A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn. Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản. Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề ngôn ngữ. Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới.
2. Kĩ năng: Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ, phân tích cá chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đa học.
3. Thái độ: GD tình cảm yêu mến với văn thơ, tập trung vào các VB thơ mới.
B. Chuẩn bị
* Thầy: Hệ thống lại kiến thức về các VB theo yêu cầu của SGK; kẻ bảng thống kê.
* Trò: Đọc lại các VB liên quan, kẻ bảng thống kê vào vở soạn.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học
1) Ổn định tổ chức: 8A1
8A
2) Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) lồng trong phần ôn tập.
3) Ôn tập:
Câu1: Bảng thống kê các VB văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8.
58 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5506 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Dạy thêm Ngữ văn 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 1
Ngày soạn: 26/3/2013
Ngày giảng: 8A1 8A
Tiết 1
ÔN TẬP PHẦN VĂN
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn. Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản. Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề ngôn ngữ. Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới.
2. Kĩ năng: Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ, phân tích cá chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đa học.
3. Thái độ: GD tình cảm yêu mến với văn thơ, tập trung vào các VB thơ mới.
B. Chuẩn bị
* Thầy: Hệ thống lại kiến thức về các VB theo yêu cầu của SGK; kẻ bảng thống kê.
* Trò: Đọc lại các VB liên quan, kẻ bảng thống kê vào vở soạn.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học
1) Ổn định tổ chức: 8A1
8A
2) Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) lồng trong phần ôn tập.
3) Ôn tập:
Câu1: Bảng thống kê các VB văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8.
TT
Tên
VB
Tên
T. giả
Thể
Loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục QĐ cảm tác
Phan Bội Châu (1867-1940)
TNBC Đường luật
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung đường hoàng, vượt lên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và CM.
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
2
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh (1872-1926)
TNBC Đường luật
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước CM trên đảo Côn Lôn
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế.
3
Muốn làm thằng cuội
Tản Đà (1889- 1939)
TNBC Đường luật
Tâm sự của 1 con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng.
Hồn thơ lãng mạn, siêu thoát; pha chút ngông nghênh nhưng vẫn đáng yêu.
4
Hai chữ nước nhà
á Nam Trần Tuấn Khải
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại; giọng điệu trữ tình thống thiết.
5
Nhớ rừng
Thế Lữ (1907- 1989)
Thơ 8 chữ
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ. Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm; Sự đổi mới câu thơ, vần thơ, nhịp điệu, phép tương phẩn đối lập, NT tạo hình đặc sắc.
6
Ông đồ
Vũ Đình Liên (1913- 1996).
Thơ 5 chữ
Khắc hoạ thành công tình cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó nói lên nỗi niềm cảm thương chân thành trước 1 lớp người dang tàn tạ và nỗi nhớ tiéc cảnh cũ, người xưa.
Ngôn ngữ bình dị, cô đọng, hàm xúc. NT đối lập-tương phản, câu hỏi tu từ; Hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm.
7
8
Quê hương
Khi con tu hú
Tế Hanh (1921)
Tố Hữu
(1920- 2002)
Thơ 8 chữ
Lục bát
Tình yêu quê hương thể hiện qua bức tranh TN tươi sáng, sinh động. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài.
Thể hiện tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do mãnh liệt của người chiến sĩ CM trẻ tuổi trong nhà tù.
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế, nhiều ý nghĩa tượng trưng.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi; tưởng tượng phong phú, dồi dào.
9
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
TNTT Đường luật
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống CM đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người, được làm CM và sống hoà hợp với TN là 1 niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy tượng hình. Bút pháp vừa cổ điển, vừa hiện đại.
10
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
TNTT Đường luật (Chữ Hán)
Tình tyêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung, tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ trong hoàn cảnh tù ngục.
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng, đối lập.
11
Đi đường
Hồ Chí Minh (1890- 1969)
TNTT Đường luật (Chữ Hán
ý nghĩa tượng trưng và ý nghĩa sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí: Đường đời vượt qua gian nan chồng chất sẽ lên tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ, tính đa nghĩa của câu thơ, bài thơ.
