Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 2: Đặc điểm khí hậu Châu Á

CH: Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết dựa vào đâu người ta có thể phân chia ra các đới khí hậu trên trái đất?

GV treo lược đồ các đới khí hậu Châu á lên bảng.

Em hãy quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á và lược đồ H2.1 Skg và cho biết:

?Đi dọc theo kinh tuyến 800Đ từ vùng cực đến xích đạo có các đới khí hậu nào? Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu?

GV giảng: Vòng cực là vòng vĩ tuyến song song với xích đạo ở vĩ độ 66033', nơi giới hạn của vùng cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ liền vào hạ chí và đông chí.

CH: Tại sao khí hậu Châu á lại phân thành nhiều đới như vậy?(Dành cho HS khá, giỏi)

Gv: chốt kiến thức và ghi bảng 1 HS đứng tại chỗ trả lời:

Dựa vào các vành đai nhiệt mà người ta phân chia thành các đới khí hậu khác nhau trên trái đất tương ứng với các vành đai nhiệt đó.

1 HS lên chỉ trên lược đồ và đọc tên các đới KH

1 – 2 HS trả lời:

Do lãnh thổ châu Á trải dài từ vòng cực cực Bắc đến vùng xích đạo.

CH: Em hãy quan sát H2.1 và bản đồ tự nhiên cho biết:

CH: Trong đới khí hậu ôn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới có những kiểu khí hậu nào? Gọi học sinh chỉ trên bản đồ.

CH: Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa?

CH: Tại sao khí hậu Châu á có sự phân hóa thành nhiều kiểu?(Dành cho HS khá, giỏi)

(Do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển.)

CH: Em hãy cho biết đới khí hậu nào không phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu? Giải thích tại sao? 1 HS trả lời và chỉ trên bản đồ

 

