I.MUC TIÊU
1. Kiến thức:
– Giúp các em biết được nội dung chương trình môn địa lí lớp 6 và phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao.
2. Kĩ năng:
– Rèn luyện cho các em kỹ năng địa lí : đọc và phân tích tranh ảnh địa lí, bản đồ
– Phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao : quan sát, thu thập và xử lý thông tin.
– Cách sử dụng sách giáo khoa, tập bản đồ trong học tập và nghiên cứu.
3. Thái độ:
– Giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và nhận thức đúng tầm quan trọng của môn địa lí trong nhà trường phổ thông.
II. CHUẨN BỊ
– GV: SGK , quả địa cầu.
– HS: SGK, tập ghi, vở bài tập
44 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 31275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa Lí 6, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ 6
Tuần 1: NS:…………………
Tiết 1: ND:………………...
BÀI MỞ ĐẦU
I.MUC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp các em biết được nội dung chương trình môn địa lí lớp 6 và phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện cho các em kỹ năng địa lí : đọc và phân tích tranh ảnh địa lí, bản đồ…
Phương pháp học tập môn địa lí để đạt kết quả cao : quan sát, thu thập và xử lý thông tin.
Cách sử dụng sách giáo khoa, tập bản đồ trong học tập và nghiên cứu.
3. Thái độ:
Giúp các em thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và nhận thức đúng tầm quan trọng của môn địa lí trong nhà trường phổ thông.
II. CHUẨN BỊ
GV: SGK , quả địa cầu.
HS: SGK, tập ghi, vở bài tập
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra miệng
3. Bài mới
Hoạt động của gv - hs
Nội dung
Hoạt động 1:
GV : Ở Tiểu học các em đã làm quen với kiến thức địa lí nhưng được tích hợp trong môn tự nhiên xã hội .
Lên lớp 6 địa lí trở thành môn học riêng. Chương trình địa lí lớp 6 gồm những nội dung gì ? Làm thế nào chúng ta có phương pháp học tập tốt .
GV: Gọi HS đọc mục 1 sgk/3 và thảo luận
CH: Môn địa lí lớp 6 giúp các em hiểu biết được những vấn đề gì ?
HS :
Trái đất .
Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên trái đất .
Bản đồ .
Kĩ năng địa lí.
GV : Ngoài ra,môn địa lí hình thành và rèn luyện cho các em kỹ năng về bản đồ, kỹ năng thu thập, phân tích xử lí thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể đó là những kỹ năng cơ bản rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu địa lí
Chuyển ý: Với đặc điểm chương trình môn địa lí 6 như trên chúng ta cần có phương pháp học sao cho phù hợp.
Hoạt động 2:
GV: Các sự vật và hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng xảy ra trước mắt chúng ta. Do đó, các em cần có phương pháp học tập phù hợp
Vậy cần học tập môn địa lí như thế nào để đạt kết quả tốt ?
HS :Phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa, học từ tranh ảnh địa lí, bản đồ, trả lời các câu hỏi hoàn thành bài tập ở trong sách và tập bản đồ.
GV: Gọi HS lấy ví dụ cụ thể .
GV bổ sung : Phải biết liên hệ những điều đã học vào thực tế quan sát những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng…
Lưu ý: HS không học thuộc lòng, nên có sổ tay ghi chép địa lí, tập thói quen sưu tầm tranh ảnh địa lí …
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
1. Nội dung của môn địa lí ở lớp 6. (20’)
a. Trái Đất:
Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ
Các chuyển động của Trái Đất và hệ quả
Cấu tạo của Trái Đất
b. Các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất
Địa hình
Lớp vỏ khí
Lớp nước
Lớp đất và lớp vỏ sinh vật
c. Rèn luyện kĩ năng địa lí.
Kĩ năng bản đồ
Kĩ năng xử lí thông tin
Kĩ năng giải quyết vấn đề cụ thể....
