Giáo án Địa lý lớp 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng

Bài 10

DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN,

MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI NÓNG.

I- MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS cần nắm được:

-Dân số đới nóng quá đông lại đang phát triển nhanh trong khi tình hình kinh tế ở nhiều nơi còn chưa phát triển, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của người dân.

-Sức ép dân số rất lớn ở các nước đang phát triển và các biện pháp giải quyết các vấn đề dân số, bảo vệ và cải tạo tự nhiên ở đới nóng.

-Cách đọc, phân tích bảng số liệu, biểu đồ các mối quan hệ giữa dân số và lương thực

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý lớp 7 bài 10: Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5- Tiết 10 Bài 10 Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, MôI trường ở đới nóng. Ngày soạn: 15 / 9/ 2008 Ngày dạy: 23/ 9/ 2008 Mục tiêu Sau bài học, HS cần nắm được: Dân số đới nóng quá đông lại đang phát triển nhanh trong khi tình hình kinh tế ở nhiều nơi còn chưa phát triển, chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của người dân. Sức ép dân số rất lớn ở các nước đang phát triển và các biện pháp giải quyết các vấn đề dân số, bảo vệ và cải tạo tự nhiên ở đới nóng. Cách đọc, phân tích bảng số liệu, biểu đồ các mối quan hệ giữa dân số và lương thực Phương tiện Biểu đồ mối quan hệ giữa dân số và lương thực của địa phương (thiết lập theo hình 10.1-SGK) ảnh về tài nguyên bị khai thác quá mức và môi trường bị ô nhiễm nặng nề do dân số. Phóng to hình 2.1 và 1.4 –SGK. Hoạt động trên lớp Mở bài: Nhiều nơi ở đới nóng có nhiệt độ cao, độ ẩm lớn thích hợp cho sx nông nghiệp trở thành những nơi tập trung đông dân cư sinh sống để trồng trọt và chăn nuôi. Tình trạng dân cư tập trung đông ở một vài khu vực đã tác động xấu về nhiều mặt đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài 10: Dân số Hoạt động của GV và HS Nội dung chính (Ghi bảng) HĐ1: Cá nhân CH: Dựa vào hình 2.1 và nội dung SGK trang 33, em hãy cho biết số dân và tình hình phân bố dân cư ở đới nóng? HS: Trả lời, GV chuẩn kiến thức. ? Quan sát hình 1.4, em hãy nêu nhận xét về tình hình gia tăng dân số ở đới nóng? ? Tại sao việc kiểm soát tỉ lệ gia tăng dân số đang là vấn đề quan tâm hàng đầu ở các nước thuộc đới nóng? (-Kinh tế chậm phát triển. - Chất lượng cuộc sống thấp, chậm được cải thiện. - Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. - Thất nghiệp, tệ nạn xã hội tăng lên HĐ 2: Nhóm/ cá nhân Bước 1: Cho HS đọc nội dung SGK. Sau đó GV chia lớp thành các nhóm cho HS thảo luận. Nhóm 1,3: Phân tích sức ép của dân số tới lương thực và chất lượng cuộc sống (Dựa vào hình 10.1). * Chú ý: GV cần hướng dẫn HS cách khai thác hình 10.1 (SGK) để thấy được mối quan hệ giữa tăng dân số và tăng sản lượng lương thực. Nếu lấy mốc thời gian năm 1975, các đại lượng là 100% thì: + Sản lượng lt có thời kì suy giảm song năm 1990 đã tăng lên. + Tốc độ gia tăng tự nhiên rất cao (1990 là 160%), nhanh hơn tốc độ tăng sản lượng lt. + Bình quân lt/ người ngày càng suy giảm: 1975-1982: 95% 1990: 80% so với 1975 Chuyển ý: Dân số tăng nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển dẫn đến đói nghèo. Để thoát khỏi cảnh đói nghèo, người dân đới nóng đã khai thác quá mức các loại tài nguyên thiên nhiên. Nhóm 2,4: Phân tích sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường ? Đọc bảng số liệu trang 34-SGK, nhận xét về mối quan hệ giữa giữa dân số và diện tích rừng? ( Dân số càng tăng thì S rừng càng giảm. Từ năm 1980 đến 1990, dân số tăng 23% trong khi rừng giảm đi 13%) ? Tại sao S rừng giảm nhanh như vậy? ( Do con người khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu về nhà ở, đất trồng, nhà máy, đô thị, khai thác gỗ, củi) ? Ngoài rừng các tài nguyên khác như thế nào khi dân số tăng nhanh? (Khoáng sản, nguồn nước) Bước 2: HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 3 phút. Bước 3: HS đại diện cho nhóm trả lời câu hỏi. GV chuẩn kiến thức. ? Vậy để giảm sức ép về tài nguyên môi trường chúng ta phải làm gì? 1- Dân số Chiếm gần 50% dân số TG. Phân bố đông ở một số khu vực như: ĐNA, NA, Tây Phi, Đông Nam Braxin. Dân số tăng nhanh dẫn đến bùng nổ dân số. Không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế và môi trường. 2. sức ép của dân số tới tài nguyên, môI trường. a. Sức ép về chất lượng cuộc sống. -Thiếu lương thực, đời sống chậm cải thiện. b. Sức ép với tài nguyên, môi trường. - Tài nguyên khoáng sản, đất đai cạn kiệt - Ô nhiễm nguồn nước, không khí..Môi trường bị tàn phá. c) Biện pháp - Cần áp dụng các biện pháp giảm tỉ lệ gia tăng dân số. - Tăng cường phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Củng cố, dặn dò Làm bài tập củng cố: ? Nêu đặc điểm tình hình dân số ở đới nóng? Dân số tăng quá nhanh ? Phân tích sơ đồ dưới đây để thấy được hậu quả của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng: Kinh tế chậm phát triển Đời sống chậm cải thiện Tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường 2. Đọc phần ghi nhớ SGK. Làm bài tập trong Tập bản đồ. - Đọc trước bài 11 ở nhà. Phần bổ sung:

File đính kèm:

  • docBai 10.doc