Giáo án Địa lý 6 bài 7: Vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả

BÀI 7:

 VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT

 VÀ CÁC HỆ QUẢ.

I - MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần:

-Nắm được vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

 + Theo hướng từ tây sang đông

 + Thời gian TĐ quay hết một vòng quanh trục là 24h

-Hiểu và giải thích được các hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.

-Biết sử dụng quả địa cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm ở mọi nơi trên TĐ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 6 bài 7: Vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 – Tiết 9 Bài 7: vận động tự quay quanh trục của tráI đất và các hệ quả. Ngày soạn: Ngày dạy: I - mục tiêu Sau bài học, HS cần: Nắm được vận động tự quay quanh trục của Trái Đất + Theo hướng từ tây sang đông + Thời gian TĐ quay hết một vòng quanh trục là 24h Hiểu và giải thích được các hệ quả của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Biết sử dụng quả địa cầu để giải thích hiện tượng ngày đêm ở mọi nơi trên TĐ. II - Phương tiện Quả Địa cầu. Tranh về sự uốn khúc của dòng sông. III - Hoạt động trên lớp 1. Trả bài kiểm tra số 1. - Nhận xét chung về bài làm của HS. - Chữa bài nhanh và cho HS biết đáp án chuẩn. - Biểu dương một số HS làm bài tốt, nhắc nhở các HS điểm kém và cách khắc phục một số lỗi hay gặp. 2. Bài mới. * Giới thiệu bài: Trái Đất có nhiều vận động khác nhau, trong đó có hai vận động chính là vận động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời. Vậy vận động tự quay quanh trục có đặc điểm gì? Hệ quả của nó như thế nào? Đây là nội dung bài 7 hôm nay. Hoạt động của thày và trò Ghi bảng Bổ sung HĐ 1: Cá nhân 1. Vận động tự quay quanh trục của TĐ * GV giới thiệu cho HS biết về quả Địa cầu: mô hình thu nhỏ chính xác về TĐ. Sau đó Gv dùng quả Địa cầu mô phỏng lại chuyển động tự quay quanh trục của TĐ và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Quan sát chuyển động của TĐ và cho biết: -Tên của chuyển động? - Hướng của chuyển động? - Thời gian chuyển động 1 vòng? HS: Trả lời cá nhân, GV chuẩn kiến thức. ? Dựa vào hình 19, hãy cho biết người ta chia bề mặt TráI Đất thành 24 khu vực giờ nhằm mục đích gì? HS: Để tiện cho việc tính giời và giao dịch trên TG. ? Múi giờ 0 là múi giờ có chứa đường kinh tuyến đặc biệt nào? (kinh tuyến gốc) ? Hãy lên bảng làm bài tập sau: Khi múi giờ gốc là 12 giờ thì VN, Pháp, Mỹ, TQ là bao nhiêu giờ? Nêu cách tính? - VN là 19h - pháp là 12h -Mỹ là 7h GV: (MR) Giờ khu vực là giờ của kinh tuyến đi qua chính giữa múi giờ đó. Quốc gia có nhiều múi giờ thì lấy giờ của thủ đô nước đó là giờ chung cho quốc gia. VD: TQ, Nga, Canada HĐ 2: Cá nhân/ nhóm GV: Dùng quả Địa cầu để mô tả lại vận động tư quay quanh trục của TĐ. Yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi sau: ? Khi TĐ tự quay quanh trục đã có những hệ quả gì? Bước 1: HS làm việc nhóm, sau đó cử đại diện trả lời Bước 2: GV chuẩn kiến thức. GV: cho HS quan sát hình ảnh của một dòng sông uốn khúc và giải thích cho các em thấy được một hệ quả của sự lệch hướng của các chuyển động trên TĐ - TĐ tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang đông, trong thời gian 24 h. - Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên TG người ta chia TĐ thành 24 khu vực giờ. - Mỗi khu vực giờ có một giờ riêng; giờ khu vực -Giờ quốc tế (GMT) là giờ của múi giờ gốc có chứa kinh tuyến gốc. 2. Hệ quả của vận động tự quay quanh trục của TĐ a. Hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở mọi nơi trên Trái Đất. b. Sự lệch hướng của các chuyển động. - ở nửa cầu Bắc lệch về bên phải, NCN lệch về bên trái (nhìn xuôi theo chiều chuyển động) IV- Củng cố và dặn dò 1. HS làm bài tập 1,2 (SGK) , đọc phần ghi nhớ SGK. 2. Học bài và làm bài tập trong Tập Bản Đồ Địa lí 6. 3. Đọc trước bài 8 ở nhà

File đính kèm:

  • docBai 7.doc
Giáo án liên quan