2. Cần học tập môn địa lí như thế nào? (20’)
- Phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình và kênh chữ để trả lời các câu hỏi, hoàn thành bài tập
- Liên hệ những điều đã học vào thực tế quan sát những sự vật và hiện tượng địa lí xảy ra xung quanh mình để tìm cách giải thích chúng
4. Củng cố : 4’
Môn địa lí ở lớp 6 giúp các em hiểu biết những vấn đề gì?
Trái đất
Các thành phần tự nhiên của trái đất
Bản đồ
Để học tốt môn địa lí ở lớp 6, các em cần phải làm như thế nào?
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
Soạn bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất.
+ Kể tên các hành tinh trong hệ Mặt Trời và cho biết vị trí của Trái Đất theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
+ Hình dạng kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến
+ Vẽ hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó cực Bắc, cực Nam, đường xích đạo, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam .
Yêu cầu mỗi HS cần có một tập bản đồ
_______________oOo___________________
CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT
Tuần 2: NS:…………………
Tiết 2: ND:………………...
Bài 1: VỊ TRÍ HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT
I.MUC TIÊU
1. Kiến thức:
Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
2. Kĩ năng:
Xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Xác định được kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây trên bản đồ và trên quả Địa cầu.
3. Thái độ:
Hình thành thế giới quan khoa học cho học sinh về hình dạng Trái Đất, kinh tuyến, vĩ tuyến
II. CHUẨN BỊ
GV: Quả địa cầu, tranh hệ Mặt Trời, lưới kinh tuyến
HS: sgk, tập bản đồ
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra miệng:5’
3. Bài mới
Hoạt động của GV -HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Cho HS quan sát tranh hệ Mặt Trời và
xác định: tên và vị trí các hành tinh trong hệ mặt trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời ?
- GV: Ngay từ thời cổ đại người ta đã quan sát được 5 hành tinh bằng mắt thường: Thuỷ, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ
- Năm 1781 nhờ kính thiên văn người ta phát hiện thêm được sao Thiên Vương
- Năm 1846 người ta phát hiện được sao Hải Vương
- GV: Giới thiệu cho HS về Mặt Trời, hệ Mặt Trời, hệ Ngân hà.
Lưu : Vị trí thứ 3 của Trái Đất là điều kiện rất qua trọng góp phần tạo nên sự sống duy nhất của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Hoạt động 2:
GV: Cho HS quan sát ảnh Trái Đất do vệ tinh chụp ở trang 5 sgk dựa vào hình 2 sgk và quả địa cầu, hỏi :
- Trái Đất có dạng hình gì ?
- GV: Lưu ý HS đừng nhầm hình cầu với hình tròn - một hình trên mặt phẳng
- Kích thước Trái Đất ra sao?
(Dựa vào bán kinh và độ dài đường XĐ)
- Quả địa cầu là gì ?
- GV: Cho HS quan sát tranh, lưới kính vĩ tuyến, gợi ý để HS trả lời
- Các đường nối liền 2 điểm cực Bắc, cực Nam là những đường gì?
- Những đường tròn trên quả địa cầu và tranh vẽ với đường kinh tuyến là những đường gì?
- Đường xích đạo là đường nào trên quả địa cầu
- Trên quả địa cầu có bao nhiêu đường kinh tuyến và vĩ tuyến? (360 KT và 181 VT)
- Vì sao phải chọn một kinh tuyến gốc? và một vĩ tuyến gốc ?
- Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến nào?
- Vì sao phải chọn kinh tuyến đó?
(Vì có đài thiên văn rất nổi tiếng vào thời ấy)
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến nào?
(Là vĩ tuyến lớn nhất của quả địa cầu)
GV: Giải thích các kinh tuyến Đông, Tây, vĩ tuyến Bắc, Nam, nửa cầu Bắc, nửa Cầu Nam
GV lưu ý ranh giới nửa cầu Bắc và Nam và nửa cầu Đông, Tây
- Nêu tầm quan trọng của hệ thống kinh vĩ tuyến?
