ĐếN LớP 9)
2.LUYệN Đề CủNG Cố Về CáC TáC PHẩM
Giáo án dạy ôn thi vào 10
Năm học 2008 – 2009
Giáo viên Đỗ Lê Nam
Trường THPT CHUYÊN NGUYễN TấT THàNH YÊN BáI
Phần lí thuyết:
a. Văn học
I. Các bộ phận của văn học việt Nam:
I.1 Văn học dân gian:
1. Truyện dân gian:
- Truyền thuyết: thể hiện giá trị nhân đạo qua thái độ đánh giá công tâm của quần chúng nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử: đồng tình, ngợi ca những người tốt; lên án, phê phán những kẻ ác.
+ Con Rồng, cháu Tiên
+ Bánh chưng, bánh giầy
+ Thánh Gióng
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
+ Sự tích Hồ Gươm
- Cổ tích: thể hiện rõ giá trị nhân đạo qua sự ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người; đồng tình với những mơ ước, khát vọng chính đáng của họ; thể hiện tinh thần lạc quan và niềm tin vào chính nghĩa, vào lẽ phải ở đời (ở hiền gặp lành, ác giả ác báo). Đây là những truyền thống tư tưởng xuyên suốt trong văn học Việt Nam từ dân gian đến hiện đại. Vì vậy, ta cần nắm chắc nó để so sánh với các tác phẩm văn xuôi hiện đại.
+ Sọ Dừa
+ Thạch Sanh
+ Em bé thông minh
+ Cây bút thần
+ Ông lão đánh cá và con cá vàng
- Ngụ ngôn: mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó về cuộc sống. Có thể dùng làm đề cho các bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
+ ếch ngồi đáy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Đeo nhạc cho mèo
+ Chân, tay, tai, mắt, miệng
- Truyện cười:
+ Treo biển
+ Lợn cưới áo mới
2. Thơ ca dân gian:
- Ca dao, dân ca: ca dao thể hiện thế giới tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người dân lao động bằng giọng điệu ngọt ngào, tha thiết, bằng những hình ảnh vừa bình dị, thân thuộc vừa sâu sắc. Chính vì thế, ca dao đã được các tác giả đời sau vận dụng vào trong sáng tác của mình về cả phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Nhờ đó, các tác phẩm vừa mang hình bóng, giá trị, bề dày truyền thống dân tộc vừa thể hiện được không khí của thời đại. Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Con cò (Chế Lan Viên), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)…
+ Những câu hát tình cảm gia đình: “Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông / Núi cao biển rộng mênh mông / Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”.
+ Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ / Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn / Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn / Hỏi ai gây dựng nên non nước này”.
+ Những câu hát than thân: “Thân em như trái bần trôi / Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”.
+ Những câu hát châm biếm:
3. Câu nói dân gian:
- Tục ngữ: là những câu nói đúc kết kinh nghiệm và quan niệm của dân gian về thiên nhiên, con người, xã hội, lao động sản xuất, nên có thể coi tục ngữ là một dạng đặc biệt của văn nghị luận. Trong đó, những kinh nghiệm về đạo lí, cách ứng xử của con người và xã hội là những điều hết sức giá trị. Dù thời gian trôi qua, nhiều kinh nghiệm phải điều chỉnh, nhưng về những giá trị cơ bản của nó vẫn được giữ nguyên.
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
+ Tục ngữ về con người và xã hội: nhắc nhở mọi người về truyền thống đạo lí tốt đẹp. “Một mặt người bằng mười mặt của. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Học thầy không tày học bạn”.
