Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Ngọc Ánh

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1-Kiến thức :

-Học sinh nắm được khái niệm đường đồng mức

2-Kỹ năng :

Đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ .

Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức .

II-TRỌNG TÂM BÀI :

Xác định độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức

III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Lược đồ địa hình trong SGK phóng to ,mô hình núi và đường đồng mức làm từ nón lá(nếu có )

-Bản đồ hay lược đồ địa hình có tỉ lệ lớn ( biểu hiện độ cao bằng đường đồng mức hay thang màu .

IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :

1-Kiểm trabài cũ :

Khoáng sản là gì ? có mấy nhóm khoáng sản ?Nêu công dụng của mỗi nhóm khoáng sản ?

Thế nào là khoáng sản nội sinh , khoáng sản ngoại sinh ? Nêu ví dụ cho mỗi loại ?

 

doc38 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 23/06/2022 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 6 - Chương trình học kì 2 - Nguyễn Thị Ngọc Ánh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19 Bài 15 CÁC MỎ KHOÁNG SẢN I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1-Kiến thức : -Học sinh nắm được các khái niệm khoáng vật, đá, khoáng sản , mỏ khoáng sản , nguyên nhân hình thành các khoáng sản . -Nhận thức khoáng sản không phải là nguồn tài nguyên vô tận phải biết khai thác hợp lí . 2-Kỹ năng : Biết phân loại khoáng sản dựa vào công dụng của khoáng sản . II-TRỌNG TÂM BÀI : Mục 1 các loại khoáng sản III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ khoáng sản ( hoặc các loại bản đồ khác của nước ta , của 1 vùng kinh tế nước ta mà trong nội dung bản đồcó thể hiện phân bố khoáng sản ) -Các mẫu khoáng sản . IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1-Sửa bài thi học kì . 2-Giảng bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I- GV trình bày cho HS rõ khái niệm khoáng vật là gì? Khoáng vật là vật chất có trong tự nhiên có thành phần cấu tạo hoá học tương đối đồng nhất thường gặp dưới dạng tinh thể và nằm trong thành phần các loại đá . ví dụ Thạch Anh trong đá Granit dưới dạng tinh thể , Sắt dưới dạng ôxit trong đá mahêtit . . . Yêu cầu HS xem mục 1 SGK Giải quyết các vấn đề sau : (có thể cho thảo luận nhóm hay cho làm việc cá nhân ) ? Khoáng sản là gì ?Quặng là gì ? ? Khoáng sản được phân ra làm mấy nhóm ?Kể tên mổi nhóm khoáng sản ? Dựa vào đâu người ta chia ra các nhóm khoáng sản ? Quan sát bản đồ khoáng sản Việt Nam ( hay bản đồ các vùng kinh tế trong đó có biểu hiện khoáng sản ) ? Kể tên và phân nhóm các loại khoáng sản nước ta ? Khoáng sản nước ta chủ yếu thuộc nhóm nào ? II- Cho học sinh quan sát các mẫu khoáng sản ,sau đó kết hợp kiến thức ở mục 2 SGK yêu cầu giải quyết vấn đề sau: (cho thảo luận nhóm ) ? Thế nào là mỏ nội sinh , mỏ ngoại sinh ? ? Phân các mẫu khoáng sản đang quan sát thành 2 nhóm mỏø nội sinh và mỏ ngoại sinh ? Các mỏ ngoại sinh phần lớn thuộc nhóm khoáng sản nào ? ? Cả 2 loại mỏ nội sinh và ngoại sinh có đặc điểm gì khác nhau ?