- Nhờ có hệ thống vĩ tuyến người ta có thể xác định được vị trí của mọi địa điểm trên quả địa cầu
* GV: Hệ thống kinh vĩ tuyến chỉ là những đường do con người đặt ra , trên thực tế trên Trái Đất không có những đường này
Kết luận: GV gọi HS đọc bài phần “ Bài đọc thêm”
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời : (15’)
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời
2. Hình dạng kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến. ( 25’)
a. Hình dạng kích thước
- Trái đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn
b. Hệ thống kinh vĩ tuyến
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu
- Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grinuyt ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến: những vòng tròn vuông góc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến 0o (Xích đạo).
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
- Nửa cầu Đông
- Nửa cầu Tây
- Nửa Cầu Bắc
- Nửa cầu Nam
4. Củng cố: 4’
Yêu cầu HS làm bài tập bản đồ: câu 1
HS thực hành xác định trên quả địa cầu:
Bắc, cực Nam.
Xích đạo.
Nửa Cực cầu Bắc, nửa cầu Nam.
Đọc bài đọc thêm trang 8.
5. Hoạt động nối tiếp:1’
Hướng dẫn cách làm bài tập 1 và 2 sgk.
Chuẩn bị bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ, cho biết:
Bản đồ là gì ?
Để vẽ được bản đồ, người ta phải làm lần lượt những công việc gì?
____________________oOo___________________
Tuần 3: NS:…………………
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH SỬ DỤNG BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ
Tiết 3: ND:………………...
I. MUC TIÊU
1. Kiến thức:
HS nắm được cách sử dụng bản đồ khi học môn địa lí và các môn học khác.
2. Kĩ năng:
HS biết cách sử dụng bản đồ để khai thác kiến thức.
3. Thái độ:
Có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường
II. CHUẨN BỊ
GV: 2 bản đồ khác nhau
HS: SGK, tập bản đồ
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra miệng: 5’
3. Bài mới
Hoạt động 1: 17’
1. Phương pháp sử dụng bản đồ, biểu đồ:
Bước 1: Cho học sinh đọc tên bản đồ, lược đồ Bước 2: Đọc bảng chú giải (Cho phép ta nắm được chìa khoá để hiểu nội dung được thể hiện trên bản đồ. Không những thế, còn rút ra được các kiến thức nhất định có tính tổng quát) Bước 3: Đọc bản đồ phải đi từ nhận định khái quát đến chi tiết.
Hoạt động 2: 17’
2. VD: Bản đồ hành chính Việt Nam
+ Tên bản đồ: Bản đồ hành chính + Đọc bảng chú giải: Nắm được các đối tượng được kí hiệu trên bản đồ
+ Nội dung chính: - Thể hiện toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam gồm 64 tỉnh thành, vùng lãnh thổ, hải đảo, vùng trời - Giáp với các nước Trung Quốc; Lào; Campuchia - Diện tích biển: > 1 triệu km2 - Diện tích đất liền - Diện tích đảo; quẩn đảo thuộc tỉnh nào thì sẽ mang màu nền của tỉnh đó. Có ranh giới các tỉnh trong đó thể hiện tên tỉnh, thành phố, tên thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, các đường quốc lộ, tên các đảo, quần đảo, hệ thống sông. + Nội dung phụ - Vị trí Việt Nam trên thế giới, khu vực Đông Nam á - Diện tích, tên, dân số các tỉnh thành phố
4. Củng cố: 4’
Giáo viên củng cố lại toàn bộ nội dung
HS trình bày lại cách sử dụng bản đồ, lược đồ.
5. Hoạt động nối tiếp: 1’
Về nhà học bài và xem trước bài mới.
_____________________oOo___________________
Tuần 4: NS:…………………
Tiết 4: ND:………………...
Bài 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. MUC TIÊU
1. Kiến thức:
Ý nghĩa tỉ lệ bản đồ
Hai dạng tỉ lệ bản đồ
2. Kĩ năng:
Dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước trên bản đồ tính khoảng cách thực tế theo đường thẳng và ngược lại.