4. Sân khấu dân gian:
- Chèo:
+ Quan Âm Thị Kính: Tác phẩm đã thể hiện một giá trị nổi bật, xuyên suốt trong truyền thống lịch sử văn học dân tộc, đó chính là tư tưởng nhân đạo, thể hiện ở việc cảm thương, xót xa cho số phận bi kịch, éo le của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ngợi ca những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của họ: tình thương yêu, lòng khoan dung, độ lượng vô bờ bến. Truyền thống này đã được khơi nguồn và kế tục, phát huy qua các tác phẩm: Truyện An Dương Vương (nhân vật Mị Châu), Chuyện người con gái Nam Xương (nhân vật Vũ Nương), Truyện Kiều (nhân vật Thuý Kiều), Tắt đèn (nhân vật chị Dậu), Những ngày thơ ấu (nhân vật mẹ bé Hồng)…
I.2 Văn học trung đại:
1. Văn xuôi:
a. Truyện và kí trung đại:
- Truyện trung đại: ra đời vào thời kì trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), nội dung thường mang tính chất giáo huấn, vừa có loại truyện hư cấu, tưởng tượng vừa có loại truyện gần với kí, với sử. Cốt truyện còn đơn giản. Nhân vật thường được biểu hiện chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của chính nhân vật. Do đó, nhân vật rất ít được khắc hoạ tâm lí. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt truyện trung đại với các truyện hiện đại sau này.
+ Con hổ có nghĩa
+ Mẹ hiền dạy con
+ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Truyện truyền kì: Kì có nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu. Tác giả có thể khai thác các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử.
+ Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ
- Truyện thơ Nôm:
+ Truyện Kiều – Nguyễn Du: Chị em Thuý Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thuý Kiều báo ân báo oán.
+ Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên gặp nạn.
- Tiểu thuyết chương hồi: Nguồn gốc của nó là thoại bản (chuyện kể). Thoại bản là bản đề cương ghi chép để các nghệ nhân dân gian dựa vào mà kể chuyện. Do đó TTCH có những đặc điểm sau: Nội dung câu chuyện được thể hiện chủ yếu qua hành động và ngôn ngữ nhân vật hơn là qua sự miêu tả tỉ mỉ về tâm lí, tính cách. Câu chuyện được phát triển qua các tình tiết hồi hộp, căng thẳng, giầu kịch tính. Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật mang nhiều tính ước lệ.
+ Quang Trung đại phá quân Thanh (trích hồi 14 Hoàng Lê nhất thống chí) – Ngô gia văn phái.
- Tuỳ bút: Kí lựa chọn đối tượng phản ánh là các vấn đề xã hội nóng bỏng. Tôn trọng sự thật khách quan, không hư cấu. Tuỳ bút là một thể loại nhỏ của kí. Nét nổi bật của tb là qua việc ghi chép những con người, sự kiện cụ thể, có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống hiện tại. Tuy không bị ràng buộc bởi một cốt truyện nhất định song nội dung của nó vẫn triển khai theo một cảm hứng, tư tưởng chủ đạo. Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ.
+ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỳ bút) – Phạm Đình Hổ.
b. Văn chính luận:
- Hịch:
+ Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn. Tác phẩm thể hiện rõ tinh thần yêu nước, truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc, nhất là trong thời đại huy hoàng của lịch sử nước ta: thời đại của hào khí Đông A sục sôi. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch bằng nhiều tư cách: tư cách của một vị đại vương, một chủ tướng để nhắc nhở, trách mắng, khuyên nhủ tinh thần chiến đấu của binh sĩ, tôi tớ dưới quyền; tư cách của một người cha, người anh, người trong gia đình với những người con, người em để vỗ về, động viên tinh thần chiến đấu của họ; cuối cùng là tư cách của một người con đất Việt đau đớn, xót xa, căm phẫn trước cảnh nước nhà bị quân thù giày xéo: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng”.
- Cáo:
+ Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo) – Nguyễn Trãi. Tác phẩm cũng thể hiện rất rõ tinh thần yêu nước thông qua thái độ tự hào về truyền thống, sức mạnh của dân tộc.
