Giáo án dạy tuần 15 lớp 5

LỊC SỬ

Tiết : 15 CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950

I/ Mục tiêu: HS nêu được:

- Lý do ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950,Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch.

- Ý nghĩa chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

- Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc và chiến thắng Biên giới thu – đông 1950

II/ Đồ dùng dạy học: -Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 , các hình minh hoạ

 - Một số chấm tròn bằng bìa màu đỏ, đen

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy tuần 15 lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊC SỬ Tiết : 15 CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 I/ Mục tiêu: HS nêu được: - Lý do ta mở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950,Trình bày sơ lược diễn biến chiến dịch. - Ý nghĩa chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. - Nêu được sự khác biệt giữa chiến thắng Việt Bắc và chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 II/ Đồ dùng dạy học: -Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 , các hình minh hoạ - Một số chấm tròn bằng bìa màu đỏ, đen III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Hoạt động dạy Hoạt động học 1-Kiểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ, GV nhận xét và cho điểm 2/ Bai mới : - GV giới thiệu bài Hoạt động 1 TA QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 - Gv dùng bản đồViệt Namgiới thiệu các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc , đến tỉnh nào thì dán hình tròn đỏ vào vị trí đó. - GV hỏi: nếu để Pháp tiếp tục khoá chặt biên giới Việt-Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta? - Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì? Hoạt động 2 DIỄN BIẾN BIẾN, KẾT QUẢ CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc SGK, sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến. GV hỏi gợi ý: + Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó? + Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch? + Nêu kết quả của chiến dịch ? - GV tổ chức cho 3 nhóm thi trình bày diễn biến. - GV nhận xét kết quả phần trình bày, tuyên dương. -GV hỏi: Vì sao ta chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 ? Hoạt động 3 Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG BIÊN GIỚI THU- ĐÔNG 1950 - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi,trả lời câu hỏi, rút ra ý nghĩa chiến thắng + Nêu điểm khác chủ yếu của chiến dịch biên giới thu – đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu – động 1947. Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta ntn so với những ngày đầu kháng chiến ? + Chiến thắng biên giới thu đông 1950 đem lại kết quả gì cho cuộc kháng chiến của ta? + Chiến thắng biên giới thu đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả điều em thấy ở hình 3. - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận - GV kết luận Hoạt động 4 BÁC HỔ TRONG CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG 1950,GƯƠNG CHIẾN ĐẤU CỦA ANH LA VĂN CẦU - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem tranh 1 nêu suy nghĩ về Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 . -GV hỏi: kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu. Em suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của bộ đội ta và anh La Văn Cầu? 3/- Củng cố dặn dò - Gv tổng kết bài - GV nhận xét tiết học tuyên dương, nhắc nhở. - Dặn dò về nhà học bài chuẩn bị bài sau - 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau + Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm âm mưu gỉ? + Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947? + Nêu ý nghĩa thắng lợi? - HS thảo luận và nêu: thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế -Lúc này chúng ta cần phá tan âm mưu khóa chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ giữa ta và quốc tế. - HS thảo luận nhóm 4, trao đổi, trình bày trong nhóm Các nội dung cần trình bày: + Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là trận Đông Khê. Ngày 16/9/1950 ta nộ súng tấn công Đông Khê.địch ra sức cố thủ, dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu, Sáng 18/9/1950 quân ta chiếm được Đông Khê. + Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập buộc phải rút khỏi Cao Bằng …... Đông Khê. Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt quân địch ở đường số 4 phải rút chạy. + Qua 29 ngày đêm chiến đấu. Ta diệt, bắt sống hơn 8.000 tên, giải phóng một số thị xã, thị trấn, làm chủ trên 750 Km biên giới Việt – Trung. Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. - Đại diện 3 nhóm trình bày vừa chỉ lược đồ, các nhóm khác bổ sung - Hs tham gia bình chọn - HS trao đổi, nêu ý kiến - HS thảo luận và tìm câu trả lời: + chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947……….. + Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng. Chiến thắng cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân và đường liên lạc quốc tế được nối liền. + Địch thiệt hại nặng nề, tù binh nhếch nhác, thảm hại -HS nêu ý kiến, HS khác bổ sung. - Vài HS nêu trước lớp:Bác Hồ trực tiếp ra trận, gặp gỡ động viên cán bộ, chiến sỹ.Hình ảnh Bác đang quan sát mặt trận..à Bác gần gũi với chiến sỹ. Bức ảnh gợi nét ung dung của Người trong tư thế chiến thắng. - HS nêu ý kiến Tiết : 15 Môn : Đạo Đức Tôn trọng phụ nữ ( T2). I) Mục tiêu: Học xong bài này HS biết : - Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao cần tôn trọng phụ nữ. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. - Thực hiện hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hằng ngày. II)Tài liệu và phương tiện : -Thẻ màu bày tỏ ý kiếnd. - Tranh ảnh, bài thơ, bài hát, truyện nói về người phụ nữ Việt Nam. III) Các hoạt động dạy – học chủ yếu GV HS 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi. -Nêu những tấm gương về phụ làm việc phụ vụ gia đình và XH ? -Em cần có thái độ đối xử NTN đối với các bạn nữ ? * Nhận xét chung. 2.Bài mới: a. GT bài: b. Nội dung: HĐ1:Xử lí tình huống ( BT3 –SGK)* Nêu yêu cầu bài học, giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng. * Chia nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các tình huống của bài tập3. -Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày. * Nhận xét rút kết luận : -Chọn trưởng nhóm phụ trách soa cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến vì lí do bạn là con trai. -Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu. HĐ2:Làm bài tập 4 SGK * Giao nhiệm cho các nhóm HS . -Yêu cầu các nhóm thảo luận. - Đại diện các nhóm lên trình bày. -Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung. * Nhận xét rút kết luận : HĐ3:C a ngợi người phụ nữ Việt Nam. MT:HS củng cố bài học. -Ngày 8/3 là ngày quốc tế phụ nữ. - Ngày 20/ 10 ngày phụ nữ Việt Nam. -Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức XH dành riêng cho phụ nữ. 3.Củng cố dặn dò:* Trò chơi thi đua đọc thơ, ca hát, kể chuyện về người phụ nữ. -Thi đua các nhóm. -Nhận xét bổ sung. * Nhân xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau. -HS lên bảng trả lời câu hỏi. -HS trả lời. -HS nhận xét. * Nêu đề bài. * Làm việc theo nhóm, thảo luận các tình huống . -Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận. - Lần lượt 4 nhóm lên trình bày. -Nhận xét tình huống của các bạn. -Liên hệ đẻ chọn bạn lớp trưởng, tổ trưởng của lứop đã phù hợp chưa. -Rút kinh nghiệm. -3 HS nêu lại kết luận. * Thảo luận theo nhóm. -Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thảo luận. - Các nhóm trình bày. -Nhận xét nêu kết luận. -3,4 HS nêu lại kết luận. * Đại diện các nhóm cử HS lên thi đua. -Bình chọn tiết mục hay nhất, HS biểu diễn xuất sắc. * Nêu lại nội dung. -Liên hệ bài ở thực tế. Ngày soạn 9 / 12 / 2006 Tuần 15 Ngày dạy, Thứ hai ngày 11 / 12 / 2006 Tiết : 29 TẬP ĐỌC BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO I. MỤC TIÊU: Biết đọc trôi chảy lưu loát bài văn. Đọc đúng, phát âm chính xác các tên người dân tộc: Y hoa, già Rok (Rốc) Biết đọc bài văn vợi giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những gnhi thức trang trọng, vui hồ hởi ở đoạn dân làng xem chữ của cô giáo. Hiểu nội dung bài: Qua buổi lễ đón cô giáo về làng rất trang trọng và thân ái, HS hiểu tình cảm yêu quý cô giáo, yêu quý cái chữ của người Tây Nguyên. Điều đó thể hiện suy nghĩ rất tiến bộ của người Tây Nguyên: mong muốn cho con em dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ HS trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1/ Bài cũ : Thống kê 2 HS đọc thuộc lòng khổ thơ mình yêu thích. H: Đọc khổ 1, em hiểu hạt gạo làm nên từ những gì? H: Tuổi nhỏ đã góp cong sức như thế nào đễ làm ra hạt gạo? - GV nhận xét và cho điểm 2/ Bài mới : Giới thiệu bài Bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo phần nào giúo các em hiểu được tình cảm người dân Tây Nguyên yêu quý và kính trọng cô giáo – người đem cái chữ về cho bản. HĐ 1: GV hoặc 1 HS đọc cả bài 1 lượt Cần đọc với giọng trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo. Đọc với giọng vui vẻ, hồ hởi đoạn dân làng xem chữ của cô giáo. Cần nhấn giọng: chật ních, trang trọng, chém thật sâu.... HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp - GV chia đoạn: 4 đoạn Đoạn 1: từ đầu đến khách quý Đoạn 2: tiếp theo đến nhát dao Đoạn 3: tiếp theo đến chữ nào Đoạn 4: còn lại - Cho HS đọc đoạn nối tiếp - Luyện đọc những từ ngữ: Y hoa, già Rok HĐ 3: Cho HS đọc cả bài - HS đọc chú giải và giải nghĩa từ Tìm hiểu bài Đoạn 1 H: Người dân Chư Lêng đã chuẩn bị đón tiếp cô giáo trang trọng như thế nào? Đoạn 2 H: Cô giáo được nhận làm người của buôn làng bằng nghi thức như thế nào? Đoạn 3+4 H: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của dân làng đối với cái chữ. H: Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì? GV chốt lại: Qua các chi tiết trên ta thấy, người Tây Nguyên suy nghĩ rất tiến bộ. Họ muốn con em mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu... - GV hướng dẫn chung giọng đọc toàn bài Đọc diễn cảm GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần luyện và hướng dẫn cách đọc cho các em. GV đọc mẫu đoạn vừa luyện. - Cho HS thi đọc diễn cảm. 3/Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị cho tiết tập đọc tới – Về ngôi nhà đang xây. - HS 2 đọc và trả lời câu hỏi - HS lắng nghe. - HS dùng viết chì để đánh dấu đoạn trong SGK - HS nối tiếp đọc đoạn - 1, 2 HS đọc cả bài -1 HS đọc chú giải - 2 HS giải nghĩa từ -1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Họ đến rất đông, ăn mặc như đi hội, trải lông thú trên lối đi, trưởng buôn đón khách cho cô giáo thực hiện nghi lễ trở thành người trong buôn – chém dao vào cột. -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm - Trưởng buôn giao cho cô giáo một con dao để cô chém một nhác vào cây cột. Cô giáo chém một nhát thật sâu vào cột. Y hoa được xem là người trong buôn -1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Các chi tiết là: Mọi người im phăng phắc Mọi người hhò reo khi Y Hoa viết xong chữ...... - HS phát biểu tự do, có thể là: Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết - Họ muốn trẻ em biết chữ..... - HS luyện đọc đoạn - Một vài HS thi đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn. =================*****================= Tiết :15 CHÍNH TẢ NGHE VIẾT: BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU TR/ CH, THANH HỎI/ THANH NGÃ I. MỤC TIÊU: Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ ch hoặc có thanh hỏi/ thanh ngã II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 4, 5 phiếu khổ to để HS làm bài tập - 3 tờ phiếu Phô-tô-cô-pi để HS làm bài tập trên bảng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1/ Bài cũ : GV kiểm tra 2 HS - GV nhận xét và cho điểm 2/ Bài mới : Giới thiệu bài Hôm nay chúng ta gặp lại buôn làng Chư Lênh đón cô giáo Y Hoa lên dạy cái hcữ cho con em mình bằng tất cả tấm lòng yêu quý và trân trọng qua đoạn chính tả. Sau đó các em sẽ làm một số bài tập phân biệt âm đầu tr/ ch và thanh hỏi/ thanh ngã HĐ1: Hướng dẫn chính tả - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt - Cho HS luyện viết những từ khó (nếu có): phăng phắc, quỳ... HĐ 2: GV đọc chính tả - GV đọc từng câu hoặc bộ phận câu cho HS viết (đọc 2 lần) HĐ 3: Chấm chữa bài - GV đọc toàn bài t một lượt - GV chấm 5—7 bài - GV nhận xét và cho điểm Làm bài tập HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT2 (bài tập lựa chọn) 2a/ Cho HS đọc yêu cầu bài tập 2a - GV giao việc: Các em tìm những tiếng chỉ khác nhau âm đầu tr hoặc ch. - Cho HS làm việc theo trò chơi tiếp sức (GV dán 4 phiếu lên bảng theo đúng 4 nhóm) - GV nhận xét và chốt lại những từ HS tìm đúng VD: —tra: tra lúa — trà: trà uống — cha: cha mẹ — chà: chà xát — tro: tro