3. Thái độ:
Có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các bản đồ giáo khoa, bản đồ treo tường
II. CHUẨN BỊ
GV: 2 bản đồ có tỉ lệ khác nhau
HS: SGK, tập bản đồ
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân
Thảo luận nhóm, đàm thoại, gợi mở, thực hành, thuyết giảng tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra miệng: 5’
3. Bài mới:
Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều nhỏ hơn kích thước thực của chúng. Để làm được điều này người vẽ bản đồ phải tìm cách thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước của các đối tượng địa lí để đưa lên bản đồ. Vậy tỉ lệ bản đồ có công dụng gì, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay .
Hoạt động của GV -HS
Nội dung
GV quan sát bản đồ rút ra định nghĩa:
* Hoạt động 1:
GV: Cho HS quan sát 2 bản đồ thể hiện cùng một khu vực nhưng có tỉ lệ khác nhau (H 8,9 SGK) rồi dựa vào SGK tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và ý nghĩa của nó
GV: Dựa vào bản đồ cho biết tỉ lệ bản đồ thường được ghi ở đâu?
HS:
GV: Tỉ lệ bản đồ thường được biểu thị ở những dạng nào
HS: 2 dạng : tỉ lệ số và tỉ lệ thước
GV: 1 bản đồ có tỉ lệ 1:200.000 sẽ bằng bao nhiêu cm, m, km? trên thực địa?
HS: 200.000 cm, 2.000 m, 2 km
GV: Tỉ lệ thước?
GV: Cho học sinh quan sát H8,9 cho biết mỗi cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu cm trên thực tế
Bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn và thể hiện các đối tượng địa lí chi tiết hơn?
HS: (bản đồ H.8 có tỉ lệ lớn hơn và mức độ chi tiết cao )
GV: Dựa vào SGK hướng dẫn HS cách phân loại bản đồ và cho làm câu 2 tập bản đồ
Hoạt động 2:
GV: yêu cầu học sinh đọc SGK mục 2 để biết cách đo khoảng cách trên bản đồ
GV: GV hướng dẫn HS làm việc cặp
HS trình bày kết quả:
- Đo tính khoảng cách trên thực tế từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn
+ Khoảng cách trên bản đồ từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn 5,5 cm
+ Tỉ lệ bản đồ: 1 :7500
+ Vậy khoảng cách thực tế từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn
5,5 x 7500 = 41250cm = 412,5 m - Từ khách sạn Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn
Tỉ lệ bản đồ: 1 : 7500
4 x 7500 = 30000 cm = 300 m
Đo tính chiều dài đường Phan Bội Châu
GV chuẩn xác, ghi điểm. Kết luận
Bản đồ: là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất
1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. (18’)
- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
- Tỉ lệ bản đồ được biểu thị ở 2 dạng: tỉ lệ thước và tỉ lệ số
2 Đo tính các khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ thước và tỉ lệ số. (17’)
Dựa vào tỉ lệ thước
Dựa vào tỉ lệ số
4. Củng cố :4’
Điền dấu thích hợp ( )vào giữa các tỉ lệ bản đồ sau :
1 : 100.000 £ 1: 900.000 £ 1:200.000
Trình bày cách đo khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ ?
5. Hoạt động nối tiếp :1’
Hoàn thành bài tập 2 và 3 trang 14.
Hoàn thành tập bản đồ bài 3.
Chuẩn bị bài 4:
Cho biết cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ
Các hướng chính trên bản đồ
Giải quyết bài tập 3.a
________________________*****________________________
Tuần 5: NS:…………………
Bài 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ, KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ
Tiết 5: ND:………………...
I.MUC TIÊU
1. Kiến thức:
Nhớ được các qui định phương hướng trên bản đồ
Hiểu thế nào là qui định kinh vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm, biết cách tìm phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu
2. Kĩ năng:
Xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và trên quả địa cầu.
3. Thái độ:
Lòng yêu thiên nhiên, khám phá khoa học
II. CHUẨN BỊ
GV : Bản đồ châu Á, quả địa cầu
HS : SGK, Tập bản đồ
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, giao tiếp, làm chủ bản thân
Thảo luận nhóm, đàm thoại, gợi mở, thực hành, thuyết giảng tích cực.