- Chiếu:
+ Chiều dời đô - Lí Công Uẩn. Tác phẩm đã khẳng định tinh thần yêu nước trong công cuộc dựng xây, phát triển. Việc dời đô từ Hoa Lư đến Thăng Long là một sự kiện trọng đại. Nó khẳng định tầm nhìn chiến lược của nhà lãnh đạo tài ba, thể hiện khát vọng đưa đất nươc vươn lên mạnh mẽ để trở thành một quốc gia hùng cường.
- Tấu:
+ Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp.
2. Thơ ca:
a. Các thể thơ có nguồn gốc từ thơ ca Trung Quốc:
* Thơ cổ phong: tương đối tự do, chỉ cần có vần, không tuân theo niêm luật, không hạn định số câu trong bài, số chữ trong câu:
- Côn sơn ca (Nguyễn Trãi)
- Chinh phụ ngâm (nguyên tác của Đặng Trần Côn)
- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ).
* Thơ Đường luật:
- Tứ tuyệt: thất ngôn, ngũ ngôn
+ Sông núi nước Nam (Lý Thường Kiệt)
+ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Trần Nhân Tông)
+ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).
+ Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch
+ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lí Bạch
+ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê – Hạ Tri Chương.
- Thất ngôn bát cú:
+ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)
+ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)
b. Các thể thơ có nguồn gốc dân gian:
- Thơ lục bát: về thanh điệu và ngắt nhịp, thơ lục bát khá linh hoạt, nhưng chú trọng sự hài hoà và nhịp nhàng. Thể thơ này vừa giàu khả năng biểu hiện tâm trạng, cảm xúc lại vừa có thể dùng để kể chuyện, tả cảnh, nên có thể sử dụng làm một bài trữ tình ngắn hay viết cả một truyện thơ dài.
+ Truyện Kiều (Nguyễn Du)
+ Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Thơ song thất lục bát: rất phù hợp để viết các khúc ngâm – một thể trữ tình có dung lượng tương đối lớn như Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), bản dịch Chinh phụ ngâm khúc.
+ Sau phút chia li trích “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm)
I.3 Văn học hiện đại:
1. Văn xuôi:
a. Truyện, kí: Các thể truyện tuy có sự tiếp nối truyền thống nhưng đã có sự đổi mới sâu sắc về mọi phương diện. Đề tài được mở rộng hướng đến mọi mặt của đời sống và con người, không bị gò bó vào mục đích giáo huấn đạo lí. Nghệ thuật tự sự và miêu tả cũng có những sự đổi mới rất cơ bản, từ sự đa dạng và có thể thay đổi điểm nhìn, vai kể đến vai trò của người kể chuyện, từ việc sử dụng nhiều thủ pháp miêu tả đến sự đổi mới về ngôn ngữ, câu văn.
- Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn (1918)
- Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu (1925)
- Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp) – Nguyễn ái Quốc (1925)
- Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) – Ngô Tất Tố (1939).
- Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) – Nguyên Hồng (1940).
- Tôi đi học – Thanh Tịnh (1941)
- Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế Mèn phiêu lưu kí) – Tô Hoài (1941).
- Một thứ quà của lúa non: Cốm – Thạch Lam (1943)
- Lão Hạc – Nam Cao (1943).
- Làng – Kim Lân (1948)
- Cây tre Việt Nam – Thép Mới (1955)
- Lặng lẽ Sapa – Nguyễn Thành Long (1970)
- Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng (1966)
- Bến quê – Nguyễn Minh Châu (1985)
- Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê (1971)
- Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài (1992)
- Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh (1999)
- Cô bé bán diêm – An-đéc-xen
- Chiếc lá cuối cùng – O. Hen-ry
- Cố hương – Lỗ Tấn
- Bố của Xi-mông – Mô-pa-xăng
b. Văn nghị luận:
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh
- ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh
- Tiếng nói của văn nghệ – Nguyễn Đình Thi
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình – G. Mác-két.
- Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten – Hi-pô-lít Ten
- Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm
c. Văn thuyết minh:
- Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử
- Động Phong Nha
- Ca Huế trên sông Hương.