12
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn (974- 1028)
Chiếu
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nươc độc lập thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của DT Đại Việt đang đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ.
Phương pháp lập luận: Kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
4. Củng cố:
- Học bài theo quá trình ôn tập
5. Hướng dẫn HS học bài:
- Học thuộc lòng các VB thơ có liên quan
- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập phần Tiếng Việt.
Tiết 2
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần củng cố kiến thức về các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Củng cố các hành động nói: Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ tình cảm, cảm xúc; lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Các cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kĩ năng: - Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thự hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3. Thái độ: GD ý thức ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức
B. Chuẩn bị
* Thầy: bảng phụ hệ thống kiến thức.
* Trò: Học lại kiến thức các bài học có liên quan, làm trước các bài tập vào vở soạn.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học
1) Ổn định tổ chức: 8A1
8A
2) Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) lồng trong phần ôn tập.
3) Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ôn tập
GV hướng dẫn HS nhắc lại nhanh gọn khái niệm về các kiểu câu đã học.
I. Câu nghi vấn:
1. Khái niệm: Là câu có hình thức nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi.
2. Các hình thức nghi vấn thường gặp.
a. Câu nghi vấn không lựa chọn.
- Câu có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,…
VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
- Câu có tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,…
VD: U bán con thật đấy ư ?
b. Câu nghi vấn có lựa chọn: Kiểu câu này khi hỏi người ta thường dùng qht: hay, hay là, hoặc, hoặc là; hoặc dùng cặp phó từ: có…không, đã…chưa.
VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không ?
3. Các chức năng khác của câu nghi vấn: Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, kđ, pđ, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc,…và không yêu cầu người đối thoại trả lời. Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng tùy thuộc mục đích nói -> câu nghi vấn được dùng với mđ nói gián tiếp.
a. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động cầu khiến.
VD: Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !
b. Dùng câu nghi vấn để diễn đạt hành động khẳng định.
VD: Anh bảo như thế có khổ không ?
c. Phủ định.
VD: Bài khó thế này ai mà làm được ?
d. Đe dọa.
VD: Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ?
e. Bộc lộ t/c, cảm xúc.
VD: Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hi sinh như người ta vẫn nói ư ?
- Trong 1 số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, chấm than, chấm lửng.
4. Chú ý: - Câu hỏi tu từ là dạng câu nghi vấn được dùng với mđ nhằm nhấn mạnh vào điều muốn nói hoặc thể hiện cảm xúc.
- Khi dùng câu nghi vấn không nhằm mđ hỏi thì cần chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp và qh giữa người nói với người nghe.
II. Câu cầu khiến.
1. Khái niệm: Là kiểu câu có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,… hay ngữ điệu cầu khiến, được dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
VD: Đừng cho gió thổi nữa !
2. Đặc điểm và chức năng
a. Đặc điểm:
- Câu được cấu tạo bằng những từ ngữ chỉ mệnh lệnh như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,…
+ Hãy có ý nghĩa khẳng định.
VD: Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
+ Đừng, chớ có ý nghĩa phủ định.
VD: Đừng uống nước lã !
- Các từ chỉ mệnh lệnh như: đi, thôi, nào…ngoài mục đích thúc giục còn có sắc thái thân mật.
VD: Đi thôi con.
+ Không được chỉ ý thân mật.
VD: Không được trèo tường ! (khác với: Cấm trèo tường)
- Ngoài ra có khi còn được thể hiện bằng ngữ điệu, khi viết thường có dấu chấm than.
VD: Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào.
Bắc Nam sum họp xuân nào vui hơn. (Hồ Chí Minh)
b. Chức năng: dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
VD: - Ra lệnh: Xung phong !
- Yêu cầu: Xin đừng đổ rác !
- Đề nghị: Đề nghị mọi người giữ trật tự.
- Khuyên bảo: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
3. Chú ý:
- Chủ ngữ của câu khiến thường là chủ thể thực hiện hành động được cầu khiến trong câu (ngôi thứ 2 hoặc ngôi thứ nhất số nhiều).