(quá trình hình thành ) Có đặc điểm gì giống nhau ? ( thời gian hình thành ). Do đó khoáng sản có phải là nguồn tài nguyên vô tận không ? Theo em phải sử dụng tài nguyên này như thế nào cho hợp lí ? I- Các loại khoáng sản : -Những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng gọi là khoáng sản . -Dựa theo tính chất và công dụng , các khoáng sản được chia thành 3 nhóm : Khoáng sản năng lượng ,khoáng sản kim loại , và khoáng sản phi kim loại . II- Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh : - Mỏ nội sinh là những mỏ hình thành do nội lực (Các quá trình dịch chuyển mắc ma lên gần bề mặt đất) . -Mỏ ngoại sinh :được hình thành do các quá trình ngoại lực ( quá trình phong hoá , tích tụ. . . .) Các khoáng sản là những tài nguyên có hạn nên việc khai thác và sử dụng phải hợp lí và tiết kiệm . 3-Củng cố : -Khoáng sản là gì ? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản ? -Các khoángsản được phân ra thành những loại nào ? Công dụngmỗi loại ra sao ? -Nêu sự giống nhau và khác nhau của mỏ nội sinh , ngoại sinh ? 4- Dặn dò : Xem lại kiến thức bài 5 “ cách biểu hiện địa hìnhlên bản đồ “ chuẩn bị tiết học sau thực hànhvề bản đồ địa hình . Tiết 20 Bài 16 THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH CÓ TỈ LỆ LỚN I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1-Kiến thức : -Học sinh nắm được khái niệm đường đồng mức 2-Kỹ năng : Đo tính độ cao và các khoảng cách trên thực địa dựa vào bản đồ . Biết đọc và sử dụng các bản đồ tỉ lệ lớn có các đường đồng mức . II-TRỌNG TÂM BÀI : Xác định độ cao địa hình dựa vào đường đồng mức III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Lược đồ địa hình trong SGK phóng to ,mô hình núi và đường đồng mức làm từ nón lá(nếu có ) -Bản đồ hay lược đồ địa hình có tỉ lệ lớn ( biểu hiện độ cao bằng đường đồng mức hay thang màu . IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1-Kiểm trabài cũ : Khoáng sản là gì ? có mấy nhóm khoáng sản ?Nêu công dụng của mỗi nhóm khoáng sản ? Thế nào là khoáng sản nội sinh , khoáng sản ngoại sinh ? Nêu ví dụ cho mỗi loại ? 2- Thực hành : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I- GV yêu cầu HS quan sát hình 44 SGK nhận xét : ? Độ cao của địa hình trong hình 44 được biểu hiện như thế nào ? Như vậy có mấy cách biểu hiện độ cao địa hình ? GV nêu khái niệm cho HS biết thế nào là đường đồng mức , kí hiệu về độ cao của 1 đường đồng mức . II- Cho HS thực hành qua thảo luận nhóm , các nhóm thực hành theo yêu cầu SGK 1- Xác định độ cao 1 điểm dựa vào đường đồng mức : -Nếu điểm xác định nằm trên đường đồng mức , độ cao của điểm này chính là độ cao được ghi trenâ đường đồng mức . - Điểm xác định nằm giữa 2 đường đồng mức : được xác định bằng cách tính trung bình của tổng độ cao của 2 đường đồng mức . -Điểm nằm ở vị trí bất kì giữa 2 đường đồng mức thì không thể xác định chính xác về độ cao mà chỉ dùng phương pháp ứơc lượng về độ cao . 2- Dựa vào tỉ lệ bản đồ xác định khoảng cách theo đường chim bay giữa 2 điểm trên bản đồ : -Dùng thước tỉ lệ đo trên bản đồ khoảng cach theo đường chim bay -Từ kết qủa đo được căn cứ vào tỉ lệ bản đồ để tính ra khỏang cách thực tế của 2 nơi này . 3- Xác định độ dốc của 2 sườn núi Giáo viên có thể dùng môhình là nón lá đã cũ rách , xé bỏ các lá của nón chỉ để lại các vòng nan tre của lá , mỗi vòng nan tre tượng trưng cho 1 đường đồng mức .