Giáo án Địa lí 9 cả năm - GV: Đỗ Thị Ngọc

 ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Tiết 1:

Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

I.Mục tiêu bài học:

 Sau bài học , hoc sinh cần:

 - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất . Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

 - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta .

 - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc .

 - Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc.

II. Phương tiện dạy học:

 - Bản đồ dân cư VN

 - Biểu đồ cơ cấu dân tộc nước ta 1999( %) H1.1

 - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc VN.

 

doc116 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí 9 cả năm - GV: Đỗ Thị Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA LÍ VIỆT NAM ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1: Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM NS: 16.08 ND:17.08 I.Mục tiêu bài học: Sau bài học , hoc sinh cần: - Biết được nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc kinh có số dân đông nhất . Các dân tộc của nước ta luôn đoàn kết bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta . - Xác định được trên bản đồ vùng phân bố chủ yếu của một số dân tộc . - Có tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ dân cư VN - Biểu đồ cơ cấu dân tộc nước ta 1999( %) H1.1 - Bộ ảnh về đại gia đình các dân tộc VN. III. Hoạt động trên lớp: 1. Kiểm tra: sách , vở , tập bản đồ. 2. Bài mới: GTB: VN là quốc gia nhiều dân tộc. Với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc . Hôm nay, chúng ta tìm hiểu về “ Cộng đồng các dân tộc VN” Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1: Nhóm/ cặp - GV dùng tập ảnh giới thiệu 1 số dân tộc tiêu biểu cho các miền đất nước. - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? - Thuộc mấy dòng ngữ hệ chính? (. Dòng Nam Á thuộc nhóm Việt, Mường, Tày,Thái,Ka Đai, Mông, dao, Môn-Khơ-me . Dòng Nam Đảo: thuộc nhóm Malayô Pôlinê diêng . Dòng Hán- Tạng: nhóm Tạng, Miến, Hoa, Hán - 54 dân tộc có những nét văn hóa như thế nào? ( Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng làm nền tảng cho văn hóa Việt Nam phong phú, giàu bản sắc.) - Những nét văn hóa đó được thể hiện qua những mặt nào? ( phong tục, tập quán, cách trang phục, ngôn ngữ.) - Quan sát H1.1dân tộc nàochiếm số dân đông nhất? Chiếm tỉ lệ bao nhiêu? - Người Việt cổ còn có những tên gọi gì? ( Âu Lạc, Lạc Việt) - Đặc điểm của dân tộc Việt ? ( Đây là.khoa học kĩ thuật) - Ngoài dân tộc Việt ( kinh )còn có các dân tộc gì? chiếm tỉ lệ ? ( Các dân tộc ít người chiếm 13,8 % dân số) - Trình bày những nét khái quát về dân tộc ít người ? ( Trình độ phát triển kinh tế khác nhau ..thủ công) - Kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? ( dệt thổ cẩm, thêu thùa , Tày, Thái), Làm gốm, trồng bông dệtvải( Chăm) , làm đường thốt nốt, khảm bạc(Khơme), làm bàn ghế bằng trúc(Tày) - Vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước? Mặc dù các dân tộc có những nét riêng về đời sống ,văn hóa , nhưng tất cả cùng nằm trong 1 khối thống nhất kể cả người Việt ở nước ngoài đều góp phần xây dựng Tổ quốc. Chuyển ý: Mỗi dân tộc đều có địa bàn sinh sống được phân bố như thế nào. Ta tìm hiểu phần 2 * Hoạt động2: cá nhân - Cho biết dân tộc Việt phân bố chủ yếu ở đâu? - Dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? - Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? ( Trung du và miền núi phía Bắc có dân tộc: Tày,Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông. Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyêncó dân tộc: Ê đê, Gia rai, Ba na, Co ho. Ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: người Khơme, Chăm, Hoa) - Hiện nay đời sống các dân tộc vùng cao như thế nào? ( đời sống đã được nâng lên , môi trường được cải thiện ) - Tình trạng du canh du cư đã được hạn chế là nhờ vào đâu? (Cuộc vận động định canh định cư gắn với xóa đói giảm nghèo). Ghi bảng I. Các dân tộc ở Việt Nam: - Nước ta có 54 dân tộc. - Mỗi dân tộc có những nét văn riêng thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. - Dân tộc Việt ( kinh )có số dân đông nhất chiếm 86% dân số cả nước - Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng II. Phân bố các dân tộc : 1. Dân tộc Việt: Phân bố rộng khắp cả nước., chủ yếu tập trung đông ở đồng bằng, trung duvà duyên hải. 2. Các dân tộc ít người: - Sống chủ yếu ở miền núi và cao nguyên. 3. Củng cố: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? - Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Bài tập : Chọn ý đúng nhất: 1. Trong các dân tộc ít người ở nước ta, 1 số dân tộc có số dân tới 1 triệu người trở lên là: a. Tày, Thái, Mường, Khơ me b. Mường, Bana, Trái, Tày c. Bana, Chăm, Khơ Me, Mường 2.Hiện nay đời sống các dân tộc vùng cao dã được nâng lên, môi trường được cải thiện, tình trạng du canh du cư đã được hạn chế là nhờ: a. Việc khai hoang b. Tổ chức các hợp tác xã chăn nuôi, trồng trọt. c Nhờ các cuộc vận động định canh định cư gắn với xóa đói giảm nghèo ĐÁ: C1( ýa), C2( ýc) 4. Dặn dò: Học bài Làm bài tập 3 trang 6 Soạn bài 2 “ Dân số và sự gia tăng dân số” Vẽ H2.1 và bài 3 /10 Tiết 2: Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ NS: ND: I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , học sinh cần: - Biết số dân cư của nước ta 2002 - Hiểu và trình bày được tình hình gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả. - Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số của nước ta, nguyên nhân của sự thay đổi - Có kĩ năng phân tích bảng thống kê và 1 số biểu đồ dân số - Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình hợp lí II. Phương tiện dạy học : - Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta - Tài liệu , tranh ảnh về hậu quả của bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống. III. Hoạt động trên lớp: 1. Bài cũ: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? - Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 2. Bài mới: GTB: Dân số tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế , xãhội, chính trị, của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mỗi quốc gia ,mà của cả cộng đồng quốc tế .Ở mỗi quốc gia, chính sách dân số luôn có vị trí xứng đáng trong các chính sách của nhà nước . Để hiểu vấn đề dân số, sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số ở nước ta có đặc điểm gì? Ta nghiên cứu qua bài2 . Hoạt động của thầy và trò GV giới thiệu số liệu . 1979 nước ta có 52,46 triệu người . 1989 64,41 ------------ . 1999 76,43------------- - Em cho biết số dân của nước ta tính đến 2002 là bao nhiêu? ( 79,7 triệu người) - Dân số nước ta đứng thứ mấy trên thế giới và khu vực? ( thứ 14 trên thế giới, và thứ 3 ở khu vực ) - Về diện tích nước ta đứng thứ mấy trên thế giới? (58) - Em có suy nghĩ gì về thứ hạng diện tích và dân số của VN so với các nước trên thế giới?