- Có trường hợp câu cầu khiến được rút gọn CN.
- Câu cầu khiến biểu hiện các sắc thái khác nhau khi có hoặc không có CN, khi sử dụng các từ xưng hô khác nhau -> người nói phải hết sức chú ý.
III. Câu cảm thán.
1. Khái niệm: Là câu dùng để bộc lộ một cách rõ rệt những cảm xúc, t/c, thái độ của người nói đối với sự vật, sự việc được nói tới.
VD: Thiêng liêng thay tiếng gọi của Bác Hồ ! (Tố Hữu)
2. Đặc điểm hình thức và chức năng.
a. Đặc điểm: Câu cảm thán được cấu tạo nhờ những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, biết bao, biết chừng nào…Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Câu cảm thán được cấu tạo bằng thán từ.
VD: Ôi, buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp ! (Tố Hữu)
+ Thán từ đứng tách riêng
VD: Ôi ! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ, có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế ? (Phạm Duy Tốn)
+ Thán từ kết hợp với thực từ.
VD: Mệt ơi là mệt !
- Câu cảm thán được cấu tạo bằng từ thay hoặc từ nhỉ.
VD: + Thương thay cũng một kiếp người (Nguyễn Du)
+ Bố mày khôn nhỉ ! (Nguyễn Công Hoan)
- Các từ lạ, thật, quá, ghê, dường nào, biết mấy, biết bao…thường đứng sau VN để tạo câu cảm thán.
VD: + Con này gớm thật ! (Nguyên Hồng)
+ Thế thì tốt quá ! (Nam Cao)
+ Mà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao ! (Nguyễn Du)
b. Chức năng chính: Biểu thị cảm xúc trực tiếp của người nói.
VD: Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết…(Nam Cao)
I. Kiểu câu: Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán, Trần thuật, Phủ định.
1. Khái niệm:
IV. Câu trần thuật.
1. Khái niệm: Là kiểu câu dùng để kể, xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định, trình bày…
VD: Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.
2. Đặc điểm và chức năng.
a. Đặc điểm: Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức của những kiểu câu khác (không có từ nghi vấn, cầu khiến, từ ngữ cảm thán); thường kết thúc bằng dấu chấm nhưng khi dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ t/c, cảm xúc…nó có thể kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc chấm than.
VD: - Con đi đây. (câu trần thuật)
- Con đi đi ! (câu cầu khiến)
- Con đi à ? (câu nghi vấn )
- Ôi, con đi ! (câu cảm thán)
b. Chức năng.
- Trình bày: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở.
- Tả: Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bạt màu hồng của 2 gò má.
- Kể: Mẹ tôi thức theo.
- Biểu lộ t/c, cảm xúc: Cậu này khá !
V. Câu phủ định
1. Câu phủ định là câu trong cấu tạo hình thức của nó có chứa từ ngữ phủ định.
2. Các từ ngữ phủ định thường gặp trong câu phủ định là : không, chưa, chẳng, chả (không phải là, chưa phải là, chẳng phải là,…), đâu, đâu có, đâu có phải (là), làm gì có…, có…đâu, thế nào được,…
3.a) Câu phủ định có thể phủ định toàn bộ sự vật, sự việc (thông báo, xác nhận sự vật, sự việc nào đó không có hoặc không xảy ra). Gọi là câu phủ định toàn bộ.
Ví dụ :
Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc.
b) Câu phủ định có thể phủ định một bộ phận trong sự việc. Gọi là câu phủ định bộ phận.
Ví dụ :
Nó chạy không nhanh. (Phủ định cách thức “nhanh” của hành động “chạy”, nhưng việc “nó chạy” vẫn xảy ra).
Đúng ra, trong các câu phủ định bộ phận, các từ phủ định bộ phận nào phải đứng trước bộ phận đó. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, từ phủ định đứng trước vị từ chính trong vị ngữ.
Ví dụ :
Thường nói : *Tôi không mua bát (mà mua cốc).
mà không nói : *Tôi mua không phải bát mà cốc.