Đè ép các vòng này lên mặt phẳng , yêu cầu học sinh nhận xét về khoảng cách giữa các vòng .Sau đó kéo các vòng lên trên vị trí ban đầu của cái nón và yêu cầu hoc sinh nhận xét về độ dốc của 2 sườn . Tiếp tục kéo đỉnh nón lệch qua 1 bên sao cho độ dốc 2 sườn có sự khác nhau rồi ép nón xuống mặt phẳng cho học sinh nhận xét về khoảng cách giữa các vòng ở 2 bên sườn . Yêu cầu quan sát lại hình 44 SGKxác định độ dốc sườn đông và tây của núi A 1 I-Biểu hiện độ cao của địa hình -Đường đồng mức :là đường nối những điểm có cùng độ cao ở trên bản đồ . - Thang màu : độ cao địa hình còn được biểu hiện bằng thang màu . II- Xác định độ cao 1 điểm , độ dốc của địa hình dựa vào đường đồng mức : -Xác định độ cao 1 điểm : +Nằm trên 1 đường đồng mức là độ cao của đường đồng mức đó . + Nằm giữa 2 đường đồng mức là trung bình cộng giữa 2 đường đồng mức đó . +Độ dốc của sườn núi : khoảng cách giữa 2 đường đồng mức càng gần thì độ dốc càng lớn . 3-Củng cố : Đường đồng mức là gì ? Dựa vào đường đồng mức trên bản đồ thì ta biết đươc những gì về hình dạng địa hình ? 4- Dặn dò : Làm bài tập thực hành về đường đồng mức trong tập thực hành địa lí (nếu có) .Xem trước nội dung bài Lớp vỏ khí . Tiết 21 Bài 17 LỚP VỎ KHÍ I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1-Kiến thức : -Biết thành phần của lớp vỏ khí .Trình bày được vị trí , đặc điểm của các tầng trong lớp vỏ khí . -Giải thích được nguyên nhân hình thành và tính chất cua các hối khí nóng lạnh , lục địa , đại dương. 2-Kỹ năng : Biết sử dụng hình vẽ để trình bày các tầng của lớp vỏ khí , đọc được biểu đồ tỉ lệ cac thành phần không khí II-TRỌNG TÂM BÀI : Mục 2 và 3 : cấu tạo của lớp vỏ khí , các khối khí . III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ Tự nhiên thế giới . - Tranh vẽ các tầng cua lớp khí quyển . IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1-Kiểm tra bài cũ : -Đường đồng mức là gì ? vì sao dựa vào đường đồng mức ta có thể biết được hình dạng của địa hình ? 2-Giảng bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I= Thành phần. . . . . . . Yêu cầu HS quan sátbiểu đồ hình 45 SGK và đặt vấn đề ? Không khí được cấu tạo bởi những thành phần nào ? Nêu tỉ lệ của từng thành phần ? ? Lượng hơi nước trong không khí tuy nhỏ nhưng lại là nguồn gốc phát sinh ra các hiện tượng khí tượng gì ? II- Cấu tạo . . . . . . . . GV thuyết giảng : bao bọc bên ngoài Trái Đất là lớp vỏ khí còn được gọi là khí quyển . lớp vỏ khí này có độ dày như thế nào ? cấu tạo ra sao thì hãy quan sát hình 46 SGK ( GV cho làm việc cá nhân giải quyết vấn đề ) Khí quyển được cấu tạo bời những tầng nào ? Kể tên , nêu độ dày , đặc điểm củqa mỗi tầng khí quyển theo thứ tự từ bề mặt đất lên cao . ? Chúng ta đang sống trong tầng khí quyển nào ? Những hiện tượng thời tiết nào diễn ra trong tầng này ? ? Lớp ôdôn trong tầng khí quyển nào ? Có vai trò gì đối với cuộc sống của chúng ta ? III- Các khối . . . . . . GV thuyết giảng : Lớp không khí gần bề mặt đất , do tiếp xúc với mặt đất nên mang tính chất của bề mặt mà khối khí tiếp xúc . ? Bề mặt đát các nơi trên Trái Dất có giống nhau về độ chiếu sáng của mặt trời không ?Nhiệt độ mỗi nơi như thế nào ? Và sẽ tạo ra những khối khí với nhiệt độ ra sao ? ? Khối khí trên lục địa và khối khí trên đại dương có gì là khác nhau ? Tại sao ? Quan sát trên bản đồ khí hậu thế giới ( nếu có ) ? Xác định trên bản đồ các khối khí lục địa , đại dương , khối khí nóng , lạnh . Gvthuyết giảng : các khối khí được hình thành không đứng yên , mà di chuyển đến nhiều nơi làm cho thời tiết các nơi chúng đi qua bị thay đổi I- Thành phần của không khí : -Khí Nitơ chiếm 78% . -Khí ô xy chiếm 21% -Hơi nước và các khí khác : 