( dtích nhỏ, dân số đông) - Với dân số đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta? ( Thuận lợi: nguồn lao động lớn , thị trường tiêu thụ lớn. Khó khăn: tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế xãhội, với tài nguyên môi trường) -GV treo biểu đồ H2.1 + Cho hs quan sát và nhận xét về sự thay đổi số dân qua chiều cao của các cột dân số(dân số nước ta tăng liên tục) + Nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên để thấy sự thay đổi - Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì? ( bùng nổ dân số) - Qua H2.1 nêu nhận xét đường biểu diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi ntn? (Tốc độ gia tăng thay đổi từng giai đoạn: cao nhất gần 2% (54-60) Từ 1976—2003 xu hướng giảm dần thấp nhất 1,3%2003 - Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó? - Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh? (Cơ cấu dân số VN trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao, có khoảng 45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hằng năm) * HĐ 2: Nhóm - Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? (kinh tế không phát triển với nhu câu đời sống, xã hội bất ổn, môi trường khó khăn trong việc bảo vệ) - Mỗi nhóm tìm hiểu 1 vấn đề: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên chuẩn xác kiến thức Ghi bảng I. Số dân: - Dân số nước ta là 79,7 triệu người - VN là quốc gia đông dân II. Gia tăng dân số: - Từ cuối những năm 50 của TK 20nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số - Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm. Hậu quả gia tăng dân số Kinh tế Xã hội Môi trường Lao động và việc làm Tốc độ phát triển kinh tế Tiêu dùng và tích lũy Giáo dục Y tế và chăm sóc sức khỏe Thu nhập mức sống Cạn kiệt tài nguyên Ô nhiễm môi trường Phát triển bền vững - Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta? - Giáo viên chuẩn xác lại nội dung kiến thức theo sơ đồ đã nêu. - Dựa vào bảng 2.1 xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất? - Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung binh cả nước? ( Tây Bắc, Bắc Bộ, DHNTB, Tây Nguyên) - Hiện nay nước ta có cơ cấu dân số ntn? ( trẻ ) - Vì sao? ( do tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao trong 1 thời gian dài) - Phân tích bảng 2.2 . Cơ cấu theo giới tính ở nước ta từ 1979 đến1999chuyển biến theo hướng nào? ( nam tăng, nữ giảm ) - Tại sao cần phải biết kếtcấu dân số theo giới tính ở mỗi quốc gia? ( để tổ chức lao động phù hợp từng giới , bổ sung hàng hóa, nhu yếu phẩm từng giới) - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979- 1999? ( nhóm tuổi 0-14 giảm Nhóm tuổi 15-59&60tăng ) - HS đọc mục 3 SGK - TỈ số giới tính không bao giờ cân bằng và thường thay đổi theo nhóm tuổi theo thời gian và không gian . Nhìn chung trên thế giới hiện nay lá 98,6 nam thì có 100 nữ . Tuy nhiên lúc mới sinh ra ,số trẻ em sơ sinh nam luôn cao hơn trẻ sơ sinh nữ TB 106 nam/ 100 nữ đến tuổi trưởng thành tỉ sô này gần ngang nhau. Sang lứa tuổi già số nữ cao hơn nam. - Nguyên nhân của sự khác biệt về tỉ sốgiới tính ở nước ta? (Hậu quả của chiến tranh, nam hy sinh nhiều. Nam lao động nhiều hơn ,nặng nhọc hơn, nên tuổi thọ thấp.) - Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất nước 2,19%, thấp nhất là đông bằng Sông Hồng 1,11% III. Cơ cấu dân số: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta đang có sự thay đổi , tỉ lệ trẻ em giảm xuống, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động tăng lên. 3. Củng cố: - Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta? Bài tập: Chọn ý đúng nhất 1 Về phương diện xã hội, viêc gia tăng dân số nhanh sẽ dẫn đến hậu quả : a. Môi trường bị ô nhiễm nặng b. Nhu cầu giáo dục , y tế, việc làmcăng thẳng c. Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt 2. Tính đến 2002 dân số nước ta : a. 77,5 triệu b. 75,4 triệu c. 79,7 triệu d. 80,9 triệu * Bài tập 3/ 10 - Tính tỉ lệ % gia tăng dân số tự nhiên : lấy tỉ suất sinh trừ đi tỉ suất tử của từng năm 1979: 32,5-7,2=2,43% 1999: 19,9-5,6 = 1,43% - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm 40 - 35 - 30 - 25 - Miền gia 20 - tăng tự nhiên 15 - 10 - 5 - 0 1979 1999 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH GIA TĂNG TỰ NHIÊNCỦA DÂN SỐ NƯỚC TA THƠÌ KÌ 1979- 1999 4. Dặn dò: Học bài Soan bài3 : “ Phân bố dân cư và các loại hình quầncư” Tiết 3: Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ NS: ND: I. Mục tiêu bài học: Sau bài học , học sinh cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm mật độ dân số và phân bố dân cư của nước ta. - Biết đặc điểm của các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị và đô thị hóa ở nước ta. - Biết phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị VN (1999) 1 số bảng số liệu về dân cư. - Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường đang sống, chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư . II. Phương tiện dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị VN - Tranh ảnh về nhà ở, 1 số hình thức quần cư ở VN - Bảng thống kê mật độ dân số 1 số quốc gia và dân đô thị ở VN III. Hoạt động trên lớp: 1. Bài cũ: - Cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta? - Sự thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta như thế nào? 2. Bài mới: GTB: Cũng như các nước trên thế giới, sự phân bố dân cư ở nước ta phụ thuộc vào nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, lịch sửTùy theo thời gian và lãnh thổ cụ thể, các nhân tố ấy tác động với nhau tạo nên 1 bức tranh phân bố dân cư như hiện nay. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bức tranh đó và biết được nó đã tạo nên sự đa dạng về hình thức quần cưở nước ta như thế nào? Hoạt động của thầy và trò * Hoạt động 1: cá nhân - Nhắc lại thứ hạng diện tích lãnh thổ và dân số nước ta so với thế giới? ( DT: 58, Dsố : 14) GV cung cấp số liệu 2003 + Châu Á: 85người / Km2 + ĐNÁ: Lào 25 người / Km2 Campuchia 68người/ Km2 Malaixia 75người/ Km2 Thái lan 124người/Km2 -Mật độ dân số nước ta? 246người/Km2 - So sánh mật độ dân số nước ta với Châu Á, với các nước trong khu vực ĐNÁ? ( MDDS nước ta lớn hơn Châu Á và ĐNÁ) - Qua so sánh rút ra đặc điểm mật độ dân số nước ta? . GV cung cấp : 1989: 195người /Km2 1999: 231- 2002: 241- 2003: 246- Qua số liệu trên em rút ra nhận xét gì về MĐ,DS qua các năm? ( ngày càng tăng) Chuyển ý: Bức tranh phân bố dân cư như hiện nay biểu hiện như thế nào ta tìm hiểu đặc điểm cư bản sự phân bố dân cư - Quan sát H3.1 - Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào? Đông dân nhất là ở đâu? ( đồng bằng chiếm1/4 diện tích,tẩptung ¾ số dân 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long , vùng Nam Bộ ) - Dân cư thưa thớt ở vùng nào ? Thưa nhất ở đâu? ( miền núi và cao nguyên diện tích ¾ dân số ¼ Tây Bắc: 67người /Km2 Tây Nguyên: 82người/Km2) - Trình bày đặc điểm phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta như thế nào ? - Sự phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta như thế nào? ( không đồng đều) - Phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị nước ta có đặc điểm gì? - Dân cư sống tập trung nhiều ở nông thôn chứng tỏ nền kinh tế có trình độ như thế nào?( thấp, chậm phát triển) - Cho biết nguyên nhân của đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta? ( đồng bằng, ven biển và đô thị có điều kiện tự nhiên thuận lợi , các hoạt động sản xuất có điều kiện phát triển hơn . Có trình độ phát triển lực lượng sản xuất ,là khu vực khai thác lâu đời. ) - Những nơi có điều kiện thuận lợi ,mật độ dân số cao quá gây ra hậu quả gì?( quá tải về quĩ đất, cạn kiệt tài nguyên , ô nhiễm môi trường,) - Nhà nước ta có chính sách, biện pháp gì để phân bố lại dân cư ?