1.Câu phủ định thường dùng để
a) Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả)
b) Phản bác một ý kiến, một nhận định nào đó (phủ định bác bỏ)
2. Câu có chứa từ phủ định có thể dùng để khẳng định :
a) Câu có 2 từ phủ định ( không…không)
b) Câu có 1 từ phủ định & là câu nghi vấn có từ sao
Ví dụ :
* Anh không có tiền sao ? (anh có tiền)
2. Luyện tập
Bài 1/130
* Đọc những câu sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu đã học?
- Vợ tôi không ác, nhưng ... quá rồi.
-> Câu TT, vế trước có dạng phủ định.
- Cái bản tính...mất.-> Câu TT đơn.
- Tôi biết...không nỡ giận.-> Câu TT, vế sau có 1 vị ngữ mang ý phủ định.
Bài 2/130
* Dựa vào nội dung của câu 2 trong BT1, hãy đặt 1 câu nghi vấn hỏi theo kiểu câu bị động và chủ động?
Ví dụ:
- Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những gì che lấp mất?
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt đẹp của người ta?
- Cái bản tính tốt đẹp của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?
Bài 3/130
* Hãy đặt những câu cảm thán chứa một trong những từ ngữ như: vui, buồn, hay, đẹp?
- Bông hoa này đẹp thật!- Bài hát rất hay
- Chao ôi, buồn!
- Vui quá! Thế là bố mẹ mình đồng ý rồi!
Bài 4/130
* Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu nghi vấn, ...câu nào là câu cầu khiến?
* Câu nào trong những câu Nghi vấn trên được dùng để hỏi, cần được giải đáp?
* Câu nào trong số các câu Nghi vấn trên không được dùng để hỏi? Chúng được dùng để làm gì?
Câu 7: Được dùng để giải thích cho đề nghị nêu ở câu 4 theo quan điểm của người nói và cũng là theo lẽ thường tình của cuộc sống
a. Câu Trần thuật: 1, 3
Câu Cầu khiến: 4
Câu Nghi vấn: 2, 5, 7.
b.- Câu Nghi vấn dùng để hỏi: câu 7.
- Câu Nghi vấn không dùng để hỏi: Câu 2,
(Câu 2: Biểu lộ sự ngạc nhiên về việc Lão Hạc nói ra những chuyện chỉ có thể xảy ra trong tương lai chứ chưa thể xảy ra trước mắt. ).
4. Củng cố:
- Khái niệm câu Nghi vấn, Cầu khiến, Cảm thán, Trần thuật, Phủ định.
5. Hướng dẫn HS học bài
- Ôn tập phần lý thuyết. Hoàn thiện bài tập/sgk
- Chuẩn bị bài: Nghị luận chứng minh.
Tiết 3
ÔN TẬP VĂN BẢN THUYẾT MINH
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Ôn lại khái niệm về văn bản thuyết minh và nắm chắc cách làm bài văn thuyết minh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn thuyết minh.
3. Thái độ: Có ý thức chủ động ôn tập.
B. Chuẩn bị
* Thầy: Hệ thống kiến thức ôn tập.
* Trò: Ôn lại kiến thức đã học - Văn thuyết minh
C.Tổ chức hoạt động dạy và học
1) Ổn định tổ chức: 8A1
8A
2) Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) lồng trong phần ôn tập.
3) Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế Nào trong đời sống?
* Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.?
I. Ôn tập lý thuyết
1. Khái niệm: TM là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp cho người đọc (nghe) tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa…của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích..
2. Tính chất của văn bản thuyết minh là xác thực, khoa học và rõ ràng đồng thời cũng cần hấp dẫn. Ba tính chất trrên chủ yếu làm cho người đọc, người nghe hiểu về đối tượng được thuyết minh, còn sự hấp dẫn là điều nên có để văn bản dễ đi vào lòng người. Vì vậy văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
Phân biệt tính chất của các loại văn bản
Kiểu văn bản
Đặc điểm, tính chất
Mục đích
Tự sự
Kể lại sự kiện, câu chuyện đã xảy ra.
Làm cho người đọc cảm là chủ yếu
Miêu tả
Tả lại cảnh vật, con người…
Biểu cảm
Bộ lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.