1%. II- Cấu tạo lớp vỏ khí : -Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất . -Lớp vỏ khí được chia thành : tầng đối lưu, tầng bình lưu , và các tầng cao của khí quyển . Mỗi tầng có những đặc điểm riêng . Tầng đối lưu là nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng khí tuợng . III- Các khối khí : Tùy theo vị trí hình thành và bề mât tiếp xúc , mà tầng không khí dưới thấp được chia thành các khối khí sau : -Khối khí nóng : hình thành trên các vùng vĩ độ thấp , có nhiệt độ tương đối cao .-Khối khí lạnh : hình thành trên các vùng vĩ độ cao , có nhiệt độ tương đối thấp . -Khối khí đại dương :hình thành trên các biển và đại dương . có độ ẩm lớn . -Khối khí lục địa :hình thành trên các vùng đất liền có tình chất tương đối khô . 3- Củng cố : -Lớp vỏ khí là gì ? Những thành phần nào cấu tạo nên lớp vỏ khí ? -Lóp vỏ khí có cấu tạo như thế nào ? tầng nào của lớp vọ khí có ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng ta? -Vì sao trên Trái Đất tồn tại nhiều khối khí ? Khối khí có vai trò tác động gì đến khí hậu ? 4- Dặn dò : Xem trước bài 18 thời tiết và khí hậu qua nội dung hướng dẫn ở các câu hỏi trang 57 SGK. Tiết 22 Bài 18 THỜI TIẾT KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1-Kiến thức : -Học sinh nắm được 2 khái niệm : thời tiết và khí hậu . -Hiểu nhiệt độ không khí là gì ? Nguyên nhân làm cho mổi nơi có nhiệt độ không khí khác nhau . --Biết cách đo nhiệt độ không khí , tính nhiệt độ trung bình ngày , tháng , năm. 2-Kỹ năng : Biết cách đo nhiệt độ và tính nhiệt độ trung bình . II-TRỌNG TÂM BÀI : Mục 3 Sư thay đổi nhiệt độ không khí . III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ khí hậu thế giới (Hay bản đồ nhiệt độ tháng 1 và tháng 7 thế giới ) - Các hình vẽ 48 .49 phóng to từ SGK IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1-Kiểm tra bài cũ : -Lớp vỏ khí là gì ? Những thành phần nào cấu tạo nên lớp vỏ khí ? -Lóp vỏ khí có cấu tạo như thế nào ? tầng nào của lớp vọ khí có ảnh hưởng đến hoạt động sống của chúng ta? -Vì sao trên Trái Đất tồn tại nhiều khối khí ? Khối khí có vai trò tác động gì đến khí hậu ? 2-Giảng bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I-Thời tiết . . . . . . . . . . . . ? Hàng ngày trong chương trình truyền hình , sau chương trình thời sự làphần dự báo thời tiết , nội dung phần này nói gì ? ? Thực tế cuộc sống cho ta thấy thời tiết giữa các ngày có giống nhau không ? ? Thời tiết là gì ? ? Tại địa phương của em thời tiết trong năm có mấy mùa? Đó là mùa nào,trong thời gian nào ? Ở những năm trước các mùa có xuất hiện vào thời gian này không? GV giảng giải hiện tượnglập đi lập lại các kiểu thời tiết trong thời gian dài ở 1 địa phương thì gọi là khí hậu . II-Nhiệt độ . . . . . . . . . . ? Em hãy cho biết nhiệt độ không khí vào ban ngày và đêm ? Giải thích tại sao ? GV giảng giải : nguồn năng lượng tạo nhiệt cho không khí là năng lượng mặt trời : ban ngày ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất làm mặt đất nóng lên ,nhiệt độ mặt đất tỏa vào lớp khí quyển tiếp xúc mặt đất làm cho lớp khí này nóng theo .Do đó mà trong ngày thời gian chiếu sáng mặt trời mạnh nhất là 12 giờ nhưng thời gian không khí nóng nhất trong ngày lại là 13 giờ . Do phụ thuộc vào độ chiếu sáng của mặt trời lên bề mặt đất nên trong 1 ngày nhiệt độ không khí luôn thay đổi theo thời gian . Để tính nhiệt độ không khí thì người ta nhiệt độ trung bình của không khí trong 1 ngày , 1 tháng , 1năm ( GV trình bày các công thức tính cho HS ghi ) II-Sự thay đổi . . . . . . . . Nhiệt độ không khí không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn tay đổi theo không gian lãnh thổ Yêu cầu quan sát bản đồ khí hậu thế giới chọn trên cùng vĩ độ 2 địa điểm gần và xa biển yêu cầu học sinh đọc và nhận xét về phân bố nhiệt . Quan sát hình 48 SGK nhận xét nhiệt độ 2 nơi và giải thích tại sao cùng trên bề mặt lục địa mà 2 nơi này có nhiệt độ khác nhau Quan sát hình 49 SGK nhận xét sự phân bố nhiệt theo vĩ độ . Giải thích nguyên nhân sự phân bố này ? ? Tại sao vùng cực lại lạnh , vùng xích đạo nóng ? I- Thời tiết và khí hậu : -Thời tiết : là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương , trong một thời gian ngắn . -Khí hậu :là tình hình lập lại của các kiểu thời tiết riêng biệt ở 1 địa phương trong một thời gian dài . II- Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí : - Nhiệt độ không khí : là nhiệt độ của lớp khí quyển gần bề mặt đất ,do nhiệt độ của bề mặt đất tỏa nhiệt vào không khí . -Người ta đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế , rồi tính ra nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm. Nhiệttrung bình ngày= tổng nhiệt độ đo trong ngày số lần đo trong ngày Nhiệt trung bình tháng =tổng nhiệt trung bình ngày số ngày trong tháng Nhiệt trung bình năm= tổng nhiệt độ trung bình các tháng 12 II- Sự thay đổi nhiệt độ không khí : -Gần hay xa biển . -Thay đổi theo độ cao : lên cao 1000m nhiệt độ giảm xuống từ 5oC đến 6oC -Thay đổi theo vĩ độ : càng lên vĩ độ cao nhiệt độ càng lạnh dần . 3- Củng cố : -Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ? - Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái đất phụ thuộc vào các yếu tố nào ? 4- Dặn dò : làm các bài tập trong SGK và xem trước bài Khí áp và gió trên Trái Đất . Tiết 23 Bài 19 KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1-Kiến thức : -Học sinh nắm được khái niệm khí áp , hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên trái đất . -Nắm đươc hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái Dất , đặc biệt gióTín phong , gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển . 2-Kỹ năng : Biết xem hay sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích hoàn lưu khí quyển . II-TRỌNG TÂM BÀI : Mục 2 Khí áp , các đai khí áp - gió . III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ khí hậu thế giới ( loại có các đường đẳng áp hay có các khu áp chí tuyến , cận cực ). -Hình vẽ 50, 51 phóng to từ SGK . IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1-Kiểm tra bài cũ : -Thời tiết là gì ? Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ? - Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái đất phụ thuộc vào các yếu tố nào ? 2-Giảng bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I- Khí áp . . . . . . . . . . . . . GV trình bày : Khí áp là sức ép của lớp không khí lên bề mặt đất .Không khí tuy nhẹ nhưng với bề dày khí quyển bằng chiều cao của lớp vỏ khí ( GV có thể yêu cầu HS nhắc lại chiều cao các tầng khí quyển ) Thì sức ép của không khí lên bế mặt đất là lớn . Khí áp ở mỗi nơi trên bề mặt đất không giống nhau . Do đó để biết được khí áp 1 nơi người ta dùng dụng cụ để đo khí áp gọi là áp kế . GV giới thiệu cho HS mô hình của