( Tổ chức di dân đến các vùng kinh tế mới ở miền núi, cao nguyên. Chuyển ý: ĐK tự nhiên, tập quansanr xuất, sinh hoạt mỗi vùng có các kiểu quần cư khác nhau. * Hoạt động 2: cá nhân HS quan sát tranh về quần cư - Cho biết sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn của các dân tộc? ( + Người kinh : Làng xóm, đình làng, cây đa bến nước, có trên 100 hộ dân, trồng lúa nước , làm nghề thủ công truyền thống. + Dân tộc ít người: Buôn, bản,.. sống ở những nơi gần nguồn nước , có đất canh tác,sản xuất nông lâm kết hợp , có dưới 100 hộ dân, làm nhà sàn tránh thú dữ.) - Vì sao các làng bản,cách xa nhau? ( là nơi ở , sản xuất, chăn nuôi.) - Sự giống nhau của quần cư nông thôn? ( Hoạt động kinh tế chính là nông lâm , ngư nghiệp) - Trình bày đặc điểm của quần cư nông thôn ? - Ngày nay quần cư nông thôn có những thay đổi gì? ( đường, trường, trạm, điện thay đổi diện mạo làng quê. Nhà cửa , lối sống,số người không tham gia sản xuất nông nghiệp đông) - Đặc điểm của quần cư thành thị nước ta? Về qui mô, mật độ? - Hoạt động kinh tế của đô thị là gì? - Các đô thị có chức năng gì? - Quan sát H3.1 Nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích? ( Có qui mô dân số lớn, mđ dân số cao, tỉ lệ phi lao động nhiều, sản xuất và dịch vụ hàng hóa phát triển có cơ sở hạ tầng, có vai trò trung tâm. ) - Quan sát bảng 3.1 - Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta ? ( số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các giai đoạn, tăng nhanh nhất là từ 1995- 2003) - Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? ( Tỉ lệ dân đô thị còn thấp nhưng quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao . Điều đó chứng tỏ nước ta vẫn ở trình độ đô thị hóa thấp, kinh tế nông nghệp có vị trí khá cao. ) - Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn? ( việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị, chất lượng đô thị..) Ghi bảng I. Mật độ dân số và phân bố dân cư 1. Mật độ dân số: - Nước ta có mật độ dân số cao, 246người/Km2 2. Phân bố dân cư: - Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng,ven biển và các đô thị , miền núi và cao nguyen dân cư thưa thớt . - Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn 74%số dân , thành thị 26% số dân. II. Các loại hình quần cư: 1. Quần cư nông thôn: - Sống tập trung thành các diểmdaan cư với qui mô dân số nhỏ. Hoạt động kinh tế chủ yếu nông nghiệp . 2. Quần cư thành thị: - Các đô thị nước ta phần lớn có qui mô vừa và nhỏ, dân số lớn,mật độ dân số cao. - Hoạt động kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật. - Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển. 3. Đô thị hóa: - Là mở rộng diện tích thành phố, tăng dân số đô thị, mở rộng lối sống thành thị . - Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ đô thị hóa còn thấp. 3. Củng cố, bài tập: 1. Năm 2003 , mật độ dân số nước ta là: a. 195người /Km2 b. 246người/ Km2 c. 346ngườiKm2 d. 233người /Km2 2. Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta : a. Đồng bằng sông Cửu Long b.Duyên hải Nam Trung Bộ c. Đồng bằng sông Hồng d. Đông Nam Bộ 3 . Giai đoạn nào ở nước ta có số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh nhất: a. 1985—1990 b. 1990—1995 c. 1995—2000 d. 2000—2003 4 Dặn dò: Học bài Tiết 4: Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG NS: ND: I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần: - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. -Biết sơ lược về chất lượng cuộc sống và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta. -Biết phân tích nhận xét các biểu đồ. II. Phương tiện dạy học: -Các biểu đồ cơ cấu lao động H4.1, 4.2 -Bảng thống kê về sử lao động. III. Hoạt động trên lớp: 1. Bài cũ: -Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta? 2. Bài mới: -GTB: nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác.Tất cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của xã hội do con người sản xuất ra.Song không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất, mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khỏe và trí tuệở vào độ tuổi nhất định . Để rõ hơn vấn đề lao động , việc làm và chất lượng cuộc sống ở nước ta. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng Nhắc lại cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta như thế nào ?(độ tuổi lao động và ngoài lao động tăng lên)→ Đó chính là nguồn lao động . - Nguồn lao động của nước ta như thế nào? ( dồi dào và tăng nhanh) -Bình quân mỗi năm nước ta có thêm bao nhiêu lao động ? ( hơn 1 triệu lao động ) Đây là mặt mạnh của nguồn lao động - Nguồn lao động nước ta bên cạnh những mặt mạnh còn có những hạn chế nào? (về thể lực và chất lượng trình độ chuyên môn) - Dựa H4.1 nhận xét về cơ cấu lực lượng giữa thành thị và nông thôn? (TT: 24,2%, NT: 75,8%) - Giải thích nguyên nhân? ( nước ta là nước nông nghiệp, trong phân bố dân cư nông thôn cao hơn thành thị) - Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động? ( chưa cao, không qua đào tạo nhiều 78,8%, có 21,2% Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật trong đó có 16,6% công nhân kỹ thật và trung học chuyên nghiệp, 4,6% trình độ cao đẳng đại học ) - Để nâng cao chất lượng nguồn lao động cần có những giải pháp gì? ( Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông, đào tạo chuyên hóa ngành nghề, rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý) BT2 Mở rộng: Chất lượng lao động với thang điểm 10, Việt Nam được quốc tế chấm 3,79 điểm. - Hoạt động 2: cá nhân. - Quan sát H4.2 nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 1989 và 2003? ( Qua biểu đồ nhìn chung cơ cấu lao động có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CNH trong thời gian qua, biểu hiện ở tỉ lệ lao động trong các ngành CN- CD và DV tăng, số lao động làm việc trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp ngày càng giảm. - Tuy vậy phần lớn lao động vẫn còn tập trung trong ngành N – L – N ( 59,6%) sự gia tăng lao động trong ngành CN – XD, DV vẫn còn chậm. Chuyển ý: Tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động cao nên vấn đề việc làm đang là thách thức lớn đối với nước ta. Hoạt động 3: nhóm ( 3) N1:Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? (Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến . Tỉ lệ thất nghiệp của thành thị cao 6%.) N2: Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh doanh khu dự án công nghệ cao? (chất lượng lao động thấp, thiếu lao động có kỹ năng , trình độ đáp ứng yêu cầu của nền CN,DV hiện đại.. N3: Để giải quyết vấn đề việc làm theo em phải có những giải pháp nào? *HĐộng 4: Cá nhân - Hãy nêu những dẫn chứng nói lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có thay đổi cải thiện? ( nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, TBình GDB mỗi năm tăng 7%,xóa đói giảm nghèo từ 16.1%(2001 Xuống 14,5%(2002)và 12%(2003).10%(2005) - Cải thiện về giáo dục , y tế và chăm sóc sức khỏe, Nhà ở,nước sạch, điện sinh hoạt. - Chất lượng cuộc sống dân cư giữa các vùng như thế nào? ( còn chênh lệch, vùng núi phía bắc –BTB- NTB GDB thấp, ĐNB GĐB cao nhất. - Chất lượng cuộc sống người dân được đo bằng gì? (nhiều chỉ tiêu về khả năng đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần trong đó có chỉ số phát triển con người ( HDI) I. Nguồn lao động và sử dụng lao động. 1. Nguồn lao động: - Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - Lực lượng lao động hạn chế vì thể lực và trình độ chuyên môn 78,8% không qua đào tạo. - Tập trung nhiều ở nông thôn 75,8%. 