docx5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 2: Đặc điểm khí hậu Châu Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2: BÀI 2: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CHÂU Á I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: Sau bài học cần giúp học sinh nắm được - Khí hậu Châu Á chia thành nhiều đới khí hậu khác nhau do vị trí địa lý trải dài trên nhiều vĩ độ - Trong mỗi đới khí hậu lại chia làm nhiều kiểu khí hậu phức tạp - Khí hậu Châu Á phổ biến là các kiểu: gió mùa và lục địa 2. Về kỹ năng - Củng cố và phát triển kỹ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ. - Phát triển tư duy địa lý, giải thích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố tự nhiên. 3. Thái độ Biết bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu 4. Định hướng phát triển năng lực - Phát triển các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Phát triển năng lực chuyên biệt: Đọc lược đồ tự nhiên Châu Á xác định ranh giới các đới, các kiểu khí hậu,... II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV: -Bản đồ vị trí địa lý của Châu Á trên địa cầu. - Bản đồ tự nhiên Châu Á - Lược đồ các đới khí hậu Châu Á 2. HS: -SGK, tập bản đồ, vở ghi - Học thuộc bài 1, đọc trước bài 2, tìm hiểu nội dung GV giao ở phần tìm tòi mở rộng tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài) 3. Bài mới: (44’) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4’) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đáp án – điểm GV gọi 1 HS trả lời: Đặc điểm địa hình nói chung có ảnh hưởng đến đặc điểm khí hậu của một khu vực không? Lấy ví dụ thực tế minh họa. GV liên hệ vào bài: Sự phân hóa địa châu Á cũng có ảnh hưởng chặt chẽ tới sự phân hóa khí hậu. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 1-2 HS đứng tại chỗ trả lời Cả lớp lắng nghe, nhận xét. -Sự phân hóa địa hình có ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu. (4đ) - Lấy được ví dụ minh họa thực tế. (6đ) HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30’) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân hóa đa dạng của khí hậu (15’) CH: Bằng những kiến thức đã học em hãy cho biết dựa vào đâu người ta có thể phân chia ra các đới khí hậu trên trái đất? GV treo lược đồ các đới khí hậu Châu á lên bảng. Em hãy quan sát bản đồ tự nhiên Châu Á và lược đồ H2.1 Skg và cho biết: ?Đi dọc theo kinh tuyến 800Đ từ vùng cực đến xích đạo có các đới khí hậu nào? Mỗi đới nằm ở khoảng vĩ độ bao nhiêu? GV giảng: Vòng cực là vòng vĩ tuyến song song với xích đạo ở vĩ độ 66033', nơi giới hạn của vùng cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ liền vào hạ chí và đông chí. CH: Tại sao khí hậu Châu á lại phân thành nhiều đới như vậy?(Dành cho HS khá, giỏi) Gv: chốt kiến thức và ghi bảng 1 HS đứng tại chỗ trả lời: Dựa vào các vành đai nhiệt mà người ta phân chia thành các đới khí hậu khác nhau trên trái đất tương ứng với các vành đai nhiệt đó. 1 HS lên chỉ trên lược đồ và đọc tên các đới KH 1 – 2 HS trả lời: Do lãnh thổ châu Á trải dài từ vòng cực cực Bắc đến vùng xích đạo. 1. Khí hậu Châu á phân hóa rất đa dạng a) Khí hậu Châu á phân thành nhiều đới khác nhau - Đới khí hậu ôn đới nằm từ khoảng 400B - vòng cực Bắc - Đới khí hậu cận nhiệt đới: Nằm từ chí tuyến Bắc - 400B - Đới khí hậu nhiệt đới: Từ chí tuyến Bắc đến 50N. CH: Em hãy quan sát H2.1 và bản đồ tự nhiên cho biết: CH: Trong đới khí hậu ôn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới có những kiểu khí hậu nào? Gọi học sinh chỉ trên bản đồ. CH: Xác định các kiểu khí hậu thay đổi từ vùng duyên hải vào nội địa? CH: Tại sao khí hậu Châu á có sự phân hóa thành nhiều kiểu?(Dành cho HS khá, giỏi) (Do kích thước lãnh thổ, đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của biển...) CH: Em hãy cho biết đới khí hậu nào không phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu? Giải thích tại sao? 1 HS trả lời và chỉ trên bản đồ 1-2HS trả lời: Do lãnh thổ châu Á rộng về bề ngang, địa hình lại phân hóa đa dạng nên KH phana hóa thành nhiều kiểu khác nhau Tùy theo vị trí gần biển hay xa biển, địa hình cao hay thấp. 1HS đứng tại chỗ trả lời: -Đới cực và cận cực, đới xích đạo. -Không phân hóa vì lãnh thổ hẹp bề ngang, địa hình đơn giản. b) Các đới khí hậu Châu á lại phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau. - Tùy theo vị trí gần biển hay xa biển, địa hình cao hay thấp. - Đới khí hậu xích đạo có khối khí xích đạo nóng ẩm thống trị quanh năm. - Đới khí hậu cực có khối khí cực khô, lạnh thống trị cả năm. Hoạt động 2: Tìm hiểu 2 kiểu khí hậu phổ biến ở châu á (15’) GV cho học sinh thảo luận nhóm, chia cả lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong 5' Nhóm 1,3: Nêu vị trí phân bố và đặc điểm khí hậu của kiểu khí hậu gió mùa? Nhóm 2,4: Nêu vị trí phân bố và đặc điểm khí hậu của kiểu khí hậu lục địa? Sau khi học sinh thảo luận, đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. - GV tổng kết, bổ sung và chuẩn kiến thức. HS nghe GV giao nhiệm vụ HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm lên trình bày vào bảng phụ, các nhóm theo dõi, bổ sung và nhận xét 2. Khí hậu châu á phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa. a) Các kiểu khí hậu gió mùa *) Gồm 2 loại: - Khí hậu gió mùa nhiệt đới: Phân bố ở Nam á và Đông Nam á - khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông á. *) Đặc điểm: Một năm có hai mùa - Mùa đông có gió từ nội địa ra, không khí lạnh, khô và mưa không đáng kể. - Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào, nóng ẩm và có mưa nhiều. b) Các kiểu khí hậu lục địa *) Phân bố - Chiếm diện tích lớn ở các vùng nội địa và Tây Nam á *) Đặc điểm - Mùa đông khô và rất lạnh - Mùa hạ khô và nóng. - Biên độ dao động nhiệt ngày và năm rất lơn nên cảnh quan hoang mạc phát triển. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4’) -GV củng cố lại toàn bộ bài học CH: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của 3 trạm khí tượng ở bài tập 1 - trang 9, kết hợp với kiến thức đã học cho biết: N1: Xác định những địa điểm trên nằm trong các kiểu khí hậu nào? N2: Nêu những đặc điểm về nhiệt độ, lượng mưa? N3: Giải thích tại sao? Sau khi học sinh thảo luận, GV sẽ kết luận và cho điểm các nhóm đúng. HS lắng nghe HS thảo luận nhóm Đại diện nhóm trả lời Nhóm khác nhận xét Bài 1/SGK/9 Y-a-gun: khí hậu nhiệt đới gió mùa E-ri-at: khí hậu nhiệt đới khô U-lan Ba-to: khí hậu ôn đới lục địa (Câu hỏi 2 phần câu hỏi bài tập không yêu cầu HS trả lời) D.E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG (1’) Về nhà tìm hiểu và lấy các dẫn chứng chứng tỏ khí hậu Việt Nam mang tính chất gió mùa? 4. Hướng dẫn về nhà: (1’):- Học sinh học bài cũ -Làm bài tập trong vở BT thực hành địa lý Rút kinh nghiệm bài học: ..

File đính kèm:

  • docxĐ8_TIẾT 2 BÀI 2 ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CHÂU Á-TRANG W2.docx
Giáo án liên quan