Nghị luận
Trình bày luận điểm bằng lập luận
Để người đọc (người nghe) hiểu được luận điểm
Thuyết minh
Giới thiệu sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội
Để người đọc (người nghe) hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng
* Muốn làm tốt văn bản thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì?
* Bài văn thuyết minh làm nổi bật điều gì?
* Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?
- Gọi HS đọc bài tâp.
* Cho biết yêu cầu của bài tập?
* Lập ý đề a.
* Lập dàn ý đề a.
* Lập ý đề b.
* Lập dàn ý đề b.
* HS tập viết đoạn văn.
- Viết MB đề b.
- HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, kết luận.
3. Để làm tốt văn bản thuyết minh, chúng ta cần tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu về sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng
- Bài văn thuyết minh cần nổi bật tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh. Vì vậy, phải quan sát kỹ lưỡng, chính xác đối tượng, ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu, sinh động.
4. Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, người ta thường sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh như:
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích;
- Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ; Phương pháp dùng số liệu;
- Phương pháp so sánh, đối chiếu;
- Phương pháp phân tích, phân loại ….
II. Luyện tập
Bài 1/sgk35. Nêu cách lập dàn ý và lập dàn bài
a. Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
* Lập ý :
- Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, công dụng của đồ dùng, những điều lưu ý khi sử dụng.
* Dàn ý :
- MB : Khái quát tên đồ dùng và công dụng.
- TB : Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc, cấu tạo các bộ phận, cách sử dụng…
- KB : Những điều lưu ý khi lựa chọn để mua, khi sử dụng, khi gặp sự cố cần sửa chữa.
b. Giới thiệu danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở quê hương
* Lập ý : Tên danh lam, khái quát vị trí và ý nghĩa đối với quê hương, cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật, phong tục, lễ hội…
* Dàn ý :
- MB : Vị trí và ý nghĩa văn hoá, lịch sử, xã hội của danh lam đối với quê hương, đất nước.
- Thân bài :
+ Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển, tu tạo trong quá trình lịch sử cho đến ngày nay.
+ Cấu trúc, quy mô từng khối, từng mặt…
+ Hiện vật trưng bày, thờ cúng.
+ Phong tục, lễ hội.
- KB : Thái độ tình cảm với danh lam.
Bài 2/sgk 35.Tập viết đoạn
- Đề b, viết đoạn MB
4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn HS học bài:
- Ôn tập văn bản thuyết minh.
- Hoàn thiện bài tập.
Buổi 2
Ngày soạn: 30 / 3 / 2013
Ngày giảng: 8A1 8A
Tiết 4
ÔN TẬP PHẦN VĂN
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn. Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản. Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề ngôn ngữ. Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, Thơ mới.
2. Kĩ năng: Khái quát, hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ, phân tích cá chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đa học.
3. Thái độ: GD tình cảm yêu mến với văn thơ, tập trung vào các VB thơ mới.
B. Chuẩn bị
* Thầy: Hệ thống lại kiến thức về các VB theo yêu cầu của SGK; kẻ bảng thống kê.
* Trò: Đọc lại các VB liên quan, kẻ bảng thống kê vào vở soạn.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học
1) Ổn định tổ chức: 8A1
8A
2) Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) lồng trong phần ôn tập.
3) Ôn tập:
Câu1: Bảng thống kê các VB văn học Việt Nam đã học từ bài 15 ở lớp 8.
TT
Tên
VB
Tên
T. giả
Thể
Loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
2
Hịch tướng sĩ( Dự chu tỳ tướng hịch văn)
Trần .Q.Tuấn
( 1231- 1300)
Hịch- chữ Hán
NLTĐ
Tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc KC chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòg căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở PP khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc
LL chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, tình cảm thống thiết...
3
Nước Đại Việt ta (Trích BNĐC)
Nguyễn Trãi ( 1380-
Cáo- chữ Hán NLTĐ
ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
LL chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực.
4
Bàn luận về phép học( Luận học pháp )
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp
( 1723- 1804
Tấu- chữ Hán NLTĐ
Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có PP, theo điều học mà làm.( hành)
LL chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.