áp kế . Yêu cấu HS quan sát hình 50 SGK cho biết : ? Các đai áp thấp nằm ở những vĩ độ nào ? ? Các đai áp cao nằm ở những vĩ độ nào ? GV cho biết thêm tên của các đai khi áp này . II- Gió . . . . . . . Gió là gì ? Vào những lúc nóng nực để làm mát thì người ta dùng quạt , quạt quay làm không khí bị chuyển động làm phát sinh ra gió , như vậy gió là sự chuyển động của không khí từ nơi này đến nơi khác . Nguyên nhân nào làm phát sinh ra gió trên bề mặt đất ? Nếu dùng ống bơm hơi xe đạp bơm khí vào 1 bong bóng thì không khí bị dồn nén trong bong bóng làm bóng nở ra , lúc này khí áp trong bóng cao hơn khí áp bên ngoài ,nếu mở miệng bóng thì không khí sẽ tràn từ trong bóng ra ngoài tạo thành gió . Như vậy nếu có sự chênh lệch khí áp 2 nơi thì không khí sẽ di chuyển từ nơi áp cao về nơi áp thấp , sự di chuyển này tạo thành gió . Cho HS quan sát hình 51 SGK Nêu vấn đề và yêu cầu thảo luận nhóm ? Trên Trái Dất có những loại gió nào ? ? Mỗi loại gió bắt nguồn từ đai áp nào , thồi đến đai áp nào ? ? Từ đai áp thấp xích đạo đến đai áp thấp 60 o sự hoạt động của gió tại sao tạo nên hoàn lưu khí quyển . GV giải thích cho học sinh rỏ Tại xích đạo nhiệt độ nóng tạo ra các dòng thăng không khí .Lên cao dòng khí tỏa ra di chuyển vế 2 bán cầu Trái Đất . Đến vỉ tuyến 30 tại đây tác động của lực coriolit đủ lớn làm các dòng khí giáng xuống bề mặt đất tạo ra áp cao chí tuyến ,tại đâykhông khí Di chuyển 1 phần về xích đạo , 1phần về vĩ tuyến 60 khép kín vòng tuần hoàn không khí . I- Khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất : -Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất . -Dung cụ để đo khí áp là áp kế -Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ xích đạo về cực như sau : +Aùp thấp xích đạo ( Vỉ độ 0 ) +Aùp cao chí tuyến ( Vỉ độ 30 ) +Aùp thấp cận cực ( vĩ độ 60 ) II- Gió và các hòan lưu khí quyển : -Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu vực áp cao về các khu vực áp thấp . -Gió Tín phong : là gió hoạt động liên tục trong năm thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo . - Gió Tây ôn đới là gió thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp tại vĩ độ 60 o -Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp tạo thành hoàn lưu khí quyển của Trái Đất . 3- Củng cố : -Trình bày sự phân bố các đại khí áp trên Trái Dất ? -Cho biết sự phân bố gió Tín phong và gió Tây ? 4-Dặn dò :lam các bài tập trongSGK và chuẩn bị xem trước nội dung bài 20 Tiết 24 Bài 20 HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ . MƯA I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1-Kiến thức : -Nám được khái niệm độ ẩm không khí , độ bão hoà hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ hơi nước . Biết cách tính lượng mưa trong ngày , tháng , và năm , lượng mưa trung bình năm . 2-Kỹ năng : Biết đọc biểu đồ lượng mưa , bản đồ phân bố mưa . II-TRỌNG TÂM BÀI : Độ ẩm không khí , mưa và sự phân bố lượng mưa III-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Bản đồ khí hậu thế giới . -Biểu đồ lượng mưa phóng to từ SGK IV- HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 1-Kiểm tra bài cũ : -Ve õvà trình bày lên bảng sự phân bố các đai khí áp . -Gió là gì ? gió Tín phong và gió Tây hình thành như thế nào ? 