Giáo án Địa lý 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất

BÀI 13:

 ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Phân biệt được độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của địa hình.

-Biết kháI niệm núi và độ cao của núi., sự khác biệt giữa núi già và núi trẻ.

-Hình thế của địa hình Cácxtơ.

-Chỉ đúng trên bản đồ TG những vùng núi già và núi trẻ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 13: Địa hình bề mặt trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15– Tiết 15 Bài 13: địa hình bề mặt tráI đất Ngày soạn: 18 / 11/ 2007 Ngày dạy: 25 / 11/ 2007 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Phân biệt được độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối của địa hình. Biết kháI niệm núi và độ cao của núi., sự khác biệt giữa núi già và núi trẻ. Hình thế của địa hình Cácxtơ. Chỉ đúng trên bản đồ TG những vùng núi già và núi trẻ. II - Phương tiện Bản đồ tự nhiên thế giới. Tranh ảnh về các loại núi và các hang động trên TG Các hình trong SGK III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. Câu hỏi 1: Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Câu hỏi 2: Nguyên nhân sinh ra và tác hại của hiện tượng động đất và núi lửa. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Địa hình của TĐ rất đa dạng. Đó là kết quả của sự tác động lâu dài và liên tục của hai lực là nội lực và ngoại lực. Đây là 2 lực đối nghịch nhau nhưng tác động đồng thời làm cho địa hình bề mặt TĐ thêm đa dạng. Mỗi loại địa hình có đặc điểm và sự phân bố khác nhau. Trong đó núi là dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất. Vậy núi là dạng địa hình như thế nào? Những căn cứ phân loại núi để phân biệt độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân * Gv hướng dẫn HS tìm hiểu hình ảnh trong SGK và hình 36. GV: cho HS đọc phần 1-SGK và trả lời câu hỏi. ? Núi là dạng địa hình gì? ? Núi có những bộ phận nào? ? Dựa vào độ cao của núi người ta phân loại núi như thế nào? ? Em hãy cho biết trên thế giới có dãy núi nào cao nhất? Đỉnh nào cao nhất? (Dãy Hymalaia và đỉnh Chômôlungma) ? ở Việt Nam có dãy núi và đỉnh núi nào cao nhất? (Dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phaxipăng) ? Dựa vào hình 34 cho biết cách tính độ cao tương đối khác cách tính độ cao tuyệt đối như thế nào? HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức. GV: những con số chỉ độ cao trên bản đồ là độ cao tuyệt đối HĐ nhóm GV chia lớp thành các nhóm thảo luận câu hỏi sau trong thời gian 5 phút ? Quan sát hình 35 trong SGK hãy hoàn thành bảng phân loại núi dựa vào thời gian hình thành và đặc điểm hình thái của các dãy núi? HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện lên báo cáo trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, GV chuẩn kiến thức: HĐ cá nhân GV hướng dẫn HS quan sát hình 36,37 và cho biết: ? Địa hình này có đặc điểm gì nổi bật? GV: Kết luận: ? Nêu quá trình hình thành các hang động? GV: Cung cấp tư liệu cho HS tham khảo về các hang động đá vôi đẹp của nước ta như: Thiên Cung, Phong Nha, Tam Thanh... 1. Tác động của nội lực và ngoại lực. - Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao tuyệt đối thường trên 500m. - Ba bộ phận: + Đỉnh núi + Sườn núi + Chân núi - Phân loại núi theo độ cao: + Núi cao:>2000m +Núi TB: 1000-2000m + Núi thấp: <1000m - Độ cao tuyệt đối được tính từ đỉnh núi đến mực nước biển -Độ cao tương đối: tính từ đỉnh núi đến chân núi hoặc thung lũng. 2. Núi già và núi trẻ. - Núi già: Hình thành các đây hàng trăm triệu năm. Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông và rộng. - Núi trẻ hình thành cách đây vài chục triệu năm. Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. 3. Địa hình cacxtơ - Là địa hình núi đá vôi, đỉnh lởm chởm, sắc nhọn. - Có nhiều hang động. V: củng cố, dặn dò 1. HS làm bài tập củng cố. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6. 3. Chuẩn bị nội dung ôn tập.

File đính kèm:

  • docBai 13.doc
Giáo án liên quan