Giáo án Địa lý 6 bài 3: Tỉ lệ bản đồ

BÀI 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì.

-Nắm được ý nghĩa của các loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

-Biết cách tính các khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 752 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 3: Tỉ lệ bản đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 – Tiết 4 Bài 3: tỉ lệ bản đồ Ngày soạn: 9 /9 /2008 Ngày dạy: 15/9/ 2008 I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì. Nắm được ý nghĩa của các loại tỉ lệ bản đồ: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. Biết cách tính các khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. II - Phương tiện Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau. H8 (phóng to) Thước tỉ lệ III - Hoạt động trên lớp 1. Kiểm tra bài cũ. ? Bản đồ là gì? Tầm quan trọng của bản đồ trong dạy và học môn Địa lí. ( trả lời miệng) ? Những công việc cần thiết khi vẽ bản đồ? (viết bảng) 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Bất kể loại bản đồ nào cũng biểu hiện các đối tượng địa lí nhỏ hơn kích thước thực của chúng. Để làm được điều này người vẽ phải có phương pháp thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước của các đối tượng địa lí để đưa nó lên bản đồ. Vậy tỉ lệ bản đò là gì? Công dụng của tỉ lệ bản đồ ra sao, cách đo tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ 1: Cá nhân * GV treo 2 bản đồ có tỉ lệ khác nhau lên bảng và giới thiệu cho HS biết vị trí ghi tỉ lệ của 2 bản đồ này. ? Đọc và ghi lên bảng tỉ lệ của hai bản đồ này? VD: 1: 100.000: 1: 1.000.000. *GV: Đó là tỉ lệ của các bản đồ. ? Vậy tỉ lệ bản đồ là gì? ? Quan sát bản đồ H.8, H.9, cho biết các điểm giống và khác nhau? +) Giống: biểu hiện cùng một lãnh thổ. +) Khác: Có tỉ lệ khác nhau. HĐ 2: Nhóm nhỏ * GV cho HS quan sát kĩ H8, H9 cũng như hai bản đồ treo trên bảng. ? Đọc tỉ lệ của bản đồ H.8 và H.9 trong SGK và giải thích các loại tỉ lệ bản đồ? +) Tử số chỉ giá trị gì? (khoảng cách trên bản đồ, luôn = 1) +) Mẫu số chỉ giá trị gì? (khoảng cách ngoài thực địa) ? Cho biết ý nghĩa của các loại tỉ lệ bản đồ? VD: 1: 100.000 và 1:1.000.000 ? Có mấy dạng biểu hiện tỉ lệ bản đồ? (tỉ lệ số và tỉ lệ thước) - Nội dung của mỗi dạng? * Gv giới thiệu tỉ lệ thước cho Hs quan sát và hướng dẫn các em cách sử dụng dạng tỉ lệ này. Bài tập: Thảo luận theo bàn ? Đọc nội dung phần 1-SGK và điền dấu thích hợp vào ô trống dưới đây: 1 1 1 100.000 200.000 1.000.000 ? Cho biết cách phân loại tỉ lệ bản đồ? ? Quan sát H.8; H.9 cho biết bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn? Tại sao? - Bản đồ nào thể hiện đối tượng địa lí chi tiết hơn? nêu dẫn chứng? (H8:1cm trên bản đồ ứng với 7.500m trên thực tế H9:1cm trên bản đồ ứng với 15.000m trên thực tế. - Bản đồ H8 có tỉ lệ lớn hơn và chi tiết hơn. * Kết luận. HĐ 3: Cá nhân/ Nhóm * Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 2 và trả lời câu hỏi sau: ? Nêu trình tự cách đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào các dạng tỉ lệ bản đồ? * Bước 2: Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: +) Nhóm 1: Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn. +) Nhóm 2: Từ khách sạn sông Hàn đến khách sạn Hoà Bình. +) Nhóm 3: đường Phan Bội Châu. +) Nhóm 4: đường Nguyễn Chí Thanh. * HS làm việc theo nhóm sau đó cử đại diện lên bảng làm bài. * Gv nhận xét và cho điểm các nhóm. 1. ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ a. Tỉ lệ bản đồ - Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế. b. ý nghĩa: - Tỉ lệ bản đồ cho biết khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với trên thực địa. - Hai dạng tỉ lệ bản đồ là: tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Các loại tỉ lệ bản đồ: +) Tỉ lệ lớn: có tỉ lệ lớn hơn 1: 200.000 +) Tỉ lệ trung bình: có tỉ lệ từ 1: 200.000 đến 1: 1.000.000. +) Tỉ lệ nhỏ: có tỉ lệ nhỏ hơn 1: 1.000.000. - Bản đồ có tỉ lệ càng lớn, thì mức độ chi tiết càng cao (có nhiều đối tượng được đưa lên bản đồ hơn) 2. Đo tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ. - Dùng compa hoặc thước kẻ đánh dấu khoảng cách rồi đặt vào thước tỉ lệ. - Đo khoảng cách theo đường chim bay từ điểm này sang điểm kia. - Đo chính giữa các kí hiệu. IV- Củng cố và dặn dò 1. HS trả lời các câu hỏi củng cố do GV nêu ra và đọc phần ghi nhớ SGK. Bài tập 2 và 3 (SGK) 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6.

File đính kèm:

  • docBai 3.doc
Giáo án liên quan