5
Thuế máu
(Trích BACĐTDP)
N.A. Quốc
(1890- 1969 )
Phóng sự- CL
NLHĐ- chữ Pháp
Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của CQTDP trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Tư liệu pp xác thực, tính chiến đấu cao, NT trào phúng sắc sảo, hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng giễu nhại
* Đặc điểm chính của thể hịch, chiếu, cáo, tấu .
- Chiếu: là thể văn do nhà Vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể làm bằng văn vần, biền ngẫu hoặc văn xuôi, được công bố và đón nhận một cách trịnh trọng. Thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng tới vận mệnh của Triều đại, đất nước.
- Hịch: là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, có sức thuyết phục. Hịch khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Thường viết theo thể văn biền ngẫu ( từng cặp câu cân xứng với nhau).
- Cáo: là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa và thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự kiện để mọi người cùng biết. Phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu ( không có hoặc có vần, thường đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp 2 vế đối nhau). Cáo là thể văn có tính chất hùng biện. Do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- Tấu: Là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên Vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Tấu có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu.
Câu 2/ 130
* Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các VB thơ trong các bài 15, 16 và 18, 19.
Bài 15, 16 (Vào nhà ngục QĐ cảm tác,
Đập đá ở Côn Lôn, muốn làm thằng cuội).
Bài 18, 19: (Nhớ rừng, ông đồ, quê hương, khi con tu hú).
- Ra đời trước năm 1932.
- Thuộc thể thơ TNBC Đường luật nên chịu quy phạm của thơ cổ về số câu, số chữ, cách gieo vần, luật B-T, phép đối, quy tắc gieo vần...
- Ra đời sau 1932.
- Hình thức linh hoạt, phóng khoáng, tự do hơn nhiều.Tuy nhiên vẫn tuân thủ 1 số nguyên tắc: Số chữ trong các câu bằng nhau, vần liền hoặc cách, nhịp 3/2/3 hoặc 5/3, cũng theo luật B-T nhưng chỉ 1 số câu, không chặt chẽ như thơ Đường.
* Thơ trong các bài 18, 19 được gọi là “Thơ mới” vì:
- Có quy tắc nhưng không quá gò bó, chặt chẽ mà linh hoạt, tự nhiên, số câu thơ trong bài không hạn định.
- Lời thơ tự nhiên, gần với lời nói thường ngày, không có tính chất ước lệ, không hề công thức, khuôn sáo.
- Cảm xúc được bày tỏ trực tiếp, chân thực, gắn với tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người viết.
4. Củng cố:
- Khái quát lại nội dung ôn tập.
5. Hướng dẫn HS học bài:
- Học bài - chuẩn bị thi HK II.
- Hãy chọn những câu thơ hay nhất học thuộc.Tiết 5
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần củng cố kiến thức về các kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.
- Củng cố các hành động nói: Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ tình cảm, cảm xúc; lựa chọn trật tự từ trong câu.
- Các cách thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau.
2. Kĩ năng: - Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thự hiện những mục đích giao tiếp khác nhau.
Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.
3. Thái độ: GD ý thức ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức
B. Chuẩn bị
* Thầy: bảng phụ hệ thống kiến thức.
* Trò: Học lại kiến thức các bài học có liên quan, làm trước các bài tập vào vở soạn.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học
1) Ổn định tổ chức: 8A1
8A
2) Kiểm tra bài cũ ( 0 phút) lồng trong phần ôn tập.
3) Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ôn tập
* Thế nào là hành động nói?
II. Hành động nói
1. Khái niệm
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (lời nói được hiểu là cả lời nói miệng hoặc lời viết ra)
2. các kiểu hành động nói thường gặp
Các hành động nói gọi tên theo các mục đích mà lời nói được dùng. Các hành động nói trong thực tế vô cùng đa dạng và phong phú.
- Trong nhiều trường hợp, các hành động nói không có ranh giới rõ ràng. Việc xác định hành độ
File đính kèm:
- Hoc them theo nhu cau.doc