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra miệng: 5’
3. Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
* Hoạt động 1.
GV: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ trước hết ta cần phải nhớ là phần chính giữa của bản đồ được qui ước là phần trung tâm từ trung tâm bản đồ ta xác định : Phía trên là Bắc, phía dưới là Nam bên phải là Đông, bên trái là Tây
GV: Sử dụng bản đồ Châu Á để minh hoạ
GV: Để xác định chính xác phương hướng trên bản đồ ta phải làm gì ?
HS: Phải dựa vào các đường kinh vĩ tuyến
GV: Đường kinh vĩ tuyến bao giờ cũng có hướng Bắc Nam, nếu đi về phía Bắc thì cuối cùng sẽ đến điểm cực Bắc và ngược lại
GV: Các hướng Đông – Tây không có những điểm cố định như hướng Bắc – Nam
GV: Kinh tuyến là những đường dọc nối cực Bắc – Nam vì vậy nó cũng là đường chỉ hướng Bắc-Nam, vĩ tuyến chỉ hướng Đông - Tây
* Lưu ý : Đối với những bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc và tìm các hướng còn lại như hình 10
* Hoạt động 2:
GV : Muốn tìm vị trí của một điểm trên quả địa cầu hoặc trên bản đồ người ta phải làm như thế nào ?
HS trả lời theo SGK
GV : Em hãy tìm điểm C ở H11 SGK nêu ra định nghĩa của kinh độ, vĩ độ, và tọa độ địa lí của một điểm
GV : Điểm C là điểm gặp nhau của đường kinh tuyến và vĩ tuyến nào ?
GV : Qui ước viết tọa độ địa lí của một điểm
ra sao ?
* Hoạt động 3:
GV: Xác định trên H12 các đường kinh vĩ tuyến gốc để biết được giới hạn của các kinh tuyến Đông Tây vĩ tuyến Bắc Nam
HS cần phải xác định được đâu là các đường kinh tuyến và vĩ tuyến
GV : hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (cá nhân)
1- Phương hướng trên bản đồ. (10’)
- Phương hướng chính trên bản đồ (8 hướng)
- Cách xác định phương hướng trên bản đồ :
Với bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến: phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
Đối với những bản đồ không vẽ kinh,vĩ tuyến thì ta dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ, sau đó các hướng còn lại.
2- Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí. (10’)
- Kinh độ của 1 điểm: Là số đo chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua một điểm đó đến kinh tuyến gốc
- Vĩ độ của 1 điểm: Là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc
- Toạ độ địa lí của 1 điểm: Là bao gồm kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Quy ước viết tọa độ địa lí của một điểm: kinh độ để trên, vĩ độ để dưới
VD : điểm C 200T
100B
3- Bài tập. (15’)
a) Xác định các hướng bay:
Hà Nội đến Viêng Chăn : Tây Nam
Cu - a-la-Lăm-pơ đến Băng Cốc : Bắc
Hà Nội đến Gia – các – ta : Nam
Cu- a- la-Lăm-pơ đến Ma-ni-la :Đông Bắc
Hà Nội đến Ma-ni- la : Đông Nam
Ma- ni - la đến Băng Cốc : Tây
b) Tọa độ địa lí:
1300Đ 1300Đ
A B C
100B 100B 00
c)Tọa độ địa lí
1400Đ 1200Đ
E Đ
00 100N
d) Hướng từ:
Điểm O đến A: Bắc
Điểm O đến B: Đông
Điểm O đến C: Nam
Điểm O đến D: Tây
4. Củng cố:4’
Căn cứ vào đâu ta xác định phương hướng trên bản đồ ?
Cách viết tọa độ địa lí một điểm ? Ví dụ
Xác định tọa độ địa lí thủ đô Hà Nội trên bản đồ.
Cách xác định phương hướng trên bản đồ cực.
5. Hoạt động nối tiếp:1’
Hoàn thành bài tập 1,2 /17 sgk.
Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng những ký hiệu nào ?
Làm thế nào để biểu hiện một quả núi lên bản đồ ?