2. Thơ ca:
* Trước cách mạng tháng Tám 1945:
- Đâp đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh (1910)
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu (1914)
- Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà (1917)
- Khi con tu hú – Tố Hữu (1939)
- Quê hương – Tế Hanh (1939)
- Tức cảnh Pác Bó (1941)
- Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh (1943)
+ Đi đường
+ Ngắm trăng
- Nhớ rừng – Thế Lữ (1943)
- Ông đồ – Vũ Đình Liên (1943)
* Kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954:
- Cảnh khuya – Hồ Chí Minh (1947)
- Rằm tháng giêng (1948)
- Đồng chí – Chính Hữu (1948)
- Lượm – Tố Hữu (1949)
- Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ (1951)
* Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc 1954 -1964:
- Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận (1958)
- Con cò – Chế Lan Viên (1962)
- Bếp lửa – Bằng Việt (1963)
* Kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ 1964 - 1975:
- Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh (1968)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật (1969)
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm (1971)
* Sau ngày thống nhất đất nước từ 1975 đến nay:
- Viếng lăng Bác – Viễn Phương (1976)
- ánh trăng – Nguyễn Duy (1978)
- Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải (1980)
- Nói với con – Y Phương (1985)
- Sang thu – Hữu Thỉnh (1991)
3. Kịch:
* Kháng chiến chống Pháp:
- Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng (1946)
* Đất nước đổi mới sau 1975:
- Tôi và chúng ta- Lưu Quang Vũ (1988)
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
Văn học VN phát triển trong sự gắn bó chặt chẽ với lịch sử dân tộc. Nhìn tổng thể lịch sử văn học VN chia làm 3 thời kì: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 và từ sau Cách mạng tháng Tám 1945.
1. Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: văn học trung đại.
2. Từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945: văn học VN có những biến đổi mạnh mẽ và toàn diện theo hướng hiện đại hoá. Công cuộc hiện đại hoá diễn ra vhọc diễn ra trên mọi bình diện, cấp độ của vhọc từ quan niệm về văn chương và nhà văn, đối tượng của vhọc đến phương thức biểu hiện, ngôn ngữ văn học và hệ thống thể loại.
3. Từ sau CMTT 1945: Chia làm 4 chặng nhỏ
- Từ 1945 đến 1954: Kháng chiến chống Pháp.
- Từ 1954 đến 1964: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Từ 1964 đến 1975: Kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Sau CMTT, dân tộc ta bước vào một thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ. Tiếp đó là hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ kéo dài suốt 30 năm. Những biến cố này đã mở ra thời kì mới cho văn học dân tộc. Vhọc VN trong suốt 30 năm ấy gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng và vận mệnh dân tộc, nhân dân, đã sáng tạo ra nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người VN thuộc nhiều tầng lớp, thế hệ, trong chiến đấu, lao động và sinh hoạt, trong mối quan hệ gắn bó với cộng đồng. Vhọc của thời đại mới đề cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh của con người VN, mà trước hết và tiêu biểu là quần chúng nhân dân. Nền vhọc ấy thực sự trở thành công cụ đầy hiệu quả để tuyên truyền, giáo dục, động viên quần chúng nhân dân, thể hiện sức mạnh, vẻ đẹp và những khát vọng của nhân dân, lí tưởng của thời đại.
- Từ sau 1975: cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước giành thắng lợi trọn vẹn, đất nước bước vào công cuộc đổi mới. Vhọc từ sau 1975 đã tiếp cận hiện thực đời sống trong tính toàn vẹn và đa chiều, tập trung khám phá con người ở nhiều mặt và nhiều mối quan hệ. Cuộc sống và con người hiện ra trong những cái hằng ngày bên cạnh những biến cố lịch sử, trong cái chung và cái riêng, với những chiến công anh hùng cũng như những đau thương mất mát, niềm vui xen lẫn nỗi buồn, trong sáng rạng ngời và cả những bóng tối còn rơi rớt…Các thể loại văn học đều có sự biến đổi, có nhiều tìm tòi, mạnh dạn đổi mới trong phương thức biểu hiện, trong ngôn ngữ văn học.