2. Sử dụng lao động: - Phần lớn lao động còn tập trung trong nhiều ngành nông – lâm- ngư nghiệp - Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực II. Vấn đề việc làm: - Số người trong độ tuổi lao động tăng, phát triển ngành nghề còn hạn chế ở nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao , tạo nên sức ép lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm - Giải pháp: . Phân bố lại lao động và dân cư . Đa dạng hoạt động kinh tế ở nông thôn . Phát triển hoạt động cộng nghiệp và dịch vụ ở thành thị . Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề. III. Chất lượng cuộc sống: - Chất lượng cuộc sống đang được cải thiện . - nhưng còn chênh lệch giữa các vùng , giữa tầng lớp nhân dân. 3. Củng cố: - Chúng ta đã đạt được những thành tựu gỉtong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân? Bài tập: 1 Trong năm 2003 số lực lượng lao động không qua đào tạo ở nước ta là: a. 75,8% b. 78,8% c. 71,5% d. 59% 2. Từ 1999- 2003 số lao động hoạt động trong ngành kinh tế tăng từ: a. 35,1triệu → 43,1 triệu b 30triệu → 41,3 triệu c 30,1 triệu → 41,3 triệu d. 30,5 triệu → 40,3 triệu 3. Trong thời gian từ 1989 đến 2003 lực lượng lao động ngành nông – lâm- ngư nghiệp nước ta đã: a. Tăng từ 59,6%→ 71,5% b. Giảm từ 71,5%→ 59,6% c. Tăng từ 68,8% → 71,5% d. Giảm từ 71,5%→ 68,8% 4. Trong 5 năm ( 1989 đến 2003) lực lượng lao động công nghiệp – xây dựng đã tăng từ: a. 21,2%→ 24,2% b.17,3%→ 24% c. 11,2%→ 16,4% d. 59,6%→ 71,1% 4. Dặn dò: Học bài Soạn bài 5 “ thực hành’’ Soạn bài 4 “ Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống” Tiết 5: Bài 5: THỰC HÀNH:PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 NS:30.08 ND: 31.08 I. Mục tiêu bài học: Học sinh cần: - Biết cách so sánh tháp dân số - Tìm được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. - Xác lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số theo tuổi , giữa dân số và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao kỹ năng đọc và phân tích so sánh tháp tuổi để giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu theo tuổi, các thuận lợi cà khó khăn, giải pháp trong chính sách dân số. II. Phương tiện dạy học : -Tháp dân số VN năm 1989 và năm 1999. -Tài liệu về cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta. III. Hoạt động trên lớp: 1. Bài cũ: - Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? - Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào? 2. Bài mới: GTB: Kết cấu dân số theo tuổi trên phạm vi cả nước và trong từng vùng có ý nghĩa quan trọng, nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động. Kết cấu dân số theo độ tuổi và theo giới được biểu hiện trực quan bằng tháp tuổi Để hiểu rõ hơn đặc điểm cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có chuyển biến gì trong những năm qua? Ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội ntn/ Ta cùng phân tích so sánh với tháp tuổi. Bài thực hành Hoạt động của thầy và trò: - Cho hs đọc yêu cầu bài 1. - Tỉ lệ dân số phụ thuộc là gì? ( Là tỉ số giữa người chưa đến tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với người đang tuổi lao động của dân cư 1vùng, 1nước.) HĐ nhóm: 6nhóm Mỗi nhóm tìm hiểu 1 yêu cầu - Đại diện nhóm trình bày kết quả GV bổ sung, chuẩn xác kiến thức Ghi bảng I.Bài tập 1: Các yếu tố Năm 1989 1999 Hình dạng của tháp Cơ cấu dân số theo tuổi Nhóm tuổi 0— 14 15—59 60 trở lên Đỉnh nhọn đáy rộng Nam 20,1 25,6 3,0 Nữ 18,9 28,2 4,2 Đỉnh nhọn, đáy rộng chân đáy hẹp hơn 1989 Nam 17,4 28,4 3,4 Nữ 16,1 30,0 4,7 Tỉ số phụ

File đính kèm:

  • docgiao an dia li 6(1).doc