___________________oOo_______________________
Tuần 6 : NS:…………………
Bài 5 : KÍ HIỆU BẢN ĐỒ
Tiết 6 : ND:………………...
I.MUC TIÊU
1. Kiến thức:
HS hiểu khái niệm kí hiệu bản đồ .
Có ba loại các kí hiệu bản đồ, các dạng kí hiệu bản đồ
Các cách biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ
2. Kĩ năng:
Đọc và hiểu nội dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản
3. Thái độ :
Tạo hứng thú học tập cho HS, ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế
II. CHUẨN BỊ
GV : Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
HS : Sgk, tập bản đồ
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra miệng:5’
3. Bài mới :
Hoạt động của GV -HS
Nội dung
* Hoạt động 1.
GV : Khi vẽ bản đồ các nhà địa lí đã dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.
- GV treo bản đồ, yêu cầu HS quan sát một số kí hiệu : so sánh kí hiệu với tranh ảnh, thực tế
GV quan sát h14 hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu ?
HS …………
- Kí hiệu bản đồ là gì ?
Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc , chữ cái dùng để thể hiện trên bản đồ những đối tượng địa lí và đặc trưng của chúng
Kí hiệu bản đồ có mấy loại ?
HS : Kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích
GV quan sát h14,15 nhận biết cách phân loại kí hiệu sau đó xác định ý nghĩa của các loại kí hiệu
GV bổ sung
Bài 5 : KÍ HIỆU BẢN ĐỒ
CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ
+ Kí hiệu điểm : thường dùng để biểu hiện vị trí của các đối tượng có và tương đối nhỏ, chúng được dùng với mật độ là xác định vị trí vì vậy phần lớn không cần theo tỉ lệ bản đồ
+ Kí hiệu đường thường dùng để thể hiện những đối tượng phân bố theo chiều dài là chính như: Địa giới, đường giao thông .Đặc biệt là những đường đồng mức…………
GV : Kí hiệu bản đồ có nhiều dạng và có tính quy ước vì thế muốn hiểu được các kí hiệu ta phải làm gì?
HS đọc bảng chú giải của bản đồ
GV : Nhấn mạnh đến điểm quan trọng nhất của kí hiệu là phản ánh vị trí, sự phân bố của các đối tượng trong không gian
* Hoạt động 2
GV giới thiệu cách biểu hiện địa hình núi trên bản đồ : thang màu, đường đồng mức
GV giới thiệu cho học sinh biết thang màu thể hiện độ cao địa hình
GV : Đường đồng mức là gì ?
GV: giải thích
GV cho HS quan sát hình 16, cho biết:
+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét ?
+ Dựa vào khoảng cách giữa các đường đồng mức ở hai sườn núi cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn ? Giải thích.
HS trình bày, GV chuẩn xác .
* Lưu ý HS : đường đồng mức (đường đẳng cao, đường đẳng sâu)
1- Các loại kí hiệu bản đồ. (17’)
- Có 3 loại kí hiệu thường được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ : Kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
- Một số dạng kí hiệu thường được sử dụng để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ :
- Bảng chú giải của bản đồ giúp ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên bản đồ
2- Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. (18’)
- Để biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ người ta thường dùng thang màu hoặc vẽ các đường đồng mức.
- Đường đồng mức là đường nối liền những điểm có cùng một độ cao.
- Các đường đồng mức càng gần nhau hơn thì địa hình càng dốc
4. Củng cố :4’
Yêu cầu HS xác định trên bản đồ :
Ranh giới trên đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng.
Nhà máy thuỷ điện lớn ở nước ta.
Vùng trồng lúa, cây công nghiệp.
Tại sao khi sử dụng bản đồ ta phải xem chú giải ?
HS làm bài tập bản đồ .
5. Hoạt động nối tiếp :1’
* Chuẩn bị :làm việc cá nhân (nhóm)
Đo chiều dài và chiều rộng lớp học, cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, bục giảng, tính tỉ lệ và vẽ trên giấy (thước dây, bút chì, giấy vẽ…)
Tìm hiểu cách sử dụng địa bàn để xác định phương hướng ngoài thực địa.
_______oOo___________________
Tuần 7 : NS:…………………
Tiết 7 : ND:………………...
ÔN TẬP
I.MUC TIÊU
1. Kiến thức:
Hệ thống lại kiến thức từ bài 1 đến bài 5
2. Kĩ năng:
Biết cách xác định phương hướng trên bản đồ.
Bước đầu biết cách xác định tọa độ địa lí của một điểm và biết tính tỉ lệ bản đồ.
3. Thái độ:
Tạo hứng thú học tập cho HS, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
II. CHUẨN BỊ :
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, tự nhận thức, giao tiếp, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân, suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ, trình bày 1 phút
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : 1’
2. Kiểm tra miệng:5’
3. Bài mới :
4. Củng cố :4’
GV hệ thống lại toàn bộ kiến thức.
5. Hoạt động nối tiếp :1’
_ Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết.
______________****___________________
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần 8
Tiết 8
Ngày soạn : …………
Ngày giảng: …………
I.MUC TIÊU :
1. Kiến thức :
Hệ thống lại các kiến thức về vị trí Trái Đất ,
Khái niệm về bản đồ, cách vẽ bản đồ, cách xác định phương hướng trên bản đồ.
2. Kĩ năng :
Rèn kỹ năng quan sát, hệ thống hoá kiến thức, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
3. Thái độ :
Tạo hứng thú học tập cho học sinh
II. CHUẨN BỊ :
GV : Câu hỏi kiểm tra và đáp án
HS : Kiến thức đã học
III. CÁC KNS/KT DH
Tư duy, tự nhận thức, làm chủ bản thân
Động não, HS làm việc cá nhân.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra miệng:
3. Bài mới :
A.THIẾT LẬP MA TRẬN
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng điểm
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất
-Trái đất có hình dạng ntn
- Kinh tuyến gốc là đường ntn.
Trên quả địa cầu nếu cứ cách 100 ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến
1,5Đ
Tỉ lệ bản đồ
- Bản đồ là gì.
-Vận dụng tính khoảng cách thực tế
-Vận dụng tính tỉ lệ bản đồ
4Đ
Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
-Xác định các phương hướng chính trên bản đồ
-Tọa độ địa lý của một điểm là
2,5Đ
Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- Khi vẽ bản đồ người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lý bằng các kí hiệu nào.
- Để đọc được ký hiệu trên bản đồ người ta dựa vào đâu
-Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem chú giải.
2,0Đ
Tổng điểm
1,5Đ
2,0Đ
1,0Đ
2,0Đ
0,5Đ
3Đ
10Đ
B. ĐỀ KIỂM TRA
Điểm:
Lời Phê:
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Khoanh tròn ý trả lời đúng nhất
Câu 1: Trái đất có hình dạng như thế nào:
a. Hình vuông
b. Hình cầu
c. Hình tròn
d. Hình elip
Câu 2: Trên quả địa cầu nếu cứ cách 100 ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến:
a. 360KT
b. 90KT
c. 180KT
d. 36KT
Câu 3: Kinh tuyến gốc là đường:
a. Xích đạo được đánh số 0
b. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uyt được đánh số 0
c. Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến 00
d. Nối từ cực Bắc đến cực Nam
Câu 4: Tọa độ địa lý của một điểm là:
a. Kinh độ của địa điểm đó
b. Vĩ độ của địa điểm đó
c. Kinh độ và vĩ độ của địa điểm đó
d. Hệ thống KT và VT trên trái đất
Câu 5: Để đọc được ký hiệu trên bản đồ người ta dựa vào:
a. Tỉ lệ bản đồ
b. Bảng chú giải
c. Thước tỷ lệ
d. Đường đồng mức
Câu 6: Khi vẽ bản đồ người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lý bằng các kí hiệu sau:
a. Kí hiệu điểm
b. Kí hiệu đường
c. Kí hiệu diện tích
d. Tất cả các ký hiệu trên
II/ TỰ
File đính kèm:
- giao an dia 6 HKI.doc