III. Mấy đặc sắc nổi bật của văn học VN:
1. Tinh thần yêu nước: tinh thần phục hưng dân tộc của thơ văn thời Lí, hào khí Đông A thời Trần, ý thức sâu sắc và đầy tự hào về đất nước, dân tộc ở thơ văn Nguyễn Trãi, trong tinh thần kháng chiến của thơ văn chống Pháp, chống Mĩ, thể hiện trong những rung động và niềm yêu mến tự hào về quê hương, thiên nhiên đất nước, phong tục và tiếng nói dân tộc.
2. Tinh thần nhân đạo: trong văn học dân gian là khẳng định những giá trị tốt đẹp của con người và đề cao những ước mơ, khát vọng chính đáng của họ, trước hết là người bình dân. Trong văn học trung đại, tư tưởng nhân đạo thể hiện ở việc phản ánh nỗi thống khổ của con người, bênh vực quyền sống của họ, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính, nhiều lúc vượt ra người khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến. Khi nền văn học bước vào thời kì hiện đại hoá, tư tưởng nhân đạo gắn với sự thức tỉnh và phát triển của ý thức cá nhân. Nền văn học mới từ sau cách mạng tháng Tám phát huy tinh thần nhân đạo truyền thống bằng việc hướng vào khẳng định những phẩm chất tốt đẹp và sức mạnh giải phóng của quần chúng nhân dân lao động, ngợi ca những tình cảm cộng đồng, như tình đồng chí, đồng bào.
3. Văn học VN từ xưa đến nay đã thể hiện sức sống bền bỉ, tinh thần lạc quan và niềm vui sống của nhân dân
4. Đặc trưng tư duy thẩm mĩ của văn học dân tộc là quý hồ tinh bất quý hồ đa, kết tinh ở những tác phẩm có quy mô vừa và nhỏ, chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị.
I. Truyện trung đại
1. Khái quát: Bảng thống kê
Tên văn bản (đoạn trích, tác phẩm)
Tác giả
Thể loại
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Truyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
Truyện truyền kì
Đức tính truyền thống và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến nhiều bất công.
Xây dựng tình huống truyện. Sử dụng các yếu tố hư cấu, hoang đường. Xây dựng nhân vật qua hành động, lời nói. Câu văn có tính chất biền ngẫu.
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích Vũ trung tuỳ bút)
Phạm Đình Hổ
Tuỳ bút
Cuộc sống xa hoa của vua chúa và hệ quả là sự nhũng nhiễu, hoành hành của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
Lối văn tuỳ bút ghi chép sự việc cụ thể, chân thực mà sinh động.
3
Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn (trích)
Ngô gia văn phái
Truyện chương hồi (tiểu thuyết chương hồi)
Đoạn trích thuộc chương mười bốn, viết về việc Quang Trung đại phá quân Thanh qua đó khắc hoạ hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ tài trí, dũng lược, sự thảm bại của bọn xâm lăng và số phận bi đát của lũ vua quan bán nước.
Lối kể chuyện vừa chân thực, khách quan vừa sinh động.
4
Chị em Thuý Kiều (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
Truyện thơ
Khắc hoạ trong thế đối sánh vẻ đẹp về ngoại hình, tâm hồn, tính cách của chị em Thuý Kiều để qua đó dự cảm về số phận sau này của họ.
Cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du trong việc trân trọng vẻ đẹp của con người.
Sử dụng bút pháp ước lệ mà vẫn khắc hoạ được vẻ đẹp, tính cách và số phận riêng của mỗi nhân vật. Ngôn ngữ chuẩn mực, uyển chuyển, tinh tế, tài hoa. Bút pháp so sánh, tương đồng và tương phản.
5
Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
Truyện thơ
Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, rộn ràng, náo nức.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, ngoại cảnh: bút pháp gợi tả, tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ giàu chất tạo hình (ẩn dụ, khoa trương, so sánh, dùng nhiều từ láy).