bếp — trông: trông đợi — cho: trao cho — chông: chông gai 2b/ Cách làm như câu 2a GV chốt lại những tiếng, từ HS tìm đúng — bẻ: bẻ cành — cổ: cổ tay — bẽ: bẽ mặt — cỗ: ăn cỗ HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT3 (bài tập lựa chọn) 3a: Cho HS đọc yêu cầu - GV giao việc: Mỗi em đọc lại đoạn văn Tìm tiếng có âm đầu viết là tr hay ch để điền vào chỗ trống sao cho đúng. - Cho HS làm bài (GV dán 2 tờ phiếu đã phô tô bài tập lên bảng) - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng Các tiếng cần lần lượt điền vào hcỗ trống như sau: cho, truyện, chẳng, chê, trả, trở 3b: Cách tiến hành tương tự câu 3a - Các tiếng cần điền lần lượt là: tổng, sử, bảo, điểm, tổng, chỉ, nghĩ. 3/Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. — Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vỡ bài tập 2a hoặc 2b. - HS làm bài tập 2a hoặc 2b của tiết chính tả trước - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS viết - HS soát lỗi, tự chữa lỗi - HS đổi tập cho nhau chấm sửa mỗi ra lề. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm 4 nhóm tiếp sức nhau lên tìm nhanh những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau âm đầu tr/ ch. - Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm - 2 nhóm lên thi tiếp sức (hoặc 2 HS lên bảng làm) -Lớp nhận xét. =================*****================= Tiết :29 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC I. MỤC TIÊU: Hiểu được thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ về hạnh phúc. Biết đặt câu với những từ chứa tiếng phúc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Một vài tờ phiếu khổ to để HS làm bài tập — Từ điển đồng nghĩa Tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng Việt tiểu học.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1/ Bài cũ : Kiểm tra 2 HS - GV nhận xét và cho điểm 2/ Bài mới : Giới thiệu bài Tiết luyện từ và câu hôm nay cô sẽ giúp các em hiểu được thế nào là hạnh phúc, là một gia đình hạnh phúc. Các em sẽ được mở rộng vốn từ về hạnh phúc và biết đặt câu với những từ liên quan đến chủ đề hạnh phúc. HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập - GV giao việc: Bài tập cho 3 ý trả lời a, b, c. Cả 3 ý đều đúng. Nhiệm vụ của các em là chọn ra ý đúng nhất trong 3 ý đó. - Cho HS làm bài trình bày kết quả - GV nhận xét: Ý b là đúng nhất HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập - GV giao việc: Các em tìm từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc Các em tìm từ trái nghĩa với từ hạnh phúc - Cho HS làm bài theo nhóm (GV phát phiếu cho các nhóm) và trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại những từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa HS tìm đúng và giải nghĩa nhanh những từ ngữ vừa tìm được Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn..... Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, khổ cực, cơ cực.... HĐ 3: Hướng dẫn HS làm BT3 (tương tự như bài tập 2) - Những từ tìm thêm là: Phúc ấm (phúc đức của tổ tiên để lại) Phúc đức (điều tốt lành để lại cho con cháu) Phúc hậu (có lòng nhân hậu, hay làm điều tốt cho người khác...) HĐ 4: Hướng dẫn HS làm BT4 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập - GV giao việc: Cem đọc lại và chọn 1 trong 4 ý a, b, c, d. - Cho HS làm bài và trình bày kết quả. - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Ý c (GV nhớ lí giải vì sao chọn ý c) 3/Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập 3, 4, sử dụng từ điển giải nghĩa 3, 4 từ tìm được ở bài tập 3 - 2 HS làm bài tập 3 của tiết Ôn tập về từ loại tiếng Việt. - HS lắng nghe. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm - HS làm bài cá nhân - HS phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét. -1 HS đọc to, lớp đọc thầm - Các nhóm làm bài, nhóm tra từ điển để tìm nghĩa của từ ghi lên phiếu. - Đại diện nhóm lên dán phiếu trên bảng lớp. - Lớp nhận xét. - 1 HS đọc to, lớp lắng nghe - HS làm bài cá nhân - 1 vài em phát biểu ý kiến - Lớp nhận xét. =================*****================= Tiết :15 KỂ CHUYỆN KIỂM TRA ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về những người đã giúp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của con người. Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Một số sách truyện, bài báo viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1/ Bài cũ : GV kiểm tra 2 HS H: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện. GV nhận xét và cho điểm 2/ Bài mới : Giới thiệu bài Chúng ta không chỉ chống giặc ngoại xâm mà còn phải chống cả giặc đói nghèo lạc hậu. Những người có công trong chống giặc ngoại xâm có công trong đói nghèo lạc hậu đều là tấm gương sáng cho chúng ta học tập. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em hãy kể cho các bạn cùng nghe một câu chuyện em đã được nghe, được đọc về những người góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu. Hướng dẫn HS kể chuyện HĐ 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. - GV ghi đề bài lên bảng lớp, gạch dưới những từ ngữ cần chú ý. Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về những người góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân. - Cho HS đọc lại đề bài và đọc gợi ý 1. - Cho HS nói nhanh về nói tên câu chuyện. HĐ 2: Cho HS lập dàn ý cho câu chuyện sẽ kể GV: Các em dựa vào gợi ý 2 để lập dàn ý cho câu chuyện mình kể. - Cho HS làm mẫu HĐ 3: Cho HS kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện. GV: Các em hãy đọc gợi ý 3+4 và kể câu chuyện của mình cho các bạn trong nhóm nghe. - Cho HS thi kể - GV nhận xét và khen những HS có câu chuyện hay, kể hay, nêy ý nghĩa câu chuyện đúng. 3/Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện đã kể ở lớp cho người thân nghe. - Chuẩn bị trước chi tiết kể chuyện tiếp theo — 2 HS lần lượt lên kể 1, 2 đoạn trong câu chuyện Paxtơ và em bé và trả lời câu hỏi Nghe - 1 HS đọc đề bài, nhấn giọng ở những từ ngữ đã được lưu ý. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm - 1 HS đọc đề bài,nhấn giọng ở những từ ngữ đã được lưu ý - HS nói tên câu chuyện sẽ kể. - HS đọc gợi ý và lập dàn ý trên giấy nháp -2, 3 HS đọc trước lớp dàn ý mình làm - HS làm việc theo nhóm: Kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. - Đại diện các nhóm lên thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện mình kể. - Lớp nhận xét. =================*****================= Tiết :30 TẬP ĐỌC VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY I. MỤC TIÊU: Biết đọc bài thơ trôi chảy lưu loát, ngắt giọng đúng — Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi,nhẹ nhàng, tình cảm, vui, trải dài ở hai dòng thơ cuối. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: thông qua hình ảnh đẹp và sống động của ngôi nhà đang xây, ca ngợi cuộc sống lao động trên đất nước ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Tranh minh hoạ bài trong SGK. — Bảng phụ để ghi những câu chuyện cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1/ Bài cũ : Kiểm tra 2 HS H: Người dân Chư Lênh đã chuẩn bị đón cô giáo trang trọng như thế nào? H: Tình cảm của người Tây Nguyên đối với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì? 2/ Bài mới : Giới thiệu bài Về ngôi nhà đang xây là một bài thơ nói về vẻ đẹp, sực sống động của một ngôi nhà đang xây còn rất ngổn ngang với những dàn giáo, trụ bê tông, vôi vữa... Đọc và hiểu bài thơ, các em sẽ thấy được cuộc sống đang từng ngày từng giở đổi mới.... HĐ 1: GV hoặc HS khá giỏi đọc toàn bài Cần đọc với giọng tả chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm, vui, trải dài ở 2 dòng thơ cuối. Nhấn giọng ở những từ ngữ: xây dở, nhú lên, tực vào, rót, lớn lên... HĐ 2: Cho HS đọc khổ nối tiếp — Cho HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc... HĐ 3: Cho HS đọc cả bài — Cho HS đọc cả bài và giải nghĩa từ HĐ 4: GV đọc diễn cảm lại toàn bài Cho HS đọc lài bài thơ H: Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh ngôi nhà đang xây? H: Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà. H: Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động, gần gũi. H: Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta? Đọc diễn cảm và học thuộc lòng - GV hướng dẫn cách đọc cả bài thơ - GV đưa bảng phụ đã chép những khổ thơ cần luyện lên và HS hướng dẫn biết nhấn giọng, ngắt giọng...khổ thơ đó. - Cho HS thi đọc diễn cảm - Cho HS học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu và thi đọc. - GV nhận xét và khen những HS đọc thuộc đọc hay 3/Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng 2 hổ thơ đầu, về nhà đọc trước bài thầy thuốc như mẹ hiền. 2 HS : đọc đoạn 1 bài buôn Chư Lênh đó cô giáo và trả lời câu hỏi Lắng nghe Lắng nghe - HS nối tiếp nhau đọc khổ (2 lần) - 2 HS đọc cả bài - 1 HS đọc chú giải - 2 HS giải nghĩa từ -1 HS đọc to, lớp đọc thầm bài thơ - Những chi tiết là: Giàn giáo... Trụ bê tông... Mùi vôi vữa... Tường chưa trát... - Hình ảnh so sánh là: Giàn giáo tựa cái lồng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Ngôi nhà như bức tranh Ngôi nhà như đứa trẻ - HS đọc thầm lại bài thơ - Hình ảnh nhân hoá là: Ngôi nhà tựa vào Nắng đứng ngủ quên... Làn gió may hương ủ đầy Ngôi nhà như đứa trẻ, lớn lên cùng trời xanh - HS phát biểu tự do. Có thể: Cuộc sóng náo nhiệt, khẩn trương trên đất nước ta. Đất nước ta là một công trường xây dựng to lớn Bộ mặt đất nước đang hằng ngày hàng giờ thay đổi. - HS luyện đọc từng khổ, cả bài. - HS luyện đọc sau khi được nghe hướng dẫn. -3 HS thi đọc diễn cảm - Lớp nhận xét. - HS nhẩm thuộc 2 khổ đầu. - 4 HS thi đọc thuộc lòng - Lớp nhận xét. Tiết :29 TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ HOẠT ĐỘNG) I. MỤC TIÊU: Nắm được cách tả hoạt động của người (các đoạn của bài văn, nội dung chính của từng đoạn, các chi tiết tả hoạt động) Viết được một đoạn văn (chân thật, tự nhiên) tả hoạt động của con người (nhiệm vụ trọng tâm) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Những ghi chép HS đã chẩn bị — Bảng phụ. Giáo viên Học sinh 1/ Bài cũ : Kiểm tra 2 HS -GV nhận xét và cho điểm 2/ Bài mới : Giới thiệu bài Trong tiết tập làm văn trước các em đã được luyện tập tả người (tả ngoại hình). Trong tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập tả người (tả hoạt động), tập viết một đoạn văn hoàn chỉnh tả hoạt động của một người em yêu mến. HĐ 1: Hướng dẫn HS làm BT1 - Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1 - GV giao việc: Các em cho viết bài văn có mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu? Tìm câu mở đoạn của mỗi đoạn, nêu ý chính của mỗi đoạn. Ghi lại nhừng chi tiết tả bác Tâm trong bài văn. -Cho HS làm bài và trả lời câu hỏi - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng a/ bài văn chia làm 3 đoạn Đoạn 1: từ đầu đến laong ra mãi Đoạn 2: tiếp theo đến vá áo ấy Đoạn 3: còn lại b/ Câu mở đoạn + ý chính của mỗi đoạn - Đoạn 1: Câu mở đoạn: bác Tâm, mẹ của Thư đang chăm chú làm việc. Nội dung chính của đoạn: tả hoạt động và ngoại hình của bác Tâm khi bác đang vá đường. - Đoạn 2: Câu mở đoạn: Mảng đường hình chữ đen nhánh hiện lên.. - Nội dung chính của đoạn: Tả kết quả lao động của bác Tâm – mảng đường được và rất đẹp, rất khéo. - Đoạn 3: Câu mở đoạn: Bác Tâm đứng lên vươn vai mấy cái liền. Ý của đoạn: Tả hoạt động và ngoại hình của bác Tâm khi bác vá xong mảng đường, đứng lên ngắm kết quả lao động của mình. c/ Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm: “ Tay phải cầm búa....nhịp nhàng” “ Bác đứng lên vươn vai mấy cái liền” HĐ 2:Hướng dẫn HS làm BT2 (Cách tiến hành tương tự như bài tập 1) - GV nhận xét và khen những HS viết đoạn văn đúng chủ đề, viết hay. 3/Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn tả hoạt động của người mà em yêu mến - 2 HS lần lượt đọc lại biên bản đã tập ghi tuần trước. - HS lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm - HS làm bài cá nhân - Một số HS phát biểu ý kiến. - Lớp nhận xét. - HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK — Dùng bút chì gạch dưới câu mở đoạn trong SGK - Dùng bút chì gạch dưới câu mở đoạn trong SGK - HS đọc lại đoạn văn đã viết - Lớp nhận xét. =================*****================= Tiết :30 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỔNG KẾT VỐN TỪ I. MỤC TIÊU: Liêt kê được các từ ngữ chỉ người, tả hình dáng của người, biết đặt câu miêu tả hình dáng của một người cụ thể Nhớ và liệt kê chính xác câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao đã học, đã biết nói về quan hệ gia đình, thầy trò,bè bạn; tìm đúng hoàn cảnh sử dụng các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: — Bút dạ và 5, 6 tờ giấy khổ to để HS làm bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Giáo viên Học sinh 1/ Bài cũ : Kiểm tra 3 HS (cho HS làm bài tập củ

File đính kèm:

  • docGiao an Tuan 15 lop 5.doc