2-Giảng bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài ghi Nội dung bổ sung I= Hơi nước . . . . . . . ? Tỉ lệ hơi nước trong không khí là bao nhiêu % ,được cung cấp từ những nguồn nào ? GV giảng giải : lượng hơi nước được tính băng gram chứa trong 1m3 không khí gọi là độ ẩm không khí . Trong mỗi thời gian nhất định không khí chứa 1 lượng hơi nước nhất định . người ta dùng ẩm kế để đo lượng hơi nước thực tế trong không khí . Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê lượng hơi nước tối đa trong không khí trang 61 SGK Cho biết : ? Khả năng chứa hơi nước trong không khí có phải là vô hạn ? ? Lượng hơi nước tối đa trong không khí phụ thuộc vào yếu tố nào ? như vậy điều kiện nào có thể cho không khí chứa được nhiều hơi nước ? II- Mưa và . . . . . . . . . . . . . GV giảng giải : Không khí đang ở 30oC và đạt đến độ bão hoà 30g/m3 nhưng vẫn tiếp tục nhận hơi nước từ các nguồn làm cho không khí thừa ẩm . Hoặc đang ở độ bão hoà không khí lại tiếp xúc với khối khí lạnh vừa mới di chuyển đến làm nhiệt độ giảm xuống ( ví dụ giảm xuống 20oC) trong khi lượng hơi nước đang có vẫn là 30 g/m3 , như vậy không khí bây giờ trở nên thừa ẩm .Lúc này hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước Nếu các hạt nước có kích thước nhỏ được ngưng tụ trên cao sẽ tạo thành mây , trong trường hợp các hạt nước này do qúa trình chuyển động trên mây làm kíchthước lớn dần lên sẽ rơi xuống đất tạo thành mưa . ? Người ta đo lượng mưa và biểu hiện lượng mưa ở 1 nơi như thế nào ? Yêu cầu HS quan sát hình 52 và 53 trong SGK . GV giới thiệu qua cách sử dụng thùng đo mưa . Yêu cầu HS xem mục 2-a trong SGK và phát biểu cách tính lượng mưa tháng, năm, lượng mưa trung bình năm. Dựa vào bảng thống kê lượng mưa TP Hồ Chí Minh (trang 63 SGK ) yêu cầu HS tính lượng mưa cả năm . Gv giới thiệu HS xem và đọc biểu đồ về lượng mưa ở hình 53 SGK dựa theo các câu hỏi hướng dẫn trong SGK Yêu cầu HS quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới : ? Những khu vực có lượng mưa dưới 200mm thuộc vĩ độ nào ? ? Những khu vực có lượng mưa từ 1000mm-2000mm , thuộc vĩ độ nào ? ? Phần lớn lục địa Trái đất có lượng mưa khoảng bao nhiêu ? ? Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới ? I- Hơi nước và độ ẩm không khí : -Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí là nước trong biển và đại dương . -Lượng hơi nước có trong không khí gọi là độ ẩm không khí . -Không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định . Không khí càng nóng , càng chứa được nhiều hơi nước . Không khí bão hoà hơi nước khi nó chứa 1 lượng hơi nước tối đa . II- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất : -Sự ngưng tụ hơi nước : không khí bão hoà hơi nước , nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hoá lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước , sinh ra các hiện tượng mây, nưa , sường mù . . . . . - Sự phân bố mưa : trên Trái Dất , lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực 3- Củng cố : -Độ bão hoà trong không khí phụ thuộc vào yếu tố nào ? -Những khu vực co ùlượng mưa lớn trên thế giới thường cónhững điều kiện gì về nhiệt độ và vị trí ? 4- Dặn dò :Làm bài tập trong SGK , xem bài đọc thêm và cho biết về hiện tượng sương mù . Tiết 25 Bài 21 THỰC HÀNH PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ – LƯỢNG MƯA I- MỤC ĐÌCH YÊU CẦU: 1-Kiến thức : Bước đa

File đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_chuong_trinh_hoc_ki_2_nguyen_thi_ngoc_a.doc