6
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
Truyện thơ
Cảnh ngộ đáng thương; tâm trạng cô đơn, nhớ mong, buồn tủi, bồn chồn; lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật: ngôn ngữ độc thoại, bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ giàu tính ước lệ, hệ thống điệp ngữ và câu hỏi tu từ.
7
Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
Truyện thơ
Bản chất xấu xa, đê tiện của một kẻ buôn thịt bán người như Mã Giám Sinh, qua đó phản ánh một bộ mặt xã hội với các thế lực chà đạp vẻ đẹp và phẩm giá của người phụ nữ.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách.
8
Thuý Kiều báo ân, báo oán (trích Truyện Kiều)
Nguyễn Du
Truyện thơ
Vẻ đẹp của Kiều: Lòng nhân nghĩa, cao thượng, ân oán phân minh. Ước mơ công lí theo quan điểm của nhân nhân trong thời đại Nguyễn Du: người bị áp bức nhiều sẽ vùng lên, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ đối thoại, dùng nhiều thành ngữ dân gian.
9
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện thơ
Khắc họa phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật: Lục Vân Tiên -người anh hùng chân chính, tài ba dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, trọng ân tình. Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua hành động và ngôn ngữ đối thoại. Ngôn từ vừa ước lệ trang trọng (điển tích, điển cố, từ Hán Việt) vừa bình dị, dân dã (phương ngữ Nam Bộ).
10
Lục Vân Tiên gặp nạn
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện thơ
Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn. Đồng thời thể hiện thái độ quí trọng và niềm tin của tác giả với người dân lao động.
Ngôn ngữ thơ vừa bình dị, dân dã vừa khoáng đạt, giàu cảm xúc.
2. Kiến thức cụ thể:
1. Chuyện người con gái Nam Xương
1.Tác giả:
- Nguyễn Dữ sống vào thế kỷ 16, thời kỳ triều đình phong kiến nhà Lê đang khủng hoảng trầm trọng. Các cuộc nội chiến xảy ra liên miên làm nhân dân vô cùng khổ sở.
- Ông là người học rộng tài cao nhưng không ra làm quan mà ở ẩn như nhiều nho sĩ đương thời.
2.Tác phẩm:
- Truyền kỳ mạn lục là tập truyện nổi tiếng của ông, gồm hai mươi truyện ngắn. Tác phẩm ghi chép một cách tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền. Nhân vật chính của nó là những người phụ nữ và những trí thức.
- Tóm tắt nội dung: Vũ Nương là người con gái đẹp cả người lẫn nết, lấy phải Trương Sinh là một anh chồng ít học, hay ghen. Lấy nhau được một thời gian thì Trương Sinh phải ra trận, lúc ấy Vũ Nương đang có mang. Một thời gian sau nàng đẻ con đặt tên là Đản. Hàng đêm nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo rằng đó là cha Đản để dỗ con. Mẹ chồng vì quá nhớ thương con trai nên ốm nặng rồi chết. Nàng chăm sóc và lo lắng ma chay như với cha mẹ đẻ. Qua năm sau chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về. Khi nghe con trai nói, anh ta đã nghi vợ không chung thủy và mắng nhiếc nàng dù nàng hết lời phân bua và hàng xóm ra sức khuyên giải. Vũ Nương chỉ còn biết nhảy xuống sông để minh oan cho mình. Trong vùng có người tên là Phan Lang vì có ơn với Linh Phi nên khi chết đuối được Linh Phi cứu xuống thủy cung. Tại đây anh ta gặp Vũ Nương và khuyên nàng trở về. Nàng nhờ Phan trao lại cho chồng chiếc hoa vàng và bảo Sinh lập đàn giải oan bên sông. Đàn lập ba ngày ba đêm thì nàng trở về từ biệt chồng con rồi biến mất.
2. Vũ trung tùy bút
1.Tác giả:
- Phạm Đình Hổ sống vào thời nhà Nguyễn. Tuy có tài nhưng vì chán ghét cảnh loạn lạc nên ông không muốn ra làm quan.
- Ông đã để lại nhiều công trình khảo cứu có giá trị về văn học, triết học, lịch sử, địa lí...
2.Tác phẩm:
- Vũ trung tùy bút (tùy bút viết trong những ngày mưa) là tác phẩm đặc sắc của ông. 88 truyện ngắn trong đó đã ghi lại những sự việc xảy ra trong xã hội thời bấy giờ.
- Tóm tắt : Chúa Trịnh thích ăn chơi thường xây dựng đình đài hoặc đi du ngoạn liên miên. Bao nhiêu thứ cổ quái hoặc quí giá trong dân chúng đều bị thu về khiến cho phủ Chúa trở thành một nơi kì dị như bến bể đầu non, chứa đựng bao điều bất tường. Bọn quan lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm. Ban đêm chúng thường trèo tường vào nhà dân đánh dấu vào đồ quí rồi vu cho họ giấu vật cung phụng. Dân vừa mất của vừa phải mất tiền kêu oan, lo sợ đến mức phá bỏ cả tài sản của mình.
3. Hoàng Lê nhất thống chí
1.Tác giả:
- Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Hà Tây trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
2.Tác phẩm:
- Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán. Tác phẩm không chỉ ghi chép lại việc thống nhất của vương triều nhà Lê mà còn tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ 18 đầu 19.
- Tóm tắt: Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long với thái độ chủ quan. Tướng của Nguyễn Huệ là Ngô Văn Sở không đánh lại mà rút quân về Tam Điệp. Nguyễn Huệ nghe tin liền lên ngôi hoàng đế, tuyển mộ được nhiều lính mới, hiệu triệu họ rồi kéo quân ra Bắc. Khi hội quân với Ngô Văn Sở, ông không phạt mà còn khen. Ông làm lễ khao quân rồi hứa mùng 7 tết sẽ chiếm được Thăng Long. Ngay sau đó quân Nguyễn Huệ chiếm được ngay hai đồn Hạ Hồi và Ngọc Hồi, diệt hàng vạn giặc. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh nghe tin sợ chạy mất mật, tranh nhau trốn làm đứt cả cầu phao. Xác lính chết trôi làm tắc cả sông Nhị Hà. Vua Lê cũng cuống cuồng bỏ chạy đến nỗi phải cướp thuyền qua sông, chịu đói khát mấy ngày. Khi gặp lại Tôn Sĩ Nghị, cả bọn nhìn nhau xấu hổ, oán hận chảy nước mắt.
4. Truyện Kiều của Nguyễn Du
I.Tác giả:
- Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống văn học.
- Ông sống trong thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.
- Trong hoàn cảnh ấy ông phải sống lưu lạc nhiều năm . Cuộc đời lăn lộn từng trải nhiều đã giúp ông có vốn hiểu biết sâu sắc về văn chương dân tộc và Trung Quốc đồng thời có vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của nhân dân. Vì thế Nguyễn Du là một thiên tài văn học và là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
- Sự nghiệp văn học của ông có những tác phẩm giá trị bằng chữ Hán và chữ Nôm trong đó xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh.
II.Tác phẩm:
Truyện Kiều là tác phẩm tiểu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Tuy dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
1. Tóm tắt tác phẩm : 3 phần
- Phần thứ nhất : Gặp gỡ và đính ước. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống trong cảnh êm đềm trướng rủ màn che với gia đình. Trong buổi đi du xuân, nàng gặp Kim Trọng- một thư sinh phong tư tài mạo tót vời. Giữa hai người chớm nở mối tình đẹp. Họ chủ động tự do đính ước với nhau.
- Phần thứ hai : Gia bi
File đính kèm:
- GIAO AN